Coaching tình huống em bé 4 tuổi không chịu tắm nhanh, con đòi không được sẽ khóc và chỉ khi ăn đòn thì mới thôi đòi.

Bạn thân mến,

Đây là bài Coaching số 01 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 03” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm công khai để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

Nhận được câu hỏi của Th, BK nhắn bạn gửi lên nhóm và hẹn tối sẽ Coach. 

Th nhắn: 

"Bé không có tính kiên trì, không nhất quán, không tập trung  khi làm việc gì đó, hay cáu gắt và ngược lại với yêu cầu của bố mẹ 

Nhưng khi chơi hoặc khi xem ipad thì bé rất tập trung. 

3 tình huống cụ thể:

- Khi đi tắm, nếu mẹ là người tắm cho con thì con phối hợp tắm nhanh, không lấy đồ chơi vào chậu tắm, cũng không đòi chơi thêm trong chậu. Em nghĩ do em hay quát nên con sợ không dám đòi tắm thêm 

Nhưng hiện tại đều là bố giúp con tắm, nên con đòi chơi nếu không được thì sẽ khóc và chỉ khi ăn đòn thì mới thôi đòi 

- Con hay làm trái ngược lại yêu cầu của bố mẹ, ví dụ bảo con đừng nhảy hay đừng nghịch cái đó nguy hiểm thì con vẫn cứ nghịch 

- Con không chịu ăn thức ăn, con chỉ ăn cơm trắng trộn rong biển. Nhưng con cũng chỉ ăn rất ít và ăn chậm. Vừa ăn vừa ngậm, có lần em cho con em bảo nếu con không ăn thì sẽ dừng và con đồng ý nhịn đói chứ không ăn"

 

8h30 tối, mở bài nhạc nhẹ quen thuộc, Bố Ken nhắn Th: 

 

BK: T xong việc nhắn Bố Ken em nhé.

Th: Dạ em sẵn sàng buổi hôm nay rồi ạ

BK: Bố Ken sẽ hỏi một số câu hỏi, em trả lời chân thật nhé, câu nào tế nhị quá không tiện trả lời trong nhóm em cứ nhắn riêng, ok chứ em nè?

BK: @All Các bạn, đây là chương trình Coaching, sẽ hỏi nhiều câu hỏi sâu, các bạn tuyệt đối không vội đánh giá/phán xét. Bất cứ lời góp ý nào, chia sẻ nào hãy QUÁN TÂM mình trước. Là mình đang thấy rõ, là mình muốn giúp bạn chứ không chỉ xả cái gì đó trong mình.

 

Tiếp theo là trong khi Bố Ken coach cho một bạn, chúng ta chỉ thả tim hoặc like khi cảm thấy điều đó là đúng, không nhắn vội, cho đến khi buổi Coach xong, Bố Ken sẽ hỏi cả nhóm thì chúng ta có thể trả lời/chia sẻ/hỏi.  Ta thả tim xem như xác nhận, nhé các bạn?

 

BK: Theo thông tin em cập nhật, bé L, sinh năm 2020 T nhỉ?

T gửi hộ BK vài ảnh của bé, 1-2 ảnh của mình và chồng, BK xem và cảm nhận coi em nhé.

Ảnh em gửi riêng BK em nha

Th: Ok BK ạ

BK: Hiện tại mỗi ngày, khi đối diện với các tình huống/biểu hiện như thế, trong em cảm thấy thế nào T, chia sẻ chân thành trạng thái của mình BK nghe coi em ha.

Th: Ban đầu em vẫn bình tĩnh nhẹ nhàng nói chuyện với bạn ấy, nhưng bạn không hợp tác nên em cáu, có mắng, cũng có lúc không kiềm chế được nên có đánh vào mông hoặc chân bạn ấy ạ

BK: Ok T, em thấy mình càng ngày càng dễ cáu hơn không T?

Th: Đúng rồi ạ, chỉ sau 1 2 câu nói nhẹ không được là em có thể quát và đánh bạn ấy luôn 

Lúc đang ăn mà mải chơi, không tập trung em tịch thu đồ chơi, con khóc, mẹ càng cáu khi ông bà hoặc bố nói thêm vào kệ cho con vừa ăn vừa chơi, lúc đó em sẵn sàng cho con nhịn đói hoặc vứt bỏ đồ chơi của con vào thùng rác

BK: Vậy hôm nay nhìn nhận thấy: Cách cũ không còn hiệu quả, ngày càng tệ đi, mình dừng. 

Lắng nghe cách mới của BK, T nhé? 

@All  Bạn nào cảm thấy bản thân mình cũng dễ nổi cáu thì trọn vẹn ở đây, đừng rời đi nhé. Mình xứng đáng sống hạnh phúc, đứa trẻ của chúng ta cũng vậy.

Em nhận ra những tình trạng này từ khi nào T nhỉ?

Th: Tình trạng này cũng phải hơn 1 năm rồi ạ, nhưng thực sự khó bảo nhất là sau sinh nhật 4 tuổi của bạn ấy, sau tháng 10/2024 ạ

BK: T cần con tắm trong khoảng bao nhiêu phút em nhỉ?

Th: Khoảng 10- 15p ạ

BK: Theo em cảm nhận là vì những lý do gì mà cần kết thúc buổi tắm trong 10-15 phút nhỉ, không sao cả, em cứ chia sẻ đúng những gì em nghĩ BK nghe ha.

Th: Em nghĩ tắm sạch cho con theo các bước xong là xong

Ngồi lâu trong nhà tắm em sợ con ốm và sau khi tắm cho con em còn làm những việc khác nữa ạ

BK: Ok T. BK hiểu. 

T biết trẻ sẽ thích nghịch nước chứ? em từng thấy NL chơi đùa trong nước chưa, cảm giác của em thế nào?

Th: Gần đây bố bạn ấy thay mẹ tắm cho thì em có thấy được bạn ấy được chơi trong chậu với những món đồ bạn thích, chơi vui vẻ ạ 

Em thấy con chơi vui em cũng thấy vui, nhưng từ được chơi 5p dần đòi tăng thời lượng chơi thêm đến 10p, không chịu ra khỏi đó thì cả em và chồng đều thấy cáu

BK: Ok em. Em và chồng đều lo con lạnh, lo con ốm, và còn để làm những việc khác, đúng không T nhỉ?

Th: Vâng đúng rồi ạ

BK: Sở thích của em là gì T?

VD: Em đang tận hưởng sở thích của mình, ai quát em, hay đơn giản là bắt em dừng, em có cảm thấy khó chịu không? em có muốn cáu lên không? 

BK hỏi thật?

