Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 08 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 02” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm công khai để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

Nhận được câu hỏi của N, BK nhắn N gửi lên nhóm và hẹn coach vào buổi ngày.
N: Chào BK và mọi người, em tham gia nhóm mình cũng đã sang tháng thứ 5 rồi và những bài coach của BK thực sự em đều thấy mình ở trong đấy nhưng em đã không tập trung đọc kỹ và thực hành được nhiều do hay ỷ lại vì mình không có nhiều thời gian. Nhưng qua những lời nhắc nhở của BK em đã suy nghĩ rất nhiều. Thời gian qua bé nhà em cũng đã có sự thay đổi nhất định: ít ăn vạ hơn so với lúc đầu vào nhóm. Một phần là em cũng có nhẹ nhàng hơn, quan sát con nhiều hơn. Một phần bé cũng lớn hơn và hiểu chuyện hơn nhưng em vẫn thấy có nhiều điều không ổn. Nếu như em không thay đổi quyết liệt hơn thì mọi việc sẽ dần tệ đi.
Hiện tại bé nhà em được hơn 4 tuổi và các biểu hiện của bé rất giống em, từ trước đến nay em là người rất nhút nhát. Em thấy vậy và ai cũng bảo em vậy, ăn nói không lưu loát. Nhiều lúc muốn nói chuyện mà đầu óc bị trống rỗng không biết diễn tả điều mình nghĩ hay điều mình muốn ngay cả với chồng. Em thấy bé cũng bị nhát giống em. Lúc ra ngoài bé muốn qua nhà bạn chơi nhưng phải có mẹ dẫn đi mới đi, hay đợi bạn bắt chuyện trước mới dám chơi cùng.
Bé nhà em có tính hiếu thắng nếu mẹ nói hôm nay con chưa ngoan vì con hay mè nheo quát lớn với mẹ, vì chưa nghe lời thì bé sẽ khóc một mực không chịu. Mẹ làm gì không đúng ý là nói là nhắc mẹ cả ngày mẹ không được làm như thế này đến khi mẹ phải chịu mới thôi. Mẹ giải thích nhưng vẫn một mực cứng đầu.
Em cũng muốn bé biết cảm ơn người khác nữa ạ em thấy bé hay chê mọi người và chưa biết cảm ơn những gì mình được nhận ấy ạ.
BK: Ok N à.
Như trao đổi, 1h30 chiều nay N nhé?
@All Mẹ nào muốn dạy con trân trọng, biết ơn thì chiều nay ta để ý luôn nhé. Mẹ nào quan tâm thả tim BK thử xem bao nhiêu người nhé?
N: dạ Bố Ken.
BK: Ok N à. N sẵn sàng chưa em nè?
N: Dạ rồi ạ BK.
BK: Ok em à. Hôm nay BK coach có thể chạm đến những thứ không hay của em, em sẵn sàng nhận khi thấy đúng chứ N nhỉ?
N: Dạ vâng ạ.
BK: Ok em à.
Cơ bản chúng ta thấy có các nội dung sau:
- Con và chính em đã tốt hơn phần nào.
- Con nhút nhát giống em
- Con hiếu thắng.
- Con thiếu trân trọng, hay chê người khác và chưa biết cảm ơn những gì mình được nhận, và em muốn dạy bé điều đó.
Đúng chứ N nhỉ?
@All Các bạn thân mến, hãy chắc chắn rằng mình không đánh giá/phán xét bất cứ điều gì ở buổi coach này, chỉ có thể chia sẻ nếu muốn giúp bạn nhưng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm và, VÀ TRÍ SÁNG SUỐT của mình. Hãy thả tim để xác nhận điều đó hộ BK nhé.
Nữa là sẽ có nhiều bài học trong hôm nay, bạn đừng bỏ qua.
N: Dạ BK.
BK: Ok e à. Ta nói về ý dạy trẻ trân trọng, biết ơn trước e nhé.
N: Dạ BK
BK: Theo em tại sao lại nên sống trân trọng và biết ơn?
Em có thể dùng ngôn từ để diễn tả trạng thái trân trọng, biết ơn nó như thế nào? Em cảm thấy những người sống trong trạng thái đó họ như thế nào? Cuộc sống họ như thế nào?
Em thường sống trong trạng thái đó không? Hay chỉ khi em nhận ra có sự giúp đỡ gì đó, nhận cái gì đó thì em mới cảm thấy sự trân trọng và biết ơn diễn ra bên trong mình? Em có thể ví dụ cụ thể những tình huống nào khiến lòng em cảm thấy trân trọng và biết ơn không? Cụ thể tuần qua em cảm thấy trân trọng và biết ơn điều gì?
Câu hỏi quan trọng: Em biết tại sao em hỏi "Làm thế nào dạy con trân trọng biết ơn" mà BK lại hỏi những câu liên quan tới em không?
N: Thật ra ý nghĩ sống trân trọng biết ơn bắt đầu do chồng em hay nói với em phải biết ơn ba mẹ sau những lần em hay cãi ba mẹ ấy ạ. Nhờ ba mẹ mà mình mới có được như ngày hôm nay và chồng em cũng nhắc em dạy con như thế. Trước đây mối quan hệ của em với ba mẹ cũng không được tốt lắm do khác suy nghĩ nhưng sau khoảng hơn 1 năm nay em đã biết suy nghĩ cho ba mẹ hơn không có cãi lại như trước nữa.
BK: Ok em, chiêm nghiệm tiếp những câu hỏi kia của BK xem N nhé.
Về phần này thì khi chồng nói như thế, trong em cảm thấy đúng được nhiều phần không, và sau khi thực hành vào thì em cảm thấy mối quan hệ đã thực sự tốt lên nhiều chưa?
N: Dạ có ạ BK, thực sự khi mà trước đây từ lúc em sinh bé đầu, em hay nói lại cãi lại ba mẹ khi ba mẹ góp ý trong việc nuôi con lâu dần mối quan hệ không còn tự nhiên nữa và ông bà cũng không còn muốn nói chuyện khi mà em cứ phản kháng lại ấy ạ. Nhưng sau khi mà chồng em nói rồi sau những bài coach của BK thì em đã nghĩ thông suốt hơn không nói lại ba mẹ nữa. Hiện tại em và ba mẹ đã thoải mái hơn khi nói chuyện rồi và mối quan hệ đã thực sự tốt lên rồi ạ.
BK: Ok N à, còn gì nữa không với những gợi mở/câu hỏi trên nè em?
Câu hỏi quan trọng: Em biết tại sao em hỏi "Làm thế nào dạy con trân trọng biết ơn" mà BK lại hỏi những câu liên quan tới em không?
N: dạ có phải vì muốn dạy con trân trọng biết ơn thì mình phải hiểu thực hành và làm gương cho biết phải không ạ?
BK: Ok em à. Trước hết BK cần nhắc nhở: Con đến với thế giới này, không ai khác chính là Bố Mẹ - người mà chúng sẽ học rất nhiều, sẽ thu nhiếp rất nhiều, sẽ noi gương rất nhiều. Em hiểu rõ ràng rồi chứ N nè?
N: Dạ BK.
BK: Ok hãy thực sự tập trung vào câu hỏi này nữa em nhé:
Con và chính em đã tốt hơn phần nào
=> Con và cả chính em đã tốt lên, vậy thấy mình có sự trân trọng và cảm ơn/biết ơn tới BK không? Em đã nhắn một câu hay đã làm gì chưa? Bộc lộ ra chỉ là một phần nhỏ thôi, quan trọng là em thấy trong mình có sự trân trọng và biết ơn rõ ràng chưa, mãnh liệt chưa, ĐÃ GIÀU CHƯA? Giàu sự trân trọng và biết ơn ấy?
Tại vì BK đang là người chỉ dẫn và chí ít giúp em thay đổi, vậy trước đây, những người đã giúp em như thế, em đã có sự trân trọng và biết ơn chưa?
N: Dạ có ạ nhưng em đã không thể hiện ra.
BK: Thử xem, quan sát kỹ xem, tại sao mình không/chưa thể hiện ra? Em hiểu được nguyên nhân chỗ này không?
N: Vì mình cảm thấy vậy nhưng chưa hẳn mình đã trân trọng sự giúp đỡ đó ạ.
BK: Vậy là cái sự trân trọng và biết ơn bên trong mình nó còn mong manh, đúng không em, nó chưa đủ lớn để trổ ra thành lời nói hay hành động, đúng không em?
N: Dạ BK.
BK: Ta có thể chỉ bày cho con cái đó khi ta hiểu giá trị cái đó, nó có ích như thế nào tới cuộc sống của ta, và chỉ có thể dạy được khi trong ta quá nhiều, quá đầy, mà đôi khi cái sự quá đầy trong ta, cái cách chúng ta làm gương đó chính là sự chỉ dạy tốt nhất. Em hiểu ý chứ?
Làm thế nào ta dạy con khi chính ta còn nghèo cái đó, còn nông cạn cái đó
Làm thế nào ta dạy con trân trọng, biết ơn khi chính ta còn nghèo cái đó, còn hời hợt cái đó?

BK là người hướng dẫn em, thật ngại khi nói ra nhưng nếu không nói thì em không hiểu được
Nên BK vẫn cần nói, dù là BK hay là ai đó chỉ dẫn em, để cuộc sống em tốt hơn thế thì em không nên hời hợt với sự tận tụy đó.
Cuộc sống của chúng ta, nó sẽ cuốn đi mọi thứ khi chúng ta không trân trọng và biết ơn nó

Bao gồm cả đứa trẻ mà ta yêu quý
Ta không trân trọng và yêu thương nó, rồi có lúc trưởng thành nó cũng rời xa ta mà thôi.
Bao gồm cả bố mẹ - người đã sinh thành và dưỡng dục ta. Sự cuốn đi không chỉ về thể xác mà cả những cái nên là như sự thân tình, ấm áp. . . nó sẽ không tồn tại giữa chúng ta và bố mẹ . . . Em hiểu ý chứ?
N: Dạ BK.
BK: Nếu BK không giúp được gì em thì không nói
BK rõ ràng giúp được em nhiều
Thậm chí thúc đẩy và nhắc nhở em ngay cả đó là cuộc sống của em
Nhưng em thực sự vẫn còn hời hợt
Ngay cả người đã giúp đỡ ta nhiều như thế, ta còn chẳng trân trọng, chẳng cảm ơn nổi, thế thì những thứ khác trong cuộc sống, ta đủ giàu để cảm ơn nó không?
Cầm ly nước lên, ta cảm thấy thực sự trân trọng và biết ơn không?
Em sẽ dạy, mà chẳng cần dạy khi sáng ra em cầm ly nước mà lòng đầy hân hoan, ngập tràn hạnh phúc và cảm thấy may mắn thế, mình vẫn có nước để uống. . . .
Em sẽ dạy, mà chẳng cần dạy khi lòng kính trọng trong em lớn lao với những người đã sinh thành, dưỡng dục, với những người thầy của em.

BK không nói những thầy chỉ với cái mác, BK nói về những người thầy thực sự ấy.
Sự trân trọng/biết ơn là cần thiết với người học, đó là cách biểu hiện của cánh cửa người học đã mở toang để thầy đến, để những bài học mình nguyện cầu đến.

BK không vì ham nhận những lời cảm ơn/lòng biết ơn của mọi người, tuy nhiên vì hiểu thấu ai đó giàu lòng biết ơn đều hạnh phúc, thế nên để nuôi dưỡng lòng biết ơn trong mọi người thì Bố Ken chia sẻ ra, và BK cũng cần mở toang cánh cửa để đón nhận, đón nhận cũng là cách BK đang cho đi đúng, cho đi cơ hội để người đáp lại.
Người học trò hay người học thì cần một bài học lớn: bài học TRONG SUỐT VỀ LÒNG BIẾT ƠN, nếu bạn không biết ơn những gì thầy chia sẻ, bạn đi dùng cái thầy chia sẻ, thế thì chẳng có tác dụng gì cả, cho dù ngôn từ đúng nhưng NGHĨA không tới được

Trước nay BK gần như không xưng mình là thầy với ai cả, bởi với BK chữ thầy nó rất nặng nghĩa, và cũng một phần vì người học chưa sẵn sàng.
Ở đây các bạn cứ gọi BK là được rồi, tuy nhiên thì dù sao nếu chưa có ích gì thì thôi, nếu đã có, hãy cảm nhận sâu vào, cảm nhận nếu như chúng ta không học và không hành điều đó, thế thì cuộc sống sẽ tiếp diễn như thế nào?
Ngày hôm nay mượn BK ra - người giúp bạn để KHƠI lòng biết ơn trong bạn
Nhưng đích xác BK muốn bạn khi gặp ai đó hết lòng giúp đỡ, bạn hãy cảm nhận và để cho sự biết ơn chảy quyết liệt trong trái tim của mình, sau rồi cái giàu đấy nó sẽ bộc lộ ngay cả khi bạn ngồi ăn bát cơm, uống chén trà, ngay cả khi bạn gặp vấn đề gì đó chưa ưng ý, thế thì bạn vẫn có góc nhìn: À, may mà nó còn chưa tệ hơn?
@All N và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ?
N: Dạ Bố Ken trước đây khi gặp vấn đề không ưng ý em thường có xu hướng đổ lỗi thay vì nghĩ được như BK ạ, cảm ơn những lời chỉ dạy của BK ạ.
BK: @All Hành trình này sẽ còn có nhiều cái sâu nữa, nên chúng ta học hãy học tận cùng đi, kẻo có những câu chuyện chỉ hiểu đc một phần.
Đừng cố bộc lộ ra hay nói những lời cảm ơn sáo rỗng. . . Hãy để cho trái tim cảm nhận đủ, thế thì bạn sẽ thấy mình không thể không nói cảm ơn với cha mẹ, với BK, với sếp, với đồng nghiệp. . . Hãy thậm chí viết tâm thư cho họ vì cuộc đời này may mắn gặp họ. . . Khóa 01 đã rất nhiều bạn ứng dụng điều này, từ đó mối quan hệ của vợ chồng, sếp, con cái.... đều tốt lên, bạn quyết định sao, DÀNH THỜI GIAN TÂM TRÍ CẢM NHẬN VÀ THỬ CHỨ?
Rồi những bạn nó giàu quá, các bạn trân trọng nhiều rồi, hãy biết làm chủ và để ý điều này: Đôi khi bạn hiểu không, cái sự im lặng lại là tốt, bởi vì ta cảm thấy nói ra lời cảm ơn nó nhỏ bé quá so với những gì trong lòng ta, nó làm cho sự cảm ơn trong ta không còn trọn vẹn nữa, lúc đó đừng nói ra như một thói quen. Lúc ấy hãy cứ mỉm cười để trái tim biết ơn tự chảy, nó sẽ trổ ra những quả rất đẹp. Nhớ đây là dành cho những bạn trong lòng rất kính trọng ai đó, rất biết ơn ai đó. . .những bạn còn nghèo nàn trân trọng thì vun vén, nuôi dưỡng đã. Các bạn hiểu ý BK chứ nè?
Đừng lo sợ BK không cảm được, dù các bạn nói ra, các bạn im lặng, BK vẫn đâu đấy hiểu và cảm nhận được khi tâm trí bạn còn hiện diện ở đây. Mà cái quan trọng nhất là bên trong bạn, cái đó nó đang GIÀU không? Hãy tự hỏi.
Một người mẹ dạy con học bài? Chỉ chăm chăm nhìn vào những thiếu khuyết của con
Trong khi ngày hôm ấy con mệt, sau rồi mẹ con vùng vằng nhau, cáu bẩn nhau. . .
Nếu em sống được như những gì BK nói, BK làm, thế thì thay vì chăm chăm như thế, em ôm con vào lòng và hài lòng: Hôm nay con mệt, ăn được nửa bát cơm cũng là tốt rồi, ta biết ơn về điều đó, biết đủ ở đó.
Cái sự hài lòng không khiến chúng ta thụt lùi, mà chính trạng thái đó khiến con cảm thấy vui vẻ, an tâm, rồi từ đó con cũng nghe mẹ hơn, đó là một ví dụ, N và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ? @All

HNB: đúng vậy anh ạ. Đấy là cảm xúc của em khi dạy con học. Mình chỉ chăm chăm vào việc của mình - là mong muốn con hoàn thành bài tập,..... mà quên không quan sát con, không biết tâm trạng con hôm nay thế nào, con có cảm thấy mệt không?
BK: @HNB BK thấy nhiều mẹ con ứa nước mắt ra đó rồi nhưng vẫn chỉ chăm chăm NGHĨ TỚI CÁI MUỐN của mình, nào là toán, nào là tiếng anh, . . .
Để được cái gì vậy?
Một người mẹ sáng ra buồn bã tâm sự, BK copy y nguyên cho các bạn đọc nhé
@All
L: Bố Ken ơi,
Hôm nay, 1 người làm mẹ như em cảm thấy buồn ạ. Trường S hôm nay đón đoàn kiến tập của sở GD về. Tối qua cô giáo có nhắn riêng cho em sáng nay đưa con sang 1 lớp khác. Không phải lớp bình thường con hay học. Em cũng không nghĩ gì nhiều. Đến sáng nay em mới biết là cô sẽ giữ lại 1 vài bạn còn lại sẽ sang 1 lớp khác. Bỗng dưng em thấy chạnh lòng BK ạ. Em ko biết vì lý do gì. Nhưng cảm giác con bị tách ra em thấy thương con quá BK ạ.
BK: Chỉ hôm nay à L ới
L: vâng ạ. Chỉ hôm nay ạ, vì hôm nay có đoàn ở sở GD về ạ
BK: Em biết các cháu ở lại có đặc điểm gì không?
L: Em không rõ ạ. Vì sáng em đến sớm. Nên các bạn lớp bình thường học chưa đến hết ạ
L: Em nghĩ có thể S bé hơn các bạn nhiều. Và S cũng nghịch hơn các bạn ạ. Ở lớp nếu cô nói to thường S sẽ không nghe lời. Nếu cô nói nhẹ nhàng thì nghe. Ở nhà cũng vậy ạ. Nên có thể sẽ khó bảo hơn các bạn BK ạ
BK: Đấy, chúc mừng em, vì ta có cậu bé đáng yêu, tinh nghịch, nghe cái cần nghe, nghe khi thấy đúng. . .
Ta cần gì cái NGOAN/LỄ PHÉP và nghe bất chấp đâu
Thế nào em?
L: Sáng nay trên đường đi làm em đã suy nghĩ nhiều. Em hiểu và tin tưởng con. Nhưng ở 1 tập thể con có sự khác biệt. Khi lớn thêm 1 chút. Với môi trường này. Liệu con có tự ti hay thấy buồn vì mình không phải là người được chọn BK ạ
BK: Họ không chọn ta thì ta nâng cấp giá trị để có quyền chọn, ok chứ em nè
L: Câu nói này của BK thật sự hay ạ
Ta cảm thấy thế nào các bạn?
TM: @Bố Ken Em nghĩ giáo dục nước ta em không có quy tập toàn bộ nhưng đa số là chạy theo thành tích, các bé ngoan ngoãn nghe lời nếu có đoàn kiểm tra sẽ để các bé để lại lớp. Còn nếu trong tập thể có các bé hiếu động, nghịch 1 chút thì các cô sẽ tách riêng ra. Quân số chất lượng để lấy thành tích là lớp tốt, lớp có nhiều em xuất sắc. Vậy thực chất ra bệnh thành tích này sẽ khiến nhiều bé, nhiều phụ huynh bị tổn thương.
Em thích những đứa trẻ có chính kiến của bản thân mình, không quá nghe lời vì khi quá nghe lời bé sẽ không có quan điểm, mà sẽ chỉ nghe theo sự sắp đặt của người lớn. Quan điểm em là vậy ạ. Em thấy BK nói câu “Ta cần gì cái NGOAN / LỄ PHÉP và nghe bất chấp đâu. Nên cái BK nói rất hay và khiến nhiều người phải suy ngẫm ạ. Cám ơn BK.
BK: @D @KV @BTT @G @LQ @HHN @TrTKN @Npp MT: Trước hết BK thấy các bạn đã đọc, đã thả tim, BK muốn lắng nghe chia sẻ của các bạn về phần coach chiều nay, ta cảm thấy thế nào các bạn? Có mạnh mẽ, có sâu sắc không? Thực sự thì đã bao giờ các bạn được coach, được nói về những điều như trên chưa? có gì chưa rõ, chưa hiểu không các bạn, có thực sự thấm không các bạn?
@All Rồi các thành viên khác nữa, cùng những câu hỏi tương tự trên, ta quán chiếu để chia sẻ BK nghe trong lòng bạn cảm thấy thế nào nhé?
KV: @Bố Ken
Lời cảm ơn là hình tướng biểu hiện ra bên ngoài xuất phát từ lòng biết ơn. Nếu lời cảm ơn ấy chỉ được nói ra một cách máy móc, nói ra chỉ để thỏa mãn yêu cầu của ai đó (ở đây là ba mẹ) nhưng sâu trong người đó không hiểu thế nào là biết ơn, không cảm nhận được thì đó chỉ là sáo rỗng. Vậy nên việc thực hành biết ơn là cần thiết hơn việc dạy con chỉ nói cảm ơn mà con chưa hiểu tại sao phải làm vậy.
Bản thân em có thể đã nói rất nhiều lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, hoặc một ai đó từng giúp đỡ mình, và em cũng luôn bảo con phải nói lời cảm ơn khi ai đó cho con kẹo bánh, hay giúp con điều gì, và con vẫn luôn nói lại theo lời mẹ bảo. Nhưng em lại chưa bao giờ nói cảm ơn bố mẹ, dù em rất biết ơn ông bà, vì đủ thứ. Đọc bài coach hôm nay xong, tự nhiên em muốn chạy về ngay với bố mẹ, ôm bố mẹ như hồi trẻ con và cảm ơn 2 con người tuyệt vời ấy thiệt nhiều.
Em chưa bộc lộ nhiều ở group, em chỉ lặng lẽ theo dõi các tình huống của các mẹ, góp nhặt những ý tương đồng trong từng bài coach để thực hành với con, và em thấy em thay đổi từng ngày. Là em thay đổi nhiều hơn con em, vì những điều mà em cảm thấy xấu xí ở con khi quán chiếu lại thì đều do em mà ra. Mỗi khi em cảm thấy con sai, em sẽ dừng lại một khoảng để tự hỏi mình, thực sự phải làm như vậy mới đúng hay đó chỉ là điều mình muốn. Và em cũng dần chấp nhận việc con sẽ có cá tính riêng, không phải lúc nào cũng là em bé nghe lời. Cảm ơn BK đã tận tâm, đổ ra rất nhiều tâm huyết cho chặng đường dài như thế này, để những người làm cha mẹ lạc lối có thể sớm hiểu ra và thực sự thay đổi, thực sự đồng hành cùng con, không chỉ nuôi con lớn mà còn nuôi dưỡng tâm hồn con.
TTKN: Phần coach chiều nay rất sâu sắc và mạnh mẽ BK ạ, e thấy BK chỉ dẫn rất trực diện và thẳng thắn để các mẹ thấy được những thiếu khuyết. Hiếm có ai coach thẳng thắn đến như vậy BK ạ. Thật sự e rất tâm đắc với lời chỉ dẫn "Ta có thể chỉ bày cho con cái đó khi ta hiểu giá trị cái đó, nó có ích như thế nào tới cuộc sống của ta, và chỉ có thể dạy được khi trong ta quá nhiều, quá đầy, mà đôi khi cái sự quá đầy trong ta, cái cách chúng ta làm gương đó chính là sự chỉ dạy tốt nhất." Khó nhất là làm cha mẹ hiểu biết, biết được để rồi mình trân trọng, biết rồi để từ đó mình ngộ ra, mình học hỏi và lấp đầy để rồi từ đó trổ ra, làm gương sáng cho con noi theo. Cuộc đời mỗi người thật may mắn khi ta tìm được những người thầy tốt, một môi trường tốt và những cuốn sách giá trị. Ở đây e thấy đã có đủ đầy những điều đó. Cảm ơn BK và cộng đồng các mẹ rất nhiều ạ!!!!
Nghĩ lại cuộc đời e thấy mình rất may mắn BK ạ, cuộc sống khốn khó lúc nhỏ cho mình nghị lực để vươn lên, nhờ có nó mà ta biết ta mạnh mẽ đến nhường nào và vẫn thấy mình còn may mắn hơn những mảnh đời khác rất nhiều. Lớn lên lại thấy mình luôn may mắn vì gặp được nhiều người thầy, người bạn tốt, rồi lấy chồng lại có được bố mẹ anh chị em bên chồng và chồng tốt, đi làm gặp được sếp và đồng nghiệp tốt, rồi lại có 2 e bé đáng yêu kháu khỉnh. Em luôn thầm cảm ơn cuộc đời này vì quả thật có quá nhiều điều đáng trân trọng và biết ơn. Những cái dung dị nhất còn được thở, được sống là điều biết ơn rất rất lớn rồi ạ!
BTT: Bài coach của BK chiều nay thực sự chạm. Đây cũng là những điều em đã quên lãng trong cách ứng xử của mình. Gần đây, em bắt đầu nhận thức ra vấn đề, ý thức việc luôn biết ơn mọi điều đã xảy ra trong cuộc sống, thay vì oán trách. Tuy nhiên từ ý thức đến hành động thực tiễn, thể hiện được chiều sâu của lòng biết ơn thì em vẫn cần trau dồi, học hỏi. Bản thân em cũng luôn tự nhắc mình và chỉ dậy con hiểu về lòng biết ơn. Nhiều khi chỉ đơn giản là đi học về, mẹ hỏi con hôm nay con biết ơn ai đã giúp đỡ con không? Thực sự phải cảm ơn BK và cộng đồng này đã luôn khiến các thành viên thức tỉnh, không chỉ 1 lần mà các tình huống đều có ít nhiều hình ảnh mình trong đó, để mình thay đổi, giúp con có đời sống tinh thần phong phú.
TM: Trước đây em cũng có đọc cuốn sách về lòng biết ơn . Thực ra em đọc nhưng em chưa thực sự hiểu sâu, đặt tâm vào để thực hành. Những gì diễn ra trong cuộc sống mình kể cả lúc mình ăn bát cơm, uống ngụm nước mình cũng chưa thực sự để tâm , biết ơn vào nó. Những cái chỉ nói tuy là nhỏ, là đơn giản nhưng từ những cái đó mình mới biết trân trọng mọi điều diễn ra xung quanh mình.
Thực hành lòng biết ơn thật nhiều thì trong mình sẽ thấy mọi thứ đều tốt đẹp
Cám ơn Bk về bài coach vô cùng giá trị ạ . Em đã suy ngẫm về bản thân mình rất nhiều thông qua bài coach vô cùng hay và ý nghĩa này ạ.
BK: @KV Bạn thân mến
Đích xác em đã được học để sáng suốt và hạnh phúc hơn
Đích xác em đã được học để nuôi dạy con nhẹ nhàng hơn
Nhìn lại xem:
Có ai đó, em hiểu chứ, ai đó chẳng được học về nuôi dạy con, có lẽ tuổi thơ cũng đầy rẫy những đói nghèo, khổ cực và thậm chí cũng chịu những trận đòn roi hay áp đặt từ ông bà, thế mà họ vẫn chăm sóc và nuôi dưỡng ta đến mức thế này, thế mà họ vẫn hỏi han và quan tâm chúng ta đến lúc này. Như thế chẳng có lẽ ta còn chưa hài lòng sao?
Liệu giờ này, họ đang ra sao, họ đã thực sự an lòng chưa? Họ xứng đáng để ta dành những sự cảm ơn hay họ vẫn còn phải chịu những sự hờn dỗi/chỉ trích/thờ ơ của chúng ta?

Nếu đang khóc, hãy cứ thả lỏng bản thân, để giọt nước mắt chảy dài
Nếu chưa có cơ hội về, hãy để trái tim em như thế, nó sẽ đưa chúng ta đến những cảm nhận, những rung động lớn lao, đừng kìm hãm nó.
Rồi em có thể viết những bức thư
Mua món quà nào đó liên quan sức khỏe
Chạy về nhà khi có thể
Hãy sớm chia sẻ với Bố Ken cái cảm giác họ nhận thư/tin nhắn/cái ôm... của bạn, có thể đó là khoảnh khắc họ nghẹn lời, cái mà họ cảm thấy mãn nguyện khi tuổi đã về già. Được chứ Vân và các bạn @All
KV: Vâng ạ BK. Em đã đặt vé tết dương này về, cùng con. Em sẽ thả lỏng, thả lòng mình để thực sự cảm ơn bố mẹ, ôm bố mẹ, nói lời yêu thương.. ❤ Cảm ơn BK rất nhiều.
HHN: @Bố Ken Vâng, thưa anh!
Chiều hôm nay em may mắn có thời gian ngồi theo dõi bài Coach của BK. Cảm xúc xuất hiện đầu tiên trong em là rất NỂ BK. (Thực ra NỂ thì lâu rồi nhưng chiều nay nể thêm 1 cái nữa đó là SỰ THẲNG THẮN). Từ trước nay, em nể phục vì nghĩ hẳn anh đã có một quá trình học, hành, trau dồi rất dày công, chu đáo cộng với chiều sâu của tâm hồn mới có thể coach cho rất, rất nhiều mẹ, nhiều lĩnh vực, nhiều tình huống khác nhau. Không phải chỉ khi có nhóm Coach này đâu mà trước giờ những bài đăng của BK trong cộng đồng nuôi dạy con, trên fb cá nhân cũng đã là những bài học giá trị đối với rất nhiều mẹ trong đó có em. Nhưng khi vào trong nhóm Coach này, chúng em đã rất may mắn khi đc BK bóc tách rất chi tiết, rất sâu sắc vấn đề của mỗi mẹ, đồng thời chỉ ra gốc rễ sâu xa của vấn đề, sau đó đưa ra hướng giải quyết. Chiều nay, em đọc và nể cái sự THẲNG THẮN, MẠNH MẼ, RỐT RÁO trong bài coach của BK. Chính vì sự thẳng thắn đó, bạn ấy mới nhìn ra được, mới hiểu được vấn đề của mình. Và qua bài Coach, em cũng có cơ hội để học hỏi thêm, biết thêm cách thức để thực hành và bồi thêm, nuôi dưỡng nó. Em tâm đắc với câu "Ta có thể chỉ bày cho con cái đó khi ta hiểu giá trị cái đó, nó có ích như thế nào tới cuộc sống của ta, và chỉ có thể dạy được khi trong ta quá nhiều, quá đầy, mà đôi khi cái sự quá đầy trong ta, cái cách chúng ta làm gương đó chính là sự chỉ dạy tốt nhất".
Quả như vậy, điều đó em thấy rõ nhất khi mình thấy sự phản chiếu của mình thông qua 2 đứa con. Nhà em 2 bé
Về lòng biết ơn, em may mắn được "hấp thụ" từ cha mẹ ngay từ nhỏ (Hồi nhỏ, bố em hay nói: Gia đình mình được như thế này là nhờ phúc tổ tiên ông bà đó các con à" rồi bố em đưa ra những dẫn chứng: thời chiến tranh, bố em may mắn thoát chết 3 lần, khi mà ranh giới sinh tử rất mong manh, và có những trường hợp, hình dung là có "bề trên" chỉ lối chứ ko thì đã không tồn tại đến bây giờ... rất nhiều những câu chuyện khác. Và vì thế, khi có con, em vẫn thường hay thủ thỉ với con, dạy con về cách ứng xử có phép tắc, lễ độ với người lớn, đặc biệt là ông bà, bố mẹ. Và mỗi lần, con làm gì cho em, em cũng nói "Mẹ cảm ơn con đã quan tâm mẹ nhé". Khi con chia sẻ đồ ăn, đồ chơi, hay giúp chị/em việc gì thì em sẽ ôm con và nói "Mẹ biết ơn con đã luôn yêu thương chị S/em Ch của con nhé" thì con rất vui. Và, em để ý, thấy con sẵn sàng nói lời cảm ơn khi đón nhận thứ gì từ người khác, kể cả chỉ 2 chị em với nhau. Đối với chồng, em đã từng viết ra những điều biết ơn chồng (khi em gửi cho chồng em đọc, anh ấy đã rất vui, và sau nhiều lần như thế, chồng em đã có những phản ứng tích cực). Đối với bố mẹ, những lúc về nhà, mỗi lần tạm biệt để trở về thành phố, em đều hôn bố và mẹ, thong thả thì ôm thêm cái, vội quá thì chỉ kịp hôn, dặn vài câu (cha mẹ cố gắng ăn uống đầy đủ nhé, cha làm gì thì cũng vừa thôi, đừng sáng sức mà mệt, cha nhớ tắm sớm...) và điều đó con gái em cũng đc chứng kiến. Kể cả bố mẹ chồng, em đều nói lời cảm ơn (vì em cảm thấy biết ơn thật sự), và em thương bố mẹ chồng gần như bố mẹ đẻ). Hiện tại, mẹ em đang nằm cấp cứu trên bệnh viện, nhiều người thấy em vừa đi làm, vừa con nhỏ lại ngày ngày lên xuống bệnh viện nên cũng chia sẻ, động viên. Tuy nhiên, em cảm thấy rằng, mình may mắn vì còn có mẹ để mà chăm sóc + thương mẹ một đời vất vả nên em không hề cảm thấy vất vả, và cũng không để bà thấy mình tất bật (mặc dù trên thực tế thì mình cũng tất bật, bận rộn thật). Đối với em, song thân phụ mẫu đang còn, hiện diện diện trong cuộc sống của mình đã là niềm hạnh phúc lớn lao, để mình có cha mẹ, con mình có ông bà, và cha mẹ là nguồn động lực tinh thần rất lớn để mình cố gắng, để mình sẻ chia, để mình cảm thấy được vỗ về, an ủi "hành trình của mình luôn có cha mẹ dõi theo"...
Riêng với BK, cách ứng xử của anh gieo vào lòng em một ấn tượng thật sâu sắc, thật mãnh liệt, và nhất là cái ngày 28/6/2024 ( - khi mà em được anh đồng ý để có thể có mặt trong cộng đồng "Cùng con với BK", em nhớ (lúc đó em đang ở viện Nhi TW), em đã nhắn tin cho anh chia sẻ về hoàn cảnh của mình, anh đã rất rộng lượng để đón nhận, để sẵn sàng chia sẻ và đồng ý cho em được tham gia lớp học. Em nhớ BK đã nói "Sau này em thấy giá trị, em nhớ về một tấm lòng đã hỗ trợ em, em có thể không cần đáp trả BK làm gì, hãy giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình"... Cảm thấy ấm áp vô cùng khi nghĩ về những giá trị mà BK trao cho cộng đồng, và riêng với bản thân em. Khi em đang viết những dòng này và nhớ lại khoảnh khắc ấy, em đã rơi nước mắt BK ạ. Biết ơn anh thật nhiều - người thầy, người anh đáng quý, đáng trân trọng mà em may mắn có duyên để được kết nối, để được đón nhận nhiều giá trị từ anh. (Với anh, em chỉ nói lời cảm ơn thôi vẫn chưa đủ ạ.hihi).
Thực sự thì chỉ khi vào đây, em được lĩnh hội rất nhiều, từ những cái nhỏ nhất để xây nên cái lớn. Và trước giờ, chỉ khi vào đây chúng em mới được coach những vấn đề rất thực, rất cần của cuộc sống, những cái rất thực tế gặp hằng ngày... mà chưa có trường lớp hay tổ chức nào dạy cả. Học trường lớp chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa", là "học không đi đôi với hành", là lý thuyết sáo rỗng... Còn ở đây, chúng em được trang bị, bồi dưỡng kiến thức bằng cách phân tích tình huống cụ thể nên rất dễ hiểu, dễ thấm và được BK "cầm tay chỉ việc". Thực sự có ích đối với cuộc sống của bao nhiêu mẹ, bao nhiêu em bé từ chỗ stress lại có được những giây phút hạnh phúc, thảnh thơi và nhẹ nhàng hơn với nhau. Có những cái em thực hành tốt, có những cái chưa thực sự triệt để (do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan) nhưng chí ít, nhờ những "ánh sáng" mà BK soi rọi, thì phạm vi "bóng tối" trong em và các mẹ đã hẹp đi rất nhiều BK ạ.
BK: “Một người mẹ dạy con học bài? Chỉ chăm chăm nhìn vào những thiếu khuyết của con
Trong khi ngày hôm ấy con mệt, sau rồi mẹ con vùng vằng nhau, cáu bẩn nhau. . .
Nếu em sống được như những gì BK nói, BK làm, thế thì thay vì chăm chăm như thế, em ôm con vào lòng và hài lòng: Hôm nay con mệt, ăn được nửa bát cơm cũng là tốt rồi
Cái sự hài lòng không khiến chúng ta thụt lùi, mà chính trạng thái đó khiến con cảm thấy vui vẻ, an tâm, rồi từ đó con cũng nghe mẹ hơn, đó là một ví dụ, Ng và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ? “
@Bố Ken Cái này thì em vẫn gặp, dù không quá gay gắt nhưng em cũng đã đổ ra thái độ chưa hài lòng với con khi con học bài, nhưng thực tế bé còn nhỏ, mẹ chưa có thời gian sao sát, kèm cặp, đồng hành cùng con thì quả nó mới như vậy ạ. Nên ý này giúp em ngộ ra và có hướng xử lý tốt hơn anh ạ!
Biết ơn anh vì đã chia sẻ những hạt mầm của tri thức, của sự thấu hiểu, kiên trì, sáng suốt vào những mảnh đất trống cần phủ những cây xanh. Em chúc anh và gia đình ngày cuối tuần thật ấp áp và tràn ngập tiếng cười, hạnh phúc! Chúc các mẹ, các bé thật vui vẻ, nhiều năng lượng tích cực ạ.
BK: @TTKN @All Hãy cảm nhận cái trạng thái lúc ta thấy may mắn ấy, nó thực sự Hạnh phúc, thực sự lâng lâng, thực sự rung cảm và hãy làm dày những điều đó trong cuộc đời. . . Khi ta liên tục thực hành những gì BK nói, cuộc đời chúng ta sẽ là chuỗi ngày rung cảm với thế giới này, cầm ly nước lên chúng ta cũng cảm thấy mãn nguyện rồi, thế thì bia để làm gì? rượu để làm gì? trà sữa để làm gì. . . BK không hàm ý chúng ta bắt buộc cắt hết nhưng chúng ta không cần phụ thuộc vào nó, có thì dùng, không có chúng ta vẫn mãn nguyện, . . . Cái dễ ai chả làm được, hãy KIÊN TRÌ MIÊN MẬT để thành tựu cho chính mình và trở thành một tượng đài trước mặt đứa con của mình. Được chứ Ngân và các bạn?

Bài Coach này mới một nửa thôi, BK sẽ chờ N và các bạn chiêm nghiệm/cảm nhận và bộc lộ thêm nữa nhé.
TTKN: @Bố Ken vâng BK ạ, em sẽ nuôi dưỡng và làm dày thêm để tạo ra 1 cuộc sống đáng sống ạ!
BK: @HHN
BK nhắn cho từng người và luôn cảm nhận về người đó, tuy nhiên cũng không biết cụ thể em làm nghề gì.
Hôm trước thấy em nhắn lời chúc mừng 20/11 sâu sắc thế, nay mới biết em là Giáo viên dạy văn cấp 2, điều đó thật tuyệt vời, hy vọng những thứ sâu sắc BK coach này ngấm vào trong em, em thực hành để rồi nó tràn đầy, nó đổ ra một cách đẹp đẽ tới học sinh của mình - thế hệ của tương lai.
Cảm ơn tấm lòng của em dành cho tụi nhỏ nhé.
Đó, sự trân trọng trong em và nhớ những gì BK nói: Ta không quên người chỉ dẫn mình nhưng hãy đáp trả thông qua việc giúp đỡ những người khác nữa, những thế hệ học trò
BK cảm thấy thật may mắn khi sự đổ ra của mình tới được những người như em.
HHN: Vâng, anh ạ! Dù em chưa hoàn hảo, cũng chưa thật giỏi nhưng em luôn tâm niệm: mạch ngầm của tình cảm, lòng nhân ái và tâm huyết, trách nhiệm với việc mình làm, nhất là nghề nghiệp, với học trò luôn là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của bản thân. Hướng bản thân, con cái và nữa là học trò hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp. Và thật may mắn có những người thầy như anh để dẫn đường, khai mở những gì em chưa biết, còn thiếu sót... Mỗi lần, đọc những lời nhắc của anh ở nhóm, em vẫn cứ nghĩ, thật ko mấy ai tâm huyết được đến như thế, mà số ít thì thường là hiếm và rất quý ạ. Vậy nên, khi em học rồi nhưng hành chưa đủ là vẫn cảm thấy có lỗi với người đã khai tâm, khai trí cho mình ạ.hihi.
BK: @All
Điều BK chỉ dẫn
Người đó học, và hành là tốt rồi
Tuy nhiên:
BK không muốn người đó dừng lại ở mỗi bản thân hay con cái
Mà BK muốn người đó nới rộng trái tim mình ra, có thể giúp chồng có những góc nhìn mới dù ít hay nhiều, khó quá thì có thể tới người trong mối nhân duyên của mình đang như mình trước kia trước, có thể hướng dẫn trực tiếp hoặc gieo duyên cho họ biết, sẽ thật phúc lành nếu họ cũng nếm trải được như những gì bạn nếm trải.
Nãy giờ BK vẫn cảm thấy vui, giữ được trạng thái vui vẻ ấy, mỉm cười an lành.
BK đã rất vui khi ở Khóa 2 không chỉ có mỗi nghề làm mẹ, mà có cả nghề Giáo viên, có cả nghề Bác Sĩ.
Các bạn cảm thấy thật may mắn khi học
Các bạn đã thực hành rất tốt
Các bạn đã bộc lộ rất tốt
Và điều đó, chắc chắn sẽ giúp cho con cái của các bạn
Điều đó chắc chắn giúp cho bệnh nhân, không chỉ thân bệnh mà còn tâm bệnh, một sự thấu hiểu và củng cố tâm lý
Điều đó nữa, chắc chắn sẽ giúp các học trò học sâu sắc, trực quan, tự do, hạnh phúc hơn thay vì chỉ học những thứ lý thuyết sáo rỗng ...
Hi. Lành Thay!
D: @Bố Ken Bài Coach về sự trân trọng và lòng biết ơn thực sự nó rất hay rất chạm. Em thật sự cảm ơn BK rất nhiều, từ ngày biết tới BK và được vào nhóm Coaching cùng BK được học, được chia sẻ và được BK đồng hành em đã thay đổi rất nhiều, em luôn cảm thấy mình rất may mắn vui vẻ mỗi ngày. Cuộc sống hôn nhân gia đình cũng rất khác nhẹ nhàng vui vẻ, sau bài Coach ngày hôm qua thì tối về em cũng có niềm vui về sự biết ơn ạ.
Em chia sẻ 1 đoạn hội thoại nhỏ giữa 2 mẹ con, hôm qua em đi làm về rồi có ghé qua siêu thị mua sữa cho con, khi em về tới nhà thì con chạy từ nhà Bà nội về
M: Con chào mẹ ạ
Mẹ: Mẹ chào M ạ
M: Mẹ mua cái gì đấy ạ?
Mẹ: Mẹ mua sữa cho M đó, con thích không?
M: Con thích, con cảm ơn mẹ ạ.
Khi nghe con nói lời cảm ơn em đã rất vui và hạnh phúc BK ạ.
LQ: @Bố Ken đọc những dòng Coach của BK, mình thấy đúng với những gì mình đã học và cảm nhận được từ cuộc sống này!
Đúng là chúng ta không thể dạy các con biết ơn bằng cách nói con phải thế này, con phải thế kia, mà cách tốt nhất là chính bản thân bố mẹ hãy thật sự là thế trước đã. Con trai lớn của mình nay đã 6 tuổi, mỗi khi ai giúp con gì đó, dù việc rất nhỏ, con đều biết tự nói cảm ơn, con học được từ cách ăn uống đến cách giao tiếp của gia đình từ nhỏ. Mình may mắn khi luôn có ông bà nội của bé đồng hành trong quá trình nuôi dạy con, tuy có những lúc không cùng quan điểm, nhưng mục đích đều vì con vì cháu, nên cuối cùng cũng tìm được 1 cách giải quyết ổn thoả.
Con sống rất tình cảm và đáng yêu lắm ạ! Hôm đọc bài về câu thì thầm với Men, mình lại thấy sao giống bé nhà mình quá! Từ nhỏ mình vẫn hay gọi con và bảo lại đây mẹ nói nhỏ cái này nghe nè, rồi mình nói “mẹ yêu T quá à”, lần nào bạn cũng tròn xoe 2 mắt rồi cười và hôn mẹ! Bạn cũng rất hay bất ngờ hôn ba, mẹ, ông, bà! Nhiều lúc thấy con tình cảm và đáng yêu như thế, mọi muộn phiền cũng tan biến BK ạ!
Mình luôn cảm thấy may mắn vì đã chiêm nghiệm, buông bỏ cũng như hưởng thụ được nhiều cái hay ho của cuộc sống này! Một trong những cái hay ho đó là theo dõi BK trong những năm qua, đúng là có nhiều cái mình đã chiêm nghiệm, đã thực hành và đã đạt được nhưng nếu như không duy trì thì nó sẽ mất đi! Nên đôi khi đọc những gì BK chia sẻ, mình hay mỉm cười gì mình đã và đang cảm nhận được nó, nhưng có khi giật mình vì mình đã bỏ quên điều gì đó!
N: @Bố Ken Mỗi lần đọc lại bài Coach này Em lại thấm hơn một chút ạ, Em đã áp cái muốn của mình cho Con quá nhiều, phản ứng của con đôi khi cũng là thể hiện sự bất lực của Con trước Mẹ, trong bài có đoạn BK nói "Cuộc sống của chúng ta, nó sẽ cuốn đi mọi thứ khi chúng ta không trân trọng và biết ơn nó
Bao gồm cả đứa trẻ mà ta yêu quý
Ta không trân trọng và yêu thương nó, rồi có lúc trưởng thành nó cũng rời xa ta mà thôi" yêu thương thôi chưa đủ mình phải trân trọng cảm xúc của Con nữa. Làm Mẹ chăm sóc nuôi lớn con từ nhỏ thì hầu như là có thể hiểu con được phần nào tuy nhiên để mà bỏ cái tôi của mình đặt lên Con thì Em phải học và sửa lại rất nhiều ạ. Nhiều lúc Em biết chỉ cần ôm Con vào lòng an ủi nhưng Em đã bị cảm xúc tiêu cực chi phối.
XQ:
Chút tâm trạng của em sau khi đọc xong bài viết của BK ạ. Mỗi ngày em đều viết nhật kí một chút nhưng lúc viết trong đầu em cũng bị cuốn theo bởi đủ thứ chuyện. Bởi vậy bản thân em nhiều lúc thấy không được chính mình lắng nghe và nó ngại để bộc lộ ra cảm nghĩ thật của chính mình, ngại viết, và cũng ngại nói nữa.
Với em thì biết ơn là một trạng thái sống thật sự rất tuyệt vời, khi ở trong trạng thái ấy, em thấy mình đủ đầy, hạnh phúc và muốn tất cả những mối quan hệ xung quanh mình cũng được hạnh phúc trọn vẹn. Là trạng thái mà mình có thể làm mọi thứ cho mọi người mà không vụ lợi gì cả vì thấy mình đã nhận được nhiều điều từ cuộc đời này rồi. Em muốn sống trong trạng thái ấy, để lòng biết ơn trong em được đong đầy và con em có thể cảm nhận được, để những người xung quanh em cảm nhận được và mọi người đều sống với nhau thật đẹp, thật yêu thương chan hoà. Em có một gia đình nhỏ, cả nhà ở nước ngoài nên gần như e không phải bận tâm lo lắng gì về nhiều chuyện ở Việt Nam, cuộc sống cũng rất thoải mái, có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.
Biết ơn BK vì thời gian đồng hành cùng nhóm thật dài. Để mỗi khi em xao nhãng thì lại đọc được những câu từ nhắc nhở làm em cảm thấy mình cần dừng lại một chút để cảm nhận, để lắng đọng, để biết mình có đang sống hời hợt vội vã quá không… Để biết mình cần làm gì để mỗi hành động trở nên chất lượng hơn. Biết ơn BK thật nhiều ạ
BK: @XQ @All Các bạn đọc dòng chia sẻ của Quỳnh, sẽ học được nhiều điều nữa. BK sẽ không bao giờ ngừng dội những điều này khi ta còn ở đây.
Những bông hoa đơn lẻ đẹp nhưng mong manh
Rừng hoa vô tận là đẹp nhưng không hề mong manh, dù có gió quật vài chỗ thì chỗ khác vẫn cứ mọc liên tục, cứ tỏa ngát liên tục. . .
Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn trong ta như một rừng hoa, rừng hoa của lòng biết ơn, đừng chỉ dừng lại ở vài bông hoa của lòng biết ơn đơn lẻ. Bởi cuộc sống mà, có lúc những cơn gió đến, có những cái trái ý ta đến là điều bình thường, nếu trong ta ngập tràn lòng biết ơn thì nó vẫn đủ vững vàng để giúp ta đổ hương thơm cho người khác thay vì chì chiết, khó chịu họ . . .

Ngày hôm nay, thức dậy, cảm nhận sự kỳ diệu của cuộc sống, đơn giản như là một bản nhạc, một bông hoa, một đứa con, một bàn tay đang nhảy múa gõ phím trước mặt. . . Được chứ bạn, bạn thấy thế nào về những gì BK đang dội vào đây?
BK: @N Ok N, mọi sự thay đổi trước mắt đều cần NHÌN THẤY RÕ ĐÃ
Hãy thực sự làm gương, khi thấy những gì BK đang coach hữu ích cho em thì hãy thật trân trọng, chủ động nhắn cho BK, ví dụ như việc mình bận cuối tuần thì chủ động hẹn lại BK xem khi nào sẽ tiếp tục, ok chứ N nè?
N : Dạ BK, em sẽ thật chú tâm vào ạ
BK: @N: Khi nào em sẵn sàng tiếp N nhỉ?
N: @Bố Ken dạ em sẵn sàng ạ buổi sáng sau 9h và buổi chiều trước 4h ạ BK.
BK:@N Ok N. Hẹn em và các bạn @All sáng mai sau 9h nhé.
N: Dạ BK.
BK: @N Ok, ta tiếp tục N và các bạn nhé @All
N: Dạ
BK: @N
Bố Ken không phải nói rằng chúng ta không dạy con những vẻ đẹp như lòng biết ơn.
Nhưng nhấn mạnh lại một điều rằng trước khi dạy thì ta cần có, cần tận hưởng được nó, cần thấy rõ ràng rằng nó là những trạng thái ĐÁNG như thế nào . . .
Để rồi khi em dạy người, không chỉ con mà dạy/chia sẻ bất cứ ai, nếu như họ không có nghe, không có thành, thế thì bạn không phải tức giận mà bạn cảm thấy THƯƠNG HỌ VÔ CÙNG. . . thương vì họ không được nếm trải những vị cao đẹp ấy.
Chỗ này N hiểu ý chứ em nhỉ?
N: Dạ BK em hiểu ạ.
BK: BK đang giúp em hiểu để XOAY CHUYỂN tâm thế trước khi đổ ra
Đến mức con không đạt thì ta thương chứ không phải ta tức.
Hãy nhìn vào BK xem, BK đã chia sẻ/bóc tách rất nhiều, BK đâu tức giận bạn nào trong chương trình Coaching đâu. Đầy tận tụy, đầy kiên trì.
Đừng chỉ học mỗi ngôn từ, hãy học và hãy uống cả những gì BK đổ ra và từ đó sống với nó, dùng nó tưới tắm lên con của mình, được chứ N?
Quả ngọt là lớn lao
Quá trình thực hành cần LIÊN TỤC/MIÊN MẬT.
BK: @N Ta sang 2 nội dung này N nhé:
- Con nhút nhát giống em
- Con hiếu thắng
N: Dạ BK
BK: BK copy lại nội dung cho mọi người dễ mường tượng:
"Hiện tại bé nhà em được hơn 4 tuổi và các biểu hiện của bé rất giống Em, từ trước đến nay Em là người rất nhút nhát Em thấy vậy và ai cũng bảo Em vậy, ăn nói không lưu loát nhiều lúc muốn nói chuyện mà đầu óc bị trống rỗng không biết diễn tả điều mình nghĩ hay điều mình muốn ngay cả với Chồng. Em thấy Bé cũng bị nhát giống Em lúc ra ngoài Bé muốn qua nhà bạn chơi nhưng phải có Mẹ dẫn đi mới đi hay đợi bạn bắt chuyện trước mới dám chơi cùng.
Bé nhà Em có tính hiếu thắng nếu Mẹ nói hôm nay con chưa ngoan vì con hay mè nheo quát lớn với Mẹ, vì chưa nghe lời thì bé sẽ khóc một mực không chịu. Mẹ làm gì không đúng ý là nói là nhắc Mẹ cả ngày Mẹ không được làm như thế này đến khi Mẹ phải chịu mới thôi Mẹ giải thích nhưng vẫn một mực cứng đầu."
BK: @N Ok. Về phần nhút nhát.
Em chắc chắn muốn con mình tự tin, mạnh dạn rồi chứ?
N: Dạ vâng ạ.
BK: @N Ok em cảm thấy thế nào khi đứa trẻ hơn 3 tuổi chút tự tin nhắc mẹ (như trong ảnh)? Em có muốn con mình được nói những thứ con cảm thấy đúng không?
N: Dạ có ạ BK
Ở nhà S cũng có nhắc em thoải mái nói với mẹ nhưng bé nhút nhát ở bên ngoài ấy ạ.
BK: @N Con nhắc trong trạng thái vui vẻ hay con phản ứng lại hay thế nào N nhỉ?
N: Là nhắc nhở