Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 19 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 01” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Nhận được câu hỏi của H, Bố Ken hẹn H tối 8h30 sẽ coach.
Tối đến, BK mở bản nhạc quen thuộc, rồi nhắn H chia sẻ tình huống lại cho mọi người.

H: BK có cách xử lý như nào về vấn đề con nói bậy không ạ?
Hôm trước mình có đề cập đến việc bé thứ 2 (bé trai 4.5t) hay nói bậy mỗi khi mẹ mắng, nói to hoặc khi bạn ấy không làm được việc gì đó hoặc bạn ấy gọi mẹ khi cần mẹ chưa chạy ra kịp. Cụ thể là hay nói: cứt rồi cứt mẹ.
Lúc đầu tớ lờ đi thì tình trạng này có vẻ đỡ hơn. Tần suất ít đi. Nhưng đợt này bạn ấy lại vậy, mà câu bạn ấy nói bậy kinh khủng hơn. Bạn ấy chắc cũng nghe ở ngoài nói vậy.
Mỗi lần không hài lòng hoặc không vừa ý thì bạn ấy thể hiện sự bực tức và nói bậy. Cả ở nhà lẫn ở ngoài, ví dụ sáng nay mình bảo 2 bé đi ăn sáng rồi đi học. Bình thường các món 2 bạn yêu thích là xôi gấc, bánh cuốn, bánh mì kẹp trứng.
Nhưng sáng nay mình ra trường thì bác bán xôi gấc đã bán hết và bác về rồi. Mình bảo 2 con ăn cháo gần trường nhưng con bảo con không thích con không ăn. Mình cho bé lớn ăn còn bạn bé không chịu ăn mình bảo vậy con ngồi chờ anh ăn. Lúc đó ở trong có cô và con gái ăn xong đi ra bị vướng bạn ấy ngồi ngoài. Mình bảo con ngồi dịch vào chút để cô ấy đi. Bạn ấy lại càng ngồi chắn ngang. Xong bạn ấy lại nói ra từ bậy luôn.
Bạn lớn ăn xong thì cả nhà về. Lúc đó bạn bé còn khó chịu đá cả ghế.
Thêm 1 điều này nữa, bạn bé tớ cũng lo lắng vì tớ thấy bạn ấy hay hung bạo. Ví dụ 2 anh em chơi với nhau mà tranh luận 1 vấn đề gì đó, cụ thể 2 anh em đang ngồi vẽ ô tô, bạn em vẽ bánh xe méo xong khóc mà anh ngồi gần nói: “tại em không biết dùng bút”. Bạn em nghe thấy thế liền chạy ra đánh anh.
Mình cảm nhận là bạn bé nhiều khi trái ý bạn, cảm xúc bực tức hiện rõ trên khuôn mặt, giọng nói bạn ấy nó ngùn ngụt luôn.
Trước đó mình cho 2 bạn nhà mình xem chương trình : Không giới hạn New về động vật, khủng long.
Trong những video có cảnh 2 con khủng long lao vào chiến đấu hoặc những bình luận của admin nhiều câu hơi thô. Bạn ấy rất thích trò vật nhau đuổi nhau với các bạn trong lớp hoặc anh trai giống những con khủng long đó.
Hiện tại mình không cho xem tivi nữa, đã bỏ điều khiển tivi rồi ạ.
Nhưng mình đang rất lo về tính khí của bạn bé nhà mình. Nhờ BK chỉ thêm cách tương tác với bé ạ.
BK: H gửi riêng qua zalo ảnh 2 bé mình xem nhé.
Nhắn 1 tin vào Fb của mình nữa, mình muốn xem vài điều.
H: Ok c
BK: Ok H à. Tớ sẽ hỏi vài câu, cái nào không tiện thì H chia sẻ riêng, còn lại cứ thoải mái chia sẻ chân thành nhé.
Cũng như các lần trước, chúng ta không thả ý kiến/đánh giá, nếu muốn giúp bạn, ta quán tâm mình trước, quán kỹ tâm mình, đó cũng là một việc cần học, hành - học cách giúp đỡ người, thả tim xem như xác nhận, các bạn nhé.
H: Ok cậu
BK: H thấy:
- Mình chăm sóc, nuôi dưỡng và đồng hành bạn lớn thế nào?
- Mình dành thời gian cho bạn nhỏ thế nào?
- Công việc của H là kinh doanh online, còn công việc của chồng H là làm gì nhỉ?
Trong tình huống trên, khi chửi tục và đá ghế, lúc đó H thế nào?
Trước giờ H đánh 2 bạn chưa? Đánh nhiều không?
H: 1.Bạn lớn nhà tớ hơn 6 tuổi - năm nay vào lớp 1. Bạn đó khá điềm tĩnh, rất biết yêu thương quan tâm đến mọi người và bạn em. Tớ thấy tớ dành khá nhiều thời gian cho bạn lớn kể cả khi có bạn nhỏ thời gian tớ dành cho bạn lớn không giảm mấy vì bạn nhỏ khi sinh ra uống sữa ngoài. Ông nội hay chăm bạn bé nhiều.
Bạn lớn có đam mê ô tô, tớ còn hay dành cả buổi tối để 2 mẹ con làm các mô hình ô tô bằng bìa carton, tìm hiểu ô tô.
Bạn bé nhà tớ sinh ra uống sữa ngoài, bé hay ốm trong 2 năm đầu. Tớ có thời gian stress vì cứ tháng lại vào viện 1 lần với bạn ấy. Chính vì hay ốm, quấy khóc nên buổi tối tớ ít được ngủ tớ dễ cáu bực, bạn ấy khóc lâu quá nhiều khi tớ phát điên tớ hét lên.
Những lúc bạn ấy la hét khóc vì bất ý điều gì bạn ấy khóc to lâu tớ rất căng thẳng la hét cùng luôn rồi im lặng chờ con khóc xong.
Bạn bé nhiều lúc nói rằng: “Mẹ tại sao nhẹ nhàng với anh T được mà mẹ cứ quát tháo con”. Thời gian gần đây tớ ít căng thẳng những trận la hét của con cũng ít đi.
Công việc của chồng tớ là dạy hoc. Anh nhà tớ không dạy chính thống trường nào mà mở lớp dạy toán và dạy online cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Thời gian dạy chủ yếu là buổi chiều và buổi tối.
“Trong tình huống trên, khi chửi tục và đá ghế, lúc đó H thế nào?
Trước giờ H đánh 2 bạn chưa? Đánh nhiều không?”
=> Lúc đó tớ thấy bạn ấy đang rất khó chịu và tớ cũng đang rất bực và ngại với mấy phụ huynh cho con ăn ở bên cạnh.
Tớ nghiêm mặt nói: “Con dừng lại không nói vậy”. Ghế bạn ấy đá bạn ấy ra cửa tớ tự cất gọn vào.
Sau đó bảo các con lên xe mẹ lai.
Lúc lên lớp ở cầu thang thấy bạn ấy bình tĩnh hơn tớ mới nói: “Con bực mình nhưng không được đá ghế như vậy và không được phép nói như vậy với người lớn”. Bạn ấy không nói gì.
BK: BK chia sẻ một chút nhé: BK thấy H là người chăm chỉ làm việc, có thể nói là vì con, sẵn sàng tìm tòi gì đó cho con được ăn, được chơi? H thấy đúng chứ?
H: Đúng vậy . Tớ rất thích chơi với các con. Tớ khi chơi với các con tớ luôn nghĩ mình là bạn tức là tớ chơi y như 1 đứa trẻ. Tớ sẵn sàng đi tìm ve, côn trùng, nghịch đất cát lang thang ngoài công viên chán thì thôi. Nhiều khi 3 mẹ con đang chơi nhiều, những đứa trẻ khác tò mò đến xem và chơi cùng, bố mẹ các bạn ấy kêu: “Đừng sờ vào bẩn lắm”.
Nhưng với tớ con phải được nhìn ngắm trải nghiệm, tớ trước kia mua mấy cái thẻ tráo nhưng tớ nghĩ thà rằng thay vì cho xem ảnh tại sao không cho xem thật cảm nhận thật.
BK: Ok H, tớ thấy ở việc đó, tuy nhiên cái khổ nó đang giày vò mình, vậy nên sau khi BK phân tích, H thấy đúng thì cần ghi nhận, xem xét rồi điều chỉnh.
BK sẽ không kiểu cảm thông "đã mệt rồi còn..., tôi đã cố hết sức rồi còn...", sự cảm thông thường giúp củng cố niềm tin cho bạn, nó làm cho bạn nghĩ rằng gốc rễ không phải là sai ở mình, mà nó sai từ đâu đó bên ngoài, nếu đau nhưng đúng, hãy nhận, ok chứ H?
Hiền thấy khi nói chuyện với BK, cảm giác tĩnh hơn không? cả bên trong lòng lẫn trước mặt mình ấy?

H: Đúng vậy BK
Lúc đầu tớ cũng hay có suy nghĩ là mình đúng, mình đúng trong mối quan hệ bố mẹ với con cái, rồi nhiều khi đúng vậy tớ cũng từng nghĩ mình đã gánh quá nhiều thứ ở gia đình mà cái nhận được không như ý muốn.
Nhưng nhiều khi tớ suy xét lại bản chất do bản thân mình chưa làm chủ được cảm xúc nên mọi việc làm theo cảm xúc.
Tớ cảm thấy bạn đang lắng nghe tớ nghe tớ nói chuyện giãi bày.

BK: H thấy có điểm chung gì ở tất cả ảnh đã gửi BK không?
H: Là ảnh 2 bạn nhỏ thôi à cậu.
BK: Đúng rồi H à.
H: Điểm chung gì cậu thực sự tơ chưa phát hiện ra
BK: H thấy các ảnh cơ bản bạn thứ 2 đều trong TRẠNG THÁI ĐỘNG không?
H: Cậu có thể nói rõ hơn được không? Thực sự tớ không rõ trạng thái động như nào?
BK: Ví dụ nhảy nhót, lè lưỡi,... Là trạng thái KHÔNG TĨNH.
H thấy ở bạn thứ 2, rất dễ kích động đúng không?
H xem công việc của mình nó có ầm ầm không? nó có ồn ào không? cách chăm sóc/làm việc với các đối tác của mình thế nào?
H xem, trong chính căn nhà của mình, nó có không gian cho trẻ vui vẻ, chạy nhảy, có không gian nào cho trẻ, hay trước hết là cho mình ngồi yên tĩnh không? Ví dụ chỗ bể cá, ví dụ chỗ cắm hoa, ví dụ chỗ ngồi thiền/nghỉ/...
H: Đúng rồi cậu bạn ấy hay nhảy nhót hoặc phải chơi. Tức là nếu 1 hoạt động cần ngồi tập trung lâu thì bạn ấy ít làm. Ví dụ tớ đưa cho bạn ấy tô tranh bạn ấy vẽ lem ra thì bạn ấy kêu khóc rồi hậm hực: “Thôi không vẽ nữa.”
Tớ cũng lo ngại việc bạn ấy khó nhẫn nại khó biết chờ đợi.
Tớ chủ yếu làm việc tại kho về nhà tớ ít khi làm việc hoặc thi thoảng có khách gọi đến ngoài giờ làm việc. Nên ít khi có sự ồn ào. Trong nhà tớ có nuôi cá, rùa nhỏ. Tớ cũng hay cắm hoa chủ yếu chỗ phòng khách là cả nhà hay ngồi chơi ở đó cậu ạ.
BK: Trong tuần qua H có cắm Hoa không nhỉ?
H: Tớ có cắm hoa sen c ạ.
BK: Toàn bộ ảnh H gửi cơ bản là trong trạng thái con đang không yên.
Có thể là H thích ảnh đó, thế thì cũng cần xem xét lại để yêu thêm khoảnh khắc con an yên, khi trái tim mình dành nhiều cho sự an yên, thế thì sự chuyển hóa sẽ theo hướng đó.
Có thể là không có ảnh nào con an yên cả, vậy thì mình cần tạo nhiều môi trường tĩnh, không nản lòng…

Mỗi việc nó có cách chữa riêng, với TH bé của H:
- Cần một môi trường tĩnh nhiều để bạn ấy bị ảnh hưởng theo, chính H không chạy theo bạn mà bạn bị ảnh hưởng bởi H....
Một số việc để H tĩnh hơn như cắm hoa, pha trà...
- Bổ sung cho em một số trò chơi liên quan vận động tinh, tuy nhiên xây dựng tâm thế là quan trọng, hãy trò chuyện với con trước, hỏi vài lần, ok thì ta trao con chơi, ghi chú dạy con cũng chính là tăng kiên trì trong mình, hãy hiểu mọi thứ là do mình đã chăm sóc, nuôi dưỡng bằng cách nào đó chưa phù hợp.
- Vẫn cho con tương tác và tiếp xúc với các trò con thích.

Đây là một phần H nhé.
Phần thứ 2, H sinh bạn thứ 2 là có chủ đích hay vì lý do gì nhỉ?
H: Vợ chồng tớ có bạn thứ 2 là lỡ. 2 anh em hơn nhau 1 tuổi. Bạn đầu 2018, bạn 2 - 2019.
Đúng vậy. Những trò chơi tĩnh của bé tớ cần gia tăng thêm vì bạn ấy hay thích chạy nhảy nên tớ cũng hay cho bạn ấy chơi các trò hoạt động nhiều.
BK: Ok H, đó là lý do lớn.
Ta sinh con ra KHÔNG TRONG TRẠNG THÁI ƯỚC NGUYỆN bạn ấy đến, không trong trạng thái cả 2 yêu và muốn chăm sóc, nuôi dưỡng một cái gì đó chung.
Có thể nói một phần mình stress, căng thẳng nên thế.
Nhưng gốc rễ là do việc kia, thế nên mình đã không trong trạng thái TẬN TỤY, YÊU THƯƠNG được như bạn lớn.

Mình dễ bị cảm xúc chi phối... nếu tình yêu ta đủ lớn, ta sẽ nở hoa trong nhiều khoảnh khắc bên cạnh con, nếu không đủ, ta để thằng cảm xúc làm chủ mình, nó điều khiển mình... đứa trẻ nó luôn thích sống vui, hạnh phúc, nên có gì đó không thì nó sẽ phản kháng...
Trở thành con người chúng ta thật may mắn, cuộc sống vẫn cho ta cơ hội để sửa sai.
Dù sao sinh con ra rồi, ta hãy có trách nhiệm hơn, thương bạn hơn, bạn thiệt thòi nhiều quá, bạn KHÔNG ĐƯỢC UỐNG NHIỀU TÌNH YÊU từ H...chính bạn cũng đang không muốn sống như thế đâu H à.

THẢ LỎNG CƠ THỂ, SUY NGHĨ VỀ, RỒI TỐI NAY, ngắm nhìn con ăn, con ngủ,... câu trả lời/phương án sẽ đi theo sau SỰ ĐẶT TÂM đó....
Có gì H cập nhật BK xem thêm. Ok chứ H?

H: Tớ cảm ơn những chia sẻ của BK, nhìn sâu bên trong đúng là bạn ấy chưa thực sự nhận trọn vẹn tình yêu thương của mình.
Những lời kia của bạn tớ thấy thật chạm.
Tối nay tớ về sẽ chậm rãi quan sát con nhiều hơn.
BK: Chúng ta, người lớn, lúc tức giận, đôi khi nặng lời với ai đó, sau rồi biết sai, nhiều khi rút được kinh nghiệm...
Ngay lúc này đây, H vẫn được BK quan tâm và chỉ dẫn, một cách thấu hiểu, nhẹ nhàng, sâu lắng.
Bạn ấy đang sống trong lửa sôi của sự tức giận, bạn ấy cần người chỉ dẫn với nhiều đức tính, phẩm chất đặc biệt là tình yêu thương…
Hãy biết cách nuôi dưỡng những thứ ấy thông qua từng việc mình đang làm, H nhé.
Trong phần Coach này, có tối thiểu 2 chỗ rất quan trọng, các bạn đọc và cảm nhận nhé.

H: Cảm ơn BK nhiều ạ.
LV: “ Ta sinh con ra KHÔNG TRONG TRẠNG THÁI ƯỚC NGUYỆN bạn ấy đến, không trong trạng thái cả 2 yêu và muốn chăm sóc, nuôi dưỡng một cái gì đó chung.” BK nói đoạn này thật chạm và nhẹ nhàng nhắc nhở, không phán xét. Mình cũng đã từng như vậy, giờ thì đã bớt đi rồi. Nhiều khi mình thấy mình chăm sóc và quan tâm con chỉ vì trách nhiệm mà không đặt tình yêu thương vào đó…. Cám ơn BK đã cho chị nhìn ra điều này!
HT: “Ok H, tớ thấy ở việc đó, tuy nhiên cái khổ nó đang giày vò mình, vậy nên sau khi BK phân tích, H thấy đúng thì cần ghi nhận, xem xét rồi điều chỉnh.
BK sẽ không kiểu cảm thông "đã mệt rồi còn..., tôi đã cố hết sức rồi còn...", sự cảm thông thường giúp củng cố niềm tin cho bạn, nó làm cho bạn nghĩ rằng gốc rễ không phải là sai ở mình, mà nó sai từ đâu đó bên ngoài, nếu đau nhưng đúng, hãy nhận, ok chứ H?”
=> Mục này BK nói sâu nói thêm được không ạ
BK: T tuy trẻ nhưng quan tâm sâu nhiều, thật tốt, quả đúng chỗ này là điều BK muốn mọi người chú tâm thực hành, nó không hề đơn giản, đa số chúng ta đặc biệt là phụ nữ hay THƯƠNG, ĐỒNG CẢM, VÀ TRỞ NÊN ĐỒNG TÌNH.…
Thương ok
Đồng cảm - tức là cùng cảm nhận với người đó, hiểu và cảm thông cho người đó, được
Nhưng đừng vội đồng tình cách người đó làm. Cẩn thận nữa chính mình bị nhấn chìm trong góc nhìn đó luôn. CẢ 2, làm cho niềm tin về điều đó dày hơn, dày đến mức cả 2 không thể thay đổi được. . .

Một người phụ nữ mệt mỏi, bận rộn, bảo học và hành đi sẽ thay đổi, bảo buông bớt đi, bảo lùi một bước đi để thay đổi nhưng không, thà bạn thay đổi được lên thì tốt, đây, vẫn căng thẳng, vẫn stress, nhưng....
Chúng ta thương, ta thấu hiểu và cảm thông nhưng đừng bảo "Ừ, bận quá thì thôi đọc/học sau", hãy thúc người ta vài cái để người ta có thêm động lực để thay đổi thì tốt hơn....

T và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ? @All
Có chị kia căng thẳng quá đánh con
Người mẹ A bảo: Mình cũng thế, mệt chết cha đi còn nhõng nhẽo, đánh cho chừa
Người mẹ B khác bảo: Có lẽ mẹ mệt, nhưng như thế con cũng khổ, hãy thử tìm cách khác xem
. . .
Nếu người mẹ kia nghe theo người A, thế thì niềm tin ấy càng dày hơn, và dĩ nhiên họ sẽ không thấy họ sai, họ sẽ đổ lỗi là con nhõng nhẽo
Chính người A sau khi nói thế thì niềm tin trong họ cũng dày lên.... và sau rồi họ cũng đánh...
Đây chỉ là một ví dụ thôi, ý thức ta không đủ mạnh, ta trò chuyện/tương tác nhiều trong cuộc sống ta dễ vô tình hòa theo như thế, nhiều khi không phải chủ đích đâu, nhưng đó là một việc nguy hiểm các bạn à. @All

HT: Dạ e cảm ơn chia sẻ của BK rất nhiều ạ .
Em có 1 người chị em rất thương, chị đã bị chồng đánh nhiều lần, nhưng chị cũng rất nhanh có thể quên và tha thứ cho chồng.
Chuyện thay đổi chồng trước mắt là điều không thể, nhưng em có thúc chị thay đổi, thúc rất mạnh mẽ và nhiều lần, lúc chị nghe xong chị cũng ok lắm, cũng hào hứng lắm... nhưng sau rồi lại thôi, trước đó em nhiệt tình gửi về cho chị những thứ cần thiết để chị thay đổi, nhưng có lẽ niềm tin trong chị không đủ và vì NGẠI (bởi chị không bận lắm, chị có thời gian để làm). Nhưng rồi 1 lần, 2 lần,... Sự thúc đẩy cũng mãnh liệt nhưng rồi chị cũng thôi kệ ... Em quyết định không để chị chín "ép" nữa, em thôi dừng lại không quá thúc giục nữa, để chị tự nhiên và cảm nhận. Có những thứ tuyệt vời nó đến dễ dàng quá nên họ hờ hững, họ chưa biết trân trọng để nắm bắt.
Có những người cần những bài học thật đau thật đắt giá để họ sẽ phải TỰ NHẬN RA cái mình cần thay đổi thực sự, để rồi trân trọng chú tâm những bài học những gợi mở giải pháp có thể giúp mình.
Và nữa là em thấy bản thân mình nên học và hành thật tốt, nếu có quả ngọt, mình đủ mạnh thì tự khắc những người xung quanh mình từng khuyên từng thúc họ sẽ quan sát và cảm nhận được và lúc đấy họ sẽ LẮNG NGHE GIẢI PHÁP của mình thực sự.
Mình thay đổi thế giới tự ắt sẽ đổi thay.

BK: Ok em à, tất cả đều nhờ sự quan sát/năng lực quan sát, LINH NHƯ NƯỚC là chỗ đó.
Thay đổi chính mình đến mức hương hoa ấy thu hút khiến họ tự cảm thấy: "à, có lẽ mình cũng nên/cần thay đổi, mình không nên sống thế này nữa"
Thay đổi cả cách mình quan tâm, cách mình thúc đẩy, quan sát cái TÂM TÍNH khi đổ ra ấy, tránh có sự phán xét hay khó chịu, đó cũng là cách thay đổi mình đấy, nhiều người thiếu để ý việc này, là khó,... khi ta làm như thế sẽ tránh có sự hiểu lầm hơn.

Khi quán chiếu thấy sự quan tâm rõ rệt từ mình, thế mà họ hiểu lầm thì đó là cái suy nghĩ của họ, họ phải gánh những góc nhìn đó theo cuộc sống của họ.
Nhiều bạn học và hành được từ đây, thấy cuộc sống tốt lên, thấy thương và muốn bạn bè mình cũng có một người, như HT, như T, như chị H, như chị M, như nhiều người nữa, lòng tốt muốn bạn mình có một cộng đồng để học, để hành, giới thiệu cho bạn ấy, sau rồi các bạn ấy còn nghi ngờ, thậm chí còn lo lắng cho mình...
Thực ra nỗi lo lắng ấy của bạn chúng ta đến từ sự quan tâm, chỉ là lẫn lộn một số thứ chưa được ổn mà thôi, bạn đừng trách hay gì cả, thậm chí là thương cho bạn vì chính bạn đang sống trong quá nhiều lo lắng, quá nhiều lý lẽ mà không dám thực chứng, cứ học và hành rồi đủ mạnh thì nói không thì thôi.... T và các bạn hiểu ý chứ?
Học và Hành cùng Bố Ken, các bạn có thể mất đi nhiều thứ, một trong số đó trước đây có thể nói là sở thích của bạn.
Ví dụ bạn bớt tám chuyện đi - đây cũng là một sở thích

Ví dụ bạn mất đi vài người bạn, thậm chí là bạn thân, bởi vì sao, trước đây bạn và bạn bè cùng góc nhìn nên dễ chơi lắm, giờ bạn có thể nhìn thêm các góc khác nữa, thế là có những cái chưa đồng bộ tư duy, BK không khuyên các bạn bỏ bạn bè mình ngay, hãy tạm gác, đi thêm vài bước nữa, trở nên sâu sắc đã, trở nên rộng mở đã, nếu cảm thấy bạn mình ảnh hưởng mình quá thì tạm gác/tạm giới lại/ít nói chuyện đi để tôi luyện, đủ từ bi, đủ yêu thương, đủ trí thì ngồi hàn huyên lại với bạn trong tâm thế khác, trong năng lực khác.... Và cuối cùng, nếu vẫn cảm thấy không có ích gì với bạn thì buông đi, giải thoát cho nhau, mình có sức hãy để sức đó cho khỏe, hoặc chăm sóc những người khác muốn nghe, thích nghe. . .
Chính xác là BK cũng đã tạm gác đi một số MQH, không giải thích nhiều, sau rồi có bạn hiểu, có bạn phục, thậm chí ngưỡng mộ, có bạn thì vẫn cứ phán xét là mình khinh người
T và các bạn hiểu ý BK chứ nè?
HT: Em cảm ơn BK khai mở rất nhiều, nó làm em phân định rõ ràng hơn. Em luôn có tâm nguyện cái gì mình học được thấy tốt cũng muốn chia sẻ với người khác, ngày trước thì tâm nguyện khát khao lớn nhưng trí thì chưa đủ nên việc đó cũng khiến em khổ. Sau rồi em đã SÁNG SUỐT hơn rất nhiều. Mình vẫn Thương vẫn giữ tâm nguyện đấy nhưng chậm lại hơn quan sát nên hay không nên hơn, sâu sắc trí tuệ hơn xưa,...
Thật sự những bài học của BK nó rõ ràng, làm tư duy của chúng em làm mới hơn, có hành trang Vững Chắc hơn trên con đường đi của mình, có thể nói hay CHÍNH XÁC hơn là giúp thay đổi cả cuộc đời cả thế hệ. Từ tư duy của mẹ khiến mẹ sống tốt lên kéo theo nhiều thứ xung quanh tốt lên, rồi tư duy đấy đổ sang cho con, rồi từ con đổ sang cho cháu,... Nếu chúng ta cứ mãi giữ những tư duy lệch lạc mà không chấp nhận cái sai của chính mình thì thật nguy hiểm cho chính mình và hệ luỵ đến sau này.
Em Biết Ơn rất nhiều ạ
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 20 của khóa 01 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️