Th: Sở thích của em ạ. Em nhận ra từ khi có con em chả biết sở thích của mình là gì nữa 

Khi chưa có con thì em thích đi chơi, thích đi xem phim, thích gặp bạn bè tám chuyện 

Giờ làm gì cũng phải tranh thủ để dành thời gian cho con và gia đình. Em đang sống chung cùng bố mẹ chồng nên cũng nhiều việc không tên hơn ạ

Vâng, có khó chịu, có cáu ạ

BK: Con của chúng ta cũng thế, em biết con thích nước, NGAY KHI CON ĐANG TẬN HƯỞNG, em nhìn mà xem, cái cách con mân mê hay nghịch gì đó trong nước, nó đang hạnh phúc làm sao, em quát con ra, sau rồi em bảo con không nghe lời? 

Làm sao ta lại trách đứa trẻ không nghe ta khi chính ta ĐANG KHÔNG NGHE TIẾNG LÒNG CỦA CHÚNG đây?

20250304_MMinxiTk.png

Em là người lớn, em còn chưa làm chủ được cảm xúc trong mình, em còn tức giận khi ai đó bắt ta dừng thứ ta đang rất thích, thế thì thật khó khi ta yêu cầu trẻ nhẹ nhàng, vâng lời, ngoan ngoãn trong trường hợp này.

 

Con đã có 9 tháng 10 ngày bên mẹ 

Bước ra đời mẹ là thế giới trong con 

Con dành trọn niềm tin cho mẹ

Con yêu thương và quấn lấy mẹ

Con vô lo và chỉ biết làm những gì mình cho là thích, mình cho là vui, mình cho là hạnh phúc

Sau rồi người mẹ cứ cản những gì đang làm con hạnh phúc

Con sẽ rơi vào trạng thái hoang mang

Có lúc là bạn ấy bám chặt lấy mẹ 

Có lúc là bạn ấy ngờ vực và không tin cậy mẹ nữa, bởi trong suy nghĩ của bạn: Mẹ cần ủng hộ những gì đang làm bạn hạnh phúc chứ, sao lại cản?

Sau rồi sự không tin cậy tăng dần

Sau rồi con không muốn nghe những gì mẹ nói

Sau rồi con toàn phản ứng khó chịu

Sau rồi con toàn từ chối những gì mẹ nói

Thậm chí không kịp xem đó là tốt hay là xấu

Và đến một ngày, ta với con mất kết nối

 

20250304_VixY9Deh.png

 

Chưa kể em còn vừa sinh bé, em còn bận rộn thêm, . . .

 

Đã bao giờ em hỏi con: NL ơi, con có thấy lạnh không? 

 

Hay em cảm giác lạnh, rồi em cho rằng con cũng lạnh vậy?

Th: Em chưa từng hỏi con câu đó khi tắm xong, em chỉ quan tâm đến việc trì hoãn những công việc phía sau của mình 

BK: Vội vì việc sau đó

=> Em có thấy cuộc sống của mình bị cuốn, làm cái A vì cái B, làm cái B vì cái C không? Chưa nói nhiều hay ít, có không đã? 

Tắm vì để ăn cơm, ăn cơm vì còn học bài, học bài còn đọc sách,.... ?

Ví dụ thế T?

Th: Vâng có ạ

BK: Em thấy sống thế mệt không? 

Tắm thì cứ thế mà tắm 

Ăn thì cứ thế mà ăn

Ta làm có sự nghỉ, ta làm có cái THƯỞNG THỨC trong đó. 

Cái A nó trọn vẹn nó sản sinh ra nguồn năng lượng hạnh phúc, từ cái trạng thái đó ta làm cái B nó ra những kết quả đẹp, cái C cũng vậy... Em hiểu ý chứ? 

20250304_eRWEr6Pm.png

Theo em để sống được cách này thì mình cần điều gì?

Th: Mệt anh ạ 

Nhưng như vậy có phải mình đang chiều theo ý của con quá không ạ!

BK: BK hiểu nỗi lo trong em. Tạm gác đã, không sao đâu. 

Em thực sự muốn THẢNH THƠI hơn rồi chứ T?

Th: Vâng em rất muốn điều đó ạ

BK: Ok. Chúng ta bắt đầu HIỂU ĐÚNG, LÀM ĐÚNG nhé. 

Đứa trẻ sẽ sản sinh ra kháng thể để thích nghi với cái lạnh (không quá lạnh). Điều này làm trẻ khỏe về thân

Đứa trẻ sẽ sản sinh ra năng lượng hạnh phúc khi được vui chơi. Điều này làm trẻ khỏe về tâm, về trí

Em muốn trẻ khỏe, nhưng em lại đang làm ngược lại. Th dành mấy phút đọc bài này, chia sẻ cảm nhận của em cho Bố Ken xem: 

https://shopboken.vn/tai-sao-ban-lai-so-con-mua-den-vay-so-den-muc-cau-gat-voi-nguoi-than-n135118.html

Th: Đọc bài của anh em thấy mình đúng là đang bao bọc con quá

Em lớn lên ở nông thôn, cũng dãi nắng dầm mưa suốt, trưa còn không ngủ trốn đi chơi, nhưng giờ em thì đúng là em đang làm ngược lại hoàn toàn. Trưa con không ngủ, con muốn chơi em còn cứ gắt lên

BK: NL đang đói khát, khát mẹ nghe mình, khát được chơi đùa, khát được sống như chính bạn ấy nghĩ. . .

Em hiểu đấy

Em tưởng tượng mà xem

Khi ta đói, ta khát, ta không thể nào hạnh phúc được

Chỉ khi ta cảm thấy đủ, ta mới thấy hài lòng, mới thấy hạnh phúc

Thân thể hay tinh thần cũng vậy. . . 

20250304_DPmFc6N2.png

T hiểu không em?

 

Việc cho trẻ ra ngoài chơi như BK viết là rất quan trọng, vợ chồng nên có kế hoạch. 

Lúc này, cái có thể làm được ngay, ở trong chính căn nhà, cái vô hại, cái thậm chí hiểu có lợi cho con, thế thì cho con được CHƠI TRỌN VẸN, CHƠI ĐỦ

Thậm chí em nên đưa thêm đồ chơi vào cho con nghịch nước, đơn giản như mấy chiếc cốc, hay là chiếc găng tay này. Kèm thay đổi cách tương tác như sau: 

 

Trước khi tắm, bố mẹ hỏi: 

L à, có phải con thích chơi với nước không? 

Hỏi 2-3 lần, nói chậm, rõ ràng, hãy để sự chân thành của em khi đặt câu hỏi, không hỏi cho có. 

Thế hôm nay mẹ chuẩn bị nước cho con tắm và chơi, khi nào con chơi xong con gọi mẹ, ok chứ? 

 

Buông hết nỗi sợ về con ốm, lạnh, dành sự tin cậy ở con. Ok chứ em? 

 

Tiếp: À, mẹ có cái này con mang vào mà chơi nữa nhé.... 

 

Em hiểu tác dụng của những tương tác này không? Thử nói Bố Ken nghe? Em có lo lắng nào không?

Th: Vâng em hiểu rồi ạ 

Để con tin tưởng và không có cảm giác sợ bị mẹ mắng khi chơi lâu nữa

Em không lo lắng gì ạ, trong lúc chờ con tắm xong mẹ sẽ tranh thủ làm những việc khác trước ạ

BK: Ok, tốt em. 

 

Là để con hiểu con đã được chơi vui với sở thích của mình, mẹ không hề cấm cản con nữa. Không chỉ hôm nay, cả ngày mai nữa... em hiểu ý chứ nhỉ?

Vài ngày sau, khi con được chơi cảm giác thỏa thích, đủ, con không lo sợ mẹ quát lên nữa, em nên nói: 

L à, có phải con thích nước không? hỏi 2-3 lần

Ok mẹ hiểu

Mẹ sẽ cho con tắm thoải mái như hôm nay, ok chứ con 

Nhưng nếu hôm nào mẹ không về sớm được, hay nhà mình bận, ta sẽ tắm nhanh hơn, ngày mai ta lại chơi tiếp, ok chứ con? 

Nhớ chờ, lắng nghe con trả lời. 

Đừng vội vàng uốn nắn, yêu cầu này kia ngay. Các con cần được vui chơi, cần được trải nghiệm... Ok chứ T?

Hãy đi qua các bước này, sau rồi mỗi ngày con tắm sẽ là những ngày vui, con tự nguyện tắm, con tự nguyện ra, không cần thúc giục làm gì cả. Và hôm nào nhà có việc em muốn nói cũng dễ thôi. 

 

Em xả nước 

 

Con vào tự chơi vui 

 

Mẹ cũng thảnh thơi làm việc khác như em bảo, hoặc có lúc em ngắm nhìn con yêu đang hạnh phúc, thậm chí em sẽ nói: Mẹ thấy L hôm nay vui thật đấy, mẹ yêu con lắm.

 

Em hiểu ý chứ?

Th: Vâng em hiểu rồi ạ 

BK: Và hôm nào nhà có việc em muốn nói cũng dễ thôi.

 

=> Chỗ này em biết cách tương tác với con chưa? Thử nói Bố Ken nghe

Th: Hôm nay nhà mình có khách, mẹ bận chuẩn bị nhiều đồ ăn 

Hôm nay mình tắm nhanh hơn nhé, ngày mai chúng mình lại chơi thêm sau được không 

Em sẽ nói với con như vậy ạ

BK: Ok, tốt T à. 

Có thể điều chỉnh câu này một chút: 

Hôm nay mình tắm nhanh hơn nhé, ngày mai chúng mình lại chơi tiếp, ok chứ con/nhất trí chứ con? 

 

Em có cảm giác khác chứ T?

Th: Vâng, câu của em mang tính chất áp đặt 

Câu của BK nghe nhẹ nhàng hơn ạ

BK: Câu của BK có cảm giác là ta đang lắng nghe trạng thái vui vẻ của con, em thử cảm nhận coi T nhé. 

 

Em biết tại sao Bố Ken cứ hỏi em mà chưa vội đưa ra câu trả lời không?

Th: Em không ạ

BK: - Để Bố Ken nghe và hiểu em đang thế nào, từ đó mới biết mình nên nói gì.

 

 - Để em tự suy ngẫm, những việc này dày lên, nhiều lên, sau này em rời khóa học, em sẽ đủ vững vàng.

 

T hiểu ý chưa em?

Th: Vâng em hiểu rồi ạ

BK: Các vấn đề của T: Con phản kháng, nói ngược, cáu gắt, cơ bản cũng chỉ là do EM KHÔNG NGHE TIẾNG LÒNG CỦA CON. Nếu cứ tiếp tục sẽ KHÔNG CÓ AI ĐANG NGHE AI, KHÔNG CÓ AI ĐANG MUỐN NGHE AI trong chính căn nhà. Sau rồi ta chỉ là tồn tại với nhau chứ chẳng hạnh phúc hay vui vẻ với nhau. Con lớn hơn thì thật nguy hiểm, đặc biệt môi trường xung quanh đầy độc hại, con sẽ dễ nghe theo bên ngoài. T và các bạn hiểu ý BK chứ?

20250304_kyiCBYUH.png

Còn vấn đề thiếu tập trung, thiếu kiên trì, chuyện ăn cơm mình sẽ Coach sau.

Ok chứ T nhỉ?

Th: Vâng ạ

BK: Hôm nay tạm thời bóc tách một tình huống đã. Chỉ một tình huống ấy ta tìm thấy nguyên nhân, ta nhìn thấy các hệ quả kéo theo.

 

@T  và các bạn @All  đặc biệt các bạn đang theo dõi, chia sẻ cho Bố Ken xem: 

 

 - Mình cảm thấy thế nào về buổi Coaching hôm nay?

 

 - Mình có đang gặp tình trạng này không và mình học được những bài học gì?

 

 - Mình cảm thấy ấn tượng điều gì, và ngày mai mình xác định áp dụng luôn chứ? 

 

T và các bạn nhớ chia sẻ những bài học, những thành quả, những thắc mắc liên quan bài Coach thôi, còn khó khăn khác thì ta cập nhật link, nhé. 

 

-Thêm một câu hỏi quan trọng nữa T và các bạn thử trả lời Bố Ken nghe em: Mình chia sẻ cảm nhận trên có tác dụng gì?

Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng, ta suy ngẫm nhé.

Th: Em cũng là lần đầu tiên tham gia vào khóa coach chat như thế này, lúc biết mình là người được BK coach đầu tiên em cũng có chút bồi hồi lo lắng bởi em chưa từng bộc lộ hay chia sẻ cặn kẽ những câu chuyện của mình như thế với người lạ bao giờ. Nhưng khi đi vào buổi coach BK có nhắn em cứ chia sẻ chân thành, có vấn đề tế nhị có thể nhắn riêng anh nên em cũng mạnh dạn chia sẻ hơn. Và dưới đây là cảm nhận cá nhân em sau buổi coach:

- Sau buổi đầu tiên coach trực tiếp bóc tách vấn đề của em, thực sự em thấy mình sống quá áp đặt và cầu toàn. Không chỉ với con mà còn với chính bản thân và chồng em nữa. Nhưng sau buổi hôm qua em sẽ học cách LẮNG NGHE nhu cầu mong muốn của con và không bắt con phải theo đồng hồ sinh hoạt do em tạo ra nữa. Em sẽ cố gắng thực hành theo cách mà BK hướng dẫn để bản thân đỡ mệt và được THẢNH THƠI, khi có kết quả em sẽ chia sẻ với mọi người ạ

-BK có hỏi chia sẻ cảm nhận trên có tác dụng gì? Em thấy sau khi chia sẻ giúp em được trải lòng, được nhìn nhận vấn đề gặp phải theo nhiều chiều hướng khác nhau. Và đặc biệt hơn là giúp em đọc kĩ và suy ngẫm thấu đáo hơn ạ

 

2 ngày sau Th nhắn:

Th: E xin chia sẻ câu chuyện đi tắm chiều qua của bạn NL 

Bố đón đi học về, lên nhà mẹ nói với NL. Nay mẹ nhờ bố trông em, mẹ tắm cho con nhé ( em không tắm cho NL từ khi mẹ bầu to tháng thứ 6 đến nay sinh mổ bạn thứ 2 được gần 2 tháng) con thích thú, vừa cười vừa hỏi đi hỏi lại 2 3 lần, thật hả mẹ, mẹ tắm cho con ạ? Mẹ không đau bụng nữa ạ? Lúc đó em cảm thấy hóa ra con cũng mong chờ được mẹ tắm cho và lo cho mẹ như vậy (em nghĩ do bố khi tắm nói với con là bụng mẹ vẫn đau) 

Vừa cởi đồ cho con em vừa hỏi, L thích vừa tắm vừa chơi đúng không? Hôm nay con muốn được chơi với bạn nào trong chậu tắm nhỉ? Con kiểu nghi ngờ mẹ nên hỏi lại, không cần tắm xong vào luôn hả mẹ? Em bảo con, nay tắm xong mẹ cho con chơi với các bạn trong chậu tắm, khi nào con thấy lạnh hoặc tay bị nhăn ở đây (đầu ngón tay) thì gọi mẹ đón con ra nhé. Con cười vui vẻ, vào phòng lấy 1 vài món đồ chơi con thích thả vào chậu. Tắm gội xong cho con mẹ vào phòng với em bé, con chơi đến khi tay nhăn như mẹ bảo thì tự gọi mẹ ra đón. Khi sấy tóc mặc quần áo, mẹ hỏi nay L tắm có thích không con, mai mẹ mà không tắm cho con được thì mẹ nhờ bố cho con chơi như hôm nay nhé. Con vui vẻ đồng ý ạ  

Buổi tắm không còn tiếng thúc giục, không cấm cản hay thỏa thuận giờ chơi 5 10p nữa. Em cảm thấy việc đi tắm cho con diễn ra thật nhẹ nhàng. 

E cảm ơn BK vì buổi coaching ý nghĩa, em nghĩ mình dần kết nối lại được với con rồi, em sẽ cố gắng duy trì để con được vui vẻ chơi thỏa thích khi đi tắm ạ

BK: Tốt T, việc kết nối lại là quan trọng, con đã ĐÓI KHÁT mẹ bấy lâu nay rồi, em ngắm nhìn, cảm nhận, uống trọn những nụ cười, niềm vui của con . . . đó cũng là thức ăn đầy dinh dưỡng cho tâm hồn em. BK cảm thấy em cũng căng thẳng, mệt mỏi, lại thêm bé thứ nên cứ tiếp tục như cũ sẽ rất nguy hại. Vậy duy trì theo cách mới, vài ngày sau tiếp tục chia sẻ lên, nhất trí chứ T?

20250304_DQ00YVd2.png

Không chỉ chia sẻ về cái ta thấy ở con 

Hãy quan sát ở mình 

Chia sẻ cái em thấy ở trong mình, trạng thái tinh thần của mình

 

T hiểu ý BK chứ?

Th: Vâng em sẽ làm thế ạ

T: Đầu tiên, em cảm thấy may mắn vì đã được BK động viên để con được chơi với nước thoả thích khi tắm,trước đây em cũng sợ, cũng lo con sẽ lạnh.

Kết quả đạt được: con luôn hào hứng với việc đi tắm, mỗi ngày sẽ tự nghĩ ra 1 trò khác nhau để chơi, con không ngại nước, dễ làm quen hồ bơi, biển,... mẹ có thời gian dọn dẹp căn bếp nhỏ, vậy nên mấy chị yên tâm, cứ cho bé chơi vài hôm sẽ thấy khác liền, có khi chơi lâu quá chưa thấy mẹ vào tắm bé còn chạy ra kêu mẹ vào với con.

Mấy hôm hơi vội hoặc trời lạnh em sẽ đặt đồng hồ (2-5p) cho con chơi, khi đồng hồ reo em sẽ vào tắm cho con (có khi con hợp tác, có khi phản kháng vì chơi chưa đã) điều này nên hay không đây BK? em có cần thay đổi việc này không ạ?

BK: R có nền tảng tốt, vợ chồng em cũng có thể sắp xếp, vậy thì bỏ cái kiểu 2-5 phút ấy đi. 

 

@All  T và các bạn hiểu điều này: 

Khi ta ăn, ta có cảm nhận, ta sẽ cảm thấy đủ 

Khi ta như nuốt đồ ăn vào miệng, ta sẽ phải ăn rất nhiều, chỉ là căng bụng chứ nhiều khi không thấy đủ, thấy ngon, thấy hài lòng. . . . 

Trẻ tắm, ta cho con được tận hưởng niềm vui, ta hỏi để con cảm nhận về, con sẽ cảm thấy hạnh phúc, hân hoan, cảm thấy hài lòng. . . . thế thì con sẽ nghe khi chúng ta nói bận thôi, sống chân thành: Bận thì bảo bận, không thì cứ để con vui chơi 

Được chứ em?

20250304_LmYBsIZv.png

@All  Qua bài Coach này các mẹ sẽ hiểu hơn về cách tương tác như nào cho phải, giúp ta thấu hiểu và lắng nghe con, giúp con hiểu và lắng nghe ta, giúp ta kết nối cùng con và thậm chí nữa là giúp con nói tốt hơn thông qua việc lặp lại câu hỏi/câu nói. Bố Ken đúc kết thêm để các mẹ dễ nhớ và thực hành nhé:

 

Giai đoạn 1: Kết nối:

 

B1. Lắng nghe con trước:

 

Con thích/con muốn nghịch nước đúng không?

 

B2. Con lắng nghe mình:

 

Lặp lại câu nói đó thêm 1-2 lần tùy vào độ tuổi, tùy vào sự cảm nhận của mình, đặc biệt những lần đầu nên thực hiện chuẩn

 

B3. Trao con sự tự do:

 

Ok vậy mẹ xả nước cho con vào nghịch, khi nào con muốn ra bảo mẹ tắm cho nhé? hoặc con cảm thấy lạnh thì bảo mẹ ngay nhé.

 

(Bạn để nước đủ ấm, phòng kín gió, trao con sự tự do, tuyệt đối không để nỗi sợ hãi hay công việc sau cuốn theo, cho phép vài ngày được diễn ra như thế)

 

B4. Trao thêm niềm tin:

 

À, con muốn mang quả bóng, hay là con voi vào chơi cùng không? (Hiểu xem con thích những gì - những cái có thể mang vào nhà tắm được, nhớ vệ sinh, phơi nắng thường xuyên)

 

Giai đoạn 2: Duy trì:

 

Những ngày sau cần duy trì, B4 có thể thêm một số dụng cụ khác như cốc nước, chai nhựa để các con rót, hay những đôi găng tay cao su…

 

Giai đoạn 3: Giúp con thấu hiểu, chấp nhận trọng vui vẻ

 

B1. Lắng nghe:

 

Con tắm hay nghịch nước đúng không?

 

B2. Ghi nhận:

 

Mấy hôm nay mẹ thấy con….

 

B3. Giúp con thấu hiểu, chấp nhận trong vui vẻ:

 

Ok mẹ đồng ý, tuy nhiên khi nào mẹ hay bố đi làm về sớm thì con cứ tắm thoải mái, hôm nào mẹ về muộn quá, hay nhà có việc thì mình tắm nhanh hơn, con nhất trí chứ?

 

Các bạn cảm thấy rõ ràng và dễ hiểu chứ? Nhớ áp dụng và chia sẻ lại các bạn nhé.

 

LT: Buổi coaching em thấy khá hay, trường hợp bé nhà em cũng khá giống nhà bạn T, nhưng em không trực tiếp tắm cho bé mà là bà nội tắm, lúc gọi thì mãi con không vào, và khi vào tắm rồi thì con nghịch nước không ra, và bà cũng chỉ tắm cho con khoảng 10p là bắt ra không thì sẽ tắt điện, hoặc cáu gắt, chỉ muốn nhanh để còn cho cháu ăn cơm và làm các việc khác. Mỗi lần như vậy me thấy rất xót con, và muốn mình sẽ tự làm để có thể thay đổi thực trạng hiện tại theo hướng tốt lên. Vì còn vướng bé nhỏ nên hầu như bé lớn là do bà chăm, còn em chăm bé nhỏ. Nên khi em chăm anh lớn như hướng dẫn con đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh thì vấp phải việc như mẹ nói thà để tay bẩn còn hơn là rửa tay lâu hay sao mà tay lạnh thế này, rồi việc tắm cho con, sau bài coach này em cũng muốn tự tắm, cho con tận hưởng niềm vui, nhưng em lại chưa tự tin vì có thể mẹ e sẽ lại bảo tắm lâu lại lạnh rồi ốm thôi.

HC: Em cũng lo nhất là tắm lâu cho con dẫn đến con bị cảm lạnh, nhất là bạn đi học về ăn tối xong em mới cho đi tắm, lúc đó đã tầm 6 rưỡi 7h kém rồi, thời tiết Hà Nội thì vẫn đang mùa đông lạnh, em cũng còn cảm thấy lạnh nên bản thân cũng chỉ giới hạn con tắm 5’ thôi. Với cả em cũng thắc mắc là nếu chiều con thì có khi nào mỗi lần con sẽ đòi tắm lâu hơn và 1 buổi tắm kéo dài đến 30’ không ạ? Liệu mình có cần giới hạn thời gian tắm tối đa là bao lâu không ạ?

HT: Buổi Coaching rất được dẫn dắt chi tiết và chậm rãi, đủ để cảm nhận ạ

Em cũng có gặp tình trạng này ạ, và em tắm xong cho bạn ý thì em có cho bạn ý chơi thêm 5-10p, sau đó vẫn không hợp tác đi vào thì sẽ quát và doạ.

Qua bài Coaching em cũng rút ra được bài học: Cần nghe tiếng lòng của con hiểu con hơn, cho con chơi đủ chơi trọn vẹn (nhưng em vẫn lấn cấn về giới hạn, không biết bao nhiêu là đủ), không nên bao bọc con quá.

Rất ấn tượng với cách Bố Ken để con được chơi, được tắm mưa như thế. Em không chắc là em dám cho con chơi như thế. Nhưng em sẽ cố gắng để nghe tiếng lòng của con và hiểu con

Theo em chia sẻ cảm nhận là để mình học cách chia sẻ, để bản thân được trải lòng, cũng để dễ ghi nhớ bài coaching hơn.

M Sn: Em nghĩ ai cũng có trong câu chuyện này chỉ là không phải tình huống này. 

Em ấn tượng đoạn: 

"=> Em có thấy cuộc sống của mình bị cuốn, làm cái A vì cái B, làm cái B vì cái C không? Chưa nói nhiều hay ít, có không đã? 

Tắm vì để ăn cơm, ăn cơm vì còn học bài, học bài còn đọc sách,.... "

Em thấy mình đang bị cuốn theo nhịp sống hối hả và nhân danh nhiều lí do này kia mà nốt hôm nay, nốt lần này...mà không có sự "THƯỞNG THỨC" cũng không cho con được "THƯỞNG THỨC", " Chơi trọn vẹn", những lần đi học vội, ăn cơm vội, nghe chuyện con kể qua quýt...nhanh lên mẹ còn bận khiến con em thốt lên "sao người lớn cứ phải đi làm".... Em thấy mình cần sống chậm để QUAN SÁT để suy nghĩ và thay đổi cách giao tiếp với con, tôn trọng nhu cầu của con hơn thay vì áp đặt. Em vẫn còn hay cáu hay quên nhưng sẽ cố gắng ạ.

 

20250304_3khnry1x.png

Việc bố Ken hỏi mình chia sẻ cảm nhận có tác dụng gì theo em

- Thứ 1: để có câu trả lời mình sẽ nghiêm túc đọc lại và ngẫm nên thấm sâu hơn, tránh qua quýt lãng phí buổi coach

- Thứ 2: mỗi người đọc sẽ có góc nhìn riêng, cảm nhận riêng mà mình có thể học và tôn trọng góc nhìn mỗi người

- Thứ 3: nếu cảm nhận của mình chưa đủ có thể sẽ được hỗ trợ thêm để cảm nhận được đúng đơn

G: theo em thì mình chia sẻ cảm nhận để đưa ra góc nhìn, cách hiểu và kết luận hiện tại của mình về vấn đề này như thế nào. Như kiểu kẻ sơ đồ tư duy và đưa ra cách giải của riêng mình vậy. 1 bài toán sẽ có rất nhiều mặt, có nhiều cách giải đưa tới đáp án đúng. Khi mỗi người chia sẻ cảm nhận của mình thì vấn đề sẽ được quan sát trên nhiều mặt hơn, từ đó sẽ vỡ ra được nhiều thứ hơn. Và người coach cũng sẽ hiểu, và dễ dàng đưa ra phương pháp phù hợp hơn với mỗi người ạ.

Thật sự với thời tiết đang như thế này thì em cũng đang rét co ạ. Nhưng nhìn mặt mấy nhóc thì chắc chắn đang rất hạnh phúc rồi ạ. Thay vì quát tháo, hằn học thì em chuẩn bị nước nóng, khăn tắm, máy sấy trước ạ. Mình cảm nhận thấy lạnh là cũng không thể chơi được  nữa, em tin các con cũng vậy ạ. Tin là lạnh các con sẽ biết tự vào. Sau chơi tắm nước nóng là em sấy tóc, cổ, vai, gáy, lưng, lòng bàn chân cho các bé. Uống trà gừng nóng ạ.

Nếu muốn các con không xem tivi và điện thoại nhiều, kết nối các thành viên trong gia đình nhiều hơn thì nên để các con khám phá, vui chơi và phát triển với những gì các con yêu thích ạ. Chỉ là bố mẹ có muốn đồng hành cùng các con hay không thôi ạ. Em thì lúc nào năng lượng tích cực là hết mình. Lúc nào năng lượng tụt là vẫn cáu gắt và áp đặt ạ. Nên nhóm coach là nơi giúp em chuyển hoá năng lượng, chậm lại để kịp quan sát thân và tâm, để đưa ra hướng giải quyết vấn đề tốt hơn. Biết ơn bố Ken và cả nhà mình nhiều ạ.

HTQ: Em chào BK và các mẹ. 

- Đây là lần đầu tiên em tham gia một buổi coaching, cũng rất háo hức, hồi hộp không biết nó sẽ như thế nào. Đế lúc nó diễn ra, thì thực sự thấy rất nhẹ nhàng, nhưng lại rất thấm. 

Các câu hỏi của BK rất đỗi giản dị, chỉ một hai câu đầu thôi mà đã nhận ra được vấn đề của bản thân rồi. 

- Bản thân em cũng đang có tình huống tương tự như thế. 

Trước đây khi bé còn tầm 3-4 tuổi thì em vẫn để bé tắm chậu, và chơi, đương nhiên em cũng như mẹ T, tắm tầm 10-15p, xong các bước là em hối ra. Sau này khi bé lớn hơn từ 4-5 tuổi thì gần như việc tắm là cứ phải cáu gắt. Em thực sự cứ hối bé vào tắm nhanh, nhiều khi bé muốn chơi mà em không cho. Hiện tại bé vẫn chưa phản kháng mạnh. Nếu không muốn, sau này bé trở nên không nghe lời nữa, thì đã đến lúc em cần thay đổi phương thức giao tiếp với con. Muốn được thực hiện vào ngày hôm nay luôn. 

- Có hai đoạn em thấy ấn tượng: 

1. Khi BK hỏi câu này “VD: Em đang tận hưởng sở thích của mình, ai quát em, hay đơn giản là bắt em dừng, em có cảm thấy khó chịu không? em có muốn cáu lên không? 

BK hỏi thật?”

Đúng luôn là mình đang bắt con phải dừng cái con đang thích làm. Mình cứ ra rả là con phải tôn trọng người này người kia mà quên mất, mình chưa tôn trọng con. 

Câu hỏi này cực kỳ chạm đến em.

20250304_IqmynfQI.png

2. Đoạn này: “@Th Vội vì việc sau đó

 

=> Em có thấy cuộc sống của mình bị cuốn, làm cái A vì cái B, làm cái B vì cái C không? Chưa nói nhiều hay ít, có không đã? 

 

Tắm vì để ăn cơm, ăn cơm vì còn học bài, học bài còn đọc sách,.... ?”

Cũng giống như mẹ @M Sn  chia sẻ, em thấy mình cũng bị như thế. 

Bản thân mình muốn hoàn thành công việc và ép con vào cái guồng của mình. Chung quy là mình cũng đang ích kỷ với con. 

Em muốn thử áp dụng luôn, có kết quả em sẽ cập nhật tiếp ạ. 

- Theo em, chia sẻ cảm nhận là cách mình đọc lại bài lần nữa. Là thêm lần nữa mình nhìn nhận lại cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.

Cũng là lúc mình đúc kết được việc mình đang mắc phải, mong muốn của mình là gì, hướng đi tiếp theo cho mình trong tình huống đó sẽ là như thế nào. 

Và chia sẻ để lan tỏa và học từ những người khác. Có thể dựa trên tinh thần như BK hướng dẫn, nhưng nhiều mẹ rất thông thái sẽ có rất nhiều hướng phát triển tích cực khác nhau mà mình cần nghe để hiểu và có thể ứng dụng khi cần.

NT: Bố Ken ơi em vẫn phân vân về khung giờ tắm cho con để con không bị cảm lạnh, như bé em dưới 3 tuổi mà do bố mẹ đi làm nên thường 5h30-6h tối mới cho con đi tắm được, nếu cho con tận hưởng chơi thỏa thích trong nước nữa thì có sợ bị lạnh không ạ! 

Vì em đọc báo nói trẻ dưới 3 tuổi nên tắm trước 5h chiều

BK: Hãy để ý câu này: 

Ok vậy mẹ xả nước cho con vào nghịch, khi nào con muốn ra bảo mẹ tắm cho nhé? hoặc con cảm thấy lạnh thì bảo mẹ ngay nhé.

 

@All  3 tuổi, các bạn biết cay, mặn, ngọt, nóng, lạnh. . . . 

 

Nếu chưa biết thì ta cần cho con trải nghiệm, đừng bao bọc nữa NT và các bạn nhé.

20250304_h4Z6KtlM.png

BK: @All 

Ta cứ tiếp tục chia sẻ cảm nhận của mình, băn khoăn về chủ đề đó nếu có. Ta cũng nhớ: Những ngày tháng này, hãy hiện diện ở đây, hãy uống từng câu chữ ở đây, đừng bị đánh bật đi bởi những tập tính, thói quen của chúng ta. Hãy quan sát, bạn nhé.

 

Trong khóa K03 sẽ có một số học viên xuất sắc của K01, chuyện của các bạn gần như đã xử lý được hết rồi, các bạn học tiếp vì các bạn hiểu trẻ sẽ lớn lên, chỉ một vài cái cư xử sai thôi là kéo theo cái sau cũng sai, hậu quả rất mệt, mỗi người đều bận rộn nữa nên cần một chương trình có sự đồng hành cho an tâm, song song nữa BK cũng sẽ trao cơ hội để các bạn trưởng thành lên, thông qua việc chia sẻ những câu chuyện/trải nghiệm thực tế, đặc biệt ở trong này có vài người thân của các bạn. . . K03 thực sự may mắn vì điều đó. Và mọi học viên kiên trì, học thực sự 2 khóa, BK sẽ trao cơ hội để học những khóa sau mà không cần đóng phí nữa. Ở mỗi bài coach, các bạn xuất sắc chưa vội chia sẻ những câu chuyện, hãy để mọi người chia sẻ trước, chưa vội dành những lời khuyên, hãy theo dõi và quan sát BK hướng dẫn các bạn đã, có chăng chỉ là những câu chuyện thực tế áp dụng của các bạn, điều đó cũng vô cùng hữu ích rồi. Tất nhiên, nếu bạn đã bị trượt đi, bài học giúp bạn quay về, nhắc nhở bạn, hữu ích với bạn, bạn cứ chia sẻ chân thành, đừng che giấu điều gì.

 

Trong khóa K03 sẽ có một số học viên chểnh mảng của K01, không chịu học nên cuối khóa khó chồng khó, như hàng núi, nên BK bảo giờ không đủ thời gian để xoay chuyển, tiếp tục học ở K03 đi, làm lại từ đầu đi, xem tâm thế sẵn sàng học chưa, chán kiểu cũ chưa. . . .

Nên các bạn thân mến, đã xác định học thì ta thực sự học, học cho ra trò, ta cần nhớ:

Mọi thứ, khi ta không trân trọng, nó sẽ rời xa ta

Kể cả con cái chúng ta, khi chúng ta không trân trọng chúng, chúng sẽ rời xa ta

Ta không trân trọng nụ cười hạnh phúc của con, ta không tìm cách để con được như vậy, nụ cười hạnh phúc sẽ rời xa ta, để lại những đứa trẻ cáu kỉnh, khó chịu,. . . và rồi nó lại tiếp tục như thế với vk ck của nó, và thậm chí nó sẽ khó chịu, bức bí với chính chúng ta, như một số bạn đang như thế với bố mẹ mình vậy. . .

20250304_x81S7KNY.png

Kể cả đồ đạc, vật chất, khi chúng ta không trân trọng, chúng sẽ rời xa ta. . . .

 

Ta thiếu ý thức chăm sóc trái đất này, nguồn nước sạch này. . . sự trong lành sẽ rời xa ta, nước sạch sẽ rời xa ta. . .

 

Kể cả người chỉ dẫn, kể cả những người thầy của ta, khi ta thiếu trân trọng, họ cũng rời xa ta. . . Đã là thầy, họ không có ý rời xa ra, đích xác là ta đã lựa chọn con đường rời xa họ, có thể là tập tính thiếu trân trọng, có thể là sự vô ý thức - những tập tính khác cứ kéo ta đi. . . 

 

Các bạn hiểu ý BK chứ? các bạn cảm thấy thế nào sau những lời này?

 

Hãy đọc chia sẻ của BK, hãy đọc chia sẻ của từng người, và rồi BK sẽ bóc tách đằng sau câu nói của một số bạn - khi BK cảm thấy cần, bạn nhé.

BHT: BK ơi việc tắm thì mình có thể đáp ứng theo sở thích của con nhưng còn việc xem tivi thì sao ạ. Bé nhà em thích xem tivi hay đòi xem tivi, nếu như không giới hạn thời gian thì cứ thế xem thôi và nhiều lúc hết giờ bảo con tắt nhưng con vẫn trì hoãn. 

Ngoài ra bé hay xem các kênh mà mấy bạn trẻ hay làm mấy trò cho các bé chứ không xem ca nhạc hay các kênh mang tính giáo dục.

BK và các mẹ cho em xin lời khuyên về vấn đề này với ạ, làm sao để hướng con xem những kênh mang tính giáo dục phù hợp với lứa tuổi của các con ạ

BK: Ok em, BK hiểu những việc này, BK hiểu khi nhìn thấy những hậu quả từ con, từ những đứa trẻ khác chúng ta sốt ruột, nhưng cái đó khó, ta đã làm sai nên hậu quả lớn, tạm gác đi, hãy để mọi thứ như cũ đã. 

 

Điều chỉnh cái dễ trước

Kết nối với con từ cái dễ trước

Con vui, con hạnh phúc, rồi nói những cái khác con dễ nghe.

Đừng đâm đầu đi chỉnh/uốn nắn những cái khó như vậy vội. 

20250304_1HggAWdw.png

BHT và các bạn nhớ: Chúng ta không thực hành tỉ mỉ những cái này, chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn các bạn khác khi Coach liên quan chuyện Tivi, ăn uống,. . . đó.

 

@All Các bạn nhớ hộ BK điều này, hãy thả tim xác nhận để BK an tâm:

Mấu chốt về phần này không phải đạt mục đích con nghe lời để rồi mình cảm thấy ngoan ngoãn hay gì đó, để mình bảo con làm này làm kia. . . 

 

Mẫu chốt đó là TĂNG NĂNG LỰC NGHE của bản thân mình lên. Cái mà con người ngày nay đã và đang đánh mất đi rất nhiều... để rồi KHÔNG AI ĐANG NGHE AI TRONG MỘT CĂN NHÀ. . . 

20250304_Lu8ID5Lg.png

Việc con nghe lời chỉ là một trong những biểu hiện bạn đã THỰC SỰ NGHE TỐT.  Sẽ có nhiều thành quả nữa kéo theo sau khi bạn thực sự nghe tốt, thậm chí mối quan hệ vợ chồng, đồng nghiệp, ông bà... 

 

Còn những bài học nữa như việc THẤU HIỂU, CẢM THÔNG... ta sẽ đi dần.

 

Ok chứ các bạn?

@All  Mọi người đang trong vội vã tới mức ít ai sẵn sàng nghe một cách trọn vẹn, ít ai ăn uống một cách trọn vẹn, ít ai nói/trò chuyện một cách từ tốn, ta nhìn mà xem, đôi khi ngồi quan sát, lắng nghe, ta sẽ thấy mọi người gần như đang giành nhau để nói. 

20250304_RB7GUT25.png

Bố mẹ và con cái 

Khi không nghe

Khi không kết nối

Về hình tướng ta tưởng gặp nhau nhưng thực sự đó là 2 thế giới khác

Vài lời chào hỏi vội vã, công nghiệp 

Rồi lao vào vòng cuốn của việc A, việc B, việc C. . . 

Sẽ thật đáng tiếc các bạn à

 

Đó cũng là lý do BK tổ chức chương trình Coach như thế này, để ta có thể nghe một cách trọn vẹn, để ta có thể nghe một cách thấu đáo từ BK và cũng để BK cũng có thể nghe từ tốn, cẩn thận những băn khoăn, những lo lắng, những tâm tư, . .  hay thậm chí nghe những niềm vui, hạnh phúc của các bạn. Để từ đó ta có thể trọn vẹn với mọi thứ xung quanh mình, và chắc chắn rồi: Cùng con là những chuỗi ngày dài kết nối, hạnh phúc.

20250304_jiI64YUf.png

Được chứ các bạn?

MN: - Em cảm thấy BK phân tích, hướng dẫn đúng tâm lý của trẻ về nhu cầu được vui chơi vì những điều BK bóc tách, lý giải được vì sao bé nhà em rất vui vẻ hợp tác trong việc đi tắm từ trước giờ. Con được ba/mẹ cho đem đồ chơi vào tắm vì biết con thích chơi nước (bày cho con trò giặt gấu bông nhỏ, khi thì tạo bọt xà phòng, trò rót nước, pha chế…) có khi cả nhà sẽ cùng chơi nước trong bể phao rồi tắm sạch lại sau. Con luôn vui vẻ khi hôm nào cần tắm nhanh mà không cần chơi nước.

- Bài học qua bài coach này em cần bớt bao bọc, bớt lo ngại quá khiến bản thân cáu gắt, làm trẻ tổn thương, rèn sự bình tĩnh và học cách đối đáp khéo léo nhẹ nhàng thấu hiểu với con (học hỏi các câu BK hướng dẫn nói với con nghe thật mượt và tăng tương tác)

- Em ấn tượng về câu “Đứa trẻ sẽ sản sinh ra năng lượng hạnh phúc khi được vui chơi. Điều này làm trẻ khỏe về tâm, về trí”, em cần nghĩ ở khía cạnh của con thay vì ngăn cản, từ chối 1 số nhu cầu được chơi của con (ví dụ nhà em thấy bé ở trường được chơi đất nặn, màu nước, hồ dán rồi nên nhà em không mua cho con chơi vì sợ bẩn nhà, bẩn tay, bẩn quần áo con vì con chưa khéo, đợi con khéo hẳn mua => em sẽ thay đổi suy nghĩ này)

- Tâm đắc câu ”ta làm có nghỉ, ta làm có cái thưởng thức trong đó” , A trọn vẹn sản sinh ra năng lượng hạnh phúc, từ trạng thái đó B sẽ có kết quả đẹp… =>  Em thấy mình cần buông bớt sự cầu toàn, khuôn khổ của bản thân để tránh tạo áp lực cho chính mình và con.

- Việc chia sẻ những cảm nhận trên theo em nó giúp em nhớ sâu hơn, biết nhìn nhận lại những việc đã qua và có hướng thực hành, giải quyết khắc phục các tình huống tương tự sắp tới ạ. Cảm ơn BK

DHT: Cảm ơn bài coach của BK và mẹ T. Đọc xong bài coach thấy chính mình ở trong đó, ai cũng quyền được tôn trọng được sống cuộc đời của chính mình, nhưng vì cuộc sống bộn bề lo nghĩ, áp lực và kỳ vọng đã khiến cho những người lớn áp đặt lên những đứa trẻ của chính mình. Từ bài coach trên em nhận ra đc bài học :

1. Chúng ta vẫn có thể hướng con theo ý mình nhưng theo 1 cách khác, bằng 1 sự giao tiếp thật sự tôn trọng trẻ và coi chúng như những cộng sự của mình.

2. Bớt lo lắng, cầu toàn và suy nghĩ đơn giản hơn, mọi thứ đều xảy ra thuận tự nhiên, hãy sống trọn vẹn từng ngày yêu thương con mình trong mỗi thời gian bên con.

3. Chúng ta chính là những tấm gương của con mình, muốn con cái hạnh phúc trước tiên bản thân cũng phải hạnh phúc và yêu thương chính mình. 

Cảm ơn có cộng đồng để chúng ta được chia sẻ và thấu hiểu bản thân hơn ạ

Ms G: Em cám ơn BK đã chia sẻ, câu chuyện của các mẹ cũng khiến em học hỏi được nhiều.

 

Em cảm nhận được có mình trong đó hiện tại, và tương lai nếu mình không điều chỉnh ngày từ đầu thì mình cũng sẽ vậy đó.

 

Cảm ơn BK và những câu chuyện của anh. Em mong rằng em sẽ học hỏi được những lời nói nhẹ nhàng, thấu hiểu của anh với con và mọi người xung quanh. Mặc dù vậy em thấy không phải làm điều này là dễ, bản thân em sẽ phải học hỏi để tiến đến điều này.

 

QV: Em chào BK và mọi người!

Em tham gia chương trình coaching với sự kỳ vọng và mong mỏi nhận được sự giúp đỡ của BK trong quá trình đồng hành cùng con, đặc biệt là em mới sinh em bé, bạn lớn thì em tự nhận thấy có rất nhiều vấn đề. Em cũng mường tượng được cách thức buổi coaching diễn ra nhưng khi thực sự tham gia vào, đọc từng câu, ngẫm từng ý thì em thấy thật sự thấm và sâu sắc.

Em thấy buổi Coaching hôm nay rất gần gũi với nhiều bé. Bé nhà em cũng hay kéo dài, lề mề (trước đó em cho là như vậy) khi người lớn thúc giục con làm một việc gì đó như: khi con đang chơi nhắc con đi tắm, đi làm bài tập (bé 5 tuổi ạ), đi ăn cơm, hoặc giống như trường hợp của Th là không cho con nghịch nước khi tắm nữa vì thấy đủ lâu, sợ lạnh hoặc lý do khác. Nhưng thực sự thì đa số là không cho con trình bày và mang tính chất ÁP ĐẶT, RA LỆNH nhiều hơn và khi con tỏ ra khó chịu và không hợp tác thì sẽ nghĩ luôn là con hư, không nghe lời sẽ cáu gắt, quát con thậm chí là doạ đánh hoặc đánh thật (như bố hoặc ông nội).

Nhưng thông qua bài coaching này thì em nhận ra . . . 


Hẹn bạn ở bài Coach số 02 của khóa 03 nhé, tất nhiên:

-   Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (Lưu ý: mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 1-2 chương trình)

 -   Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.

 

Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời

Nguyen Dinh Hieu 

678223999 -  VPBank

Nội dung: Cam on cac bai coaching

 

Thân gửi 

Bố Ken ✍️

20241003_J6rQQ78e.png
Sao chép thành công mã giảm giá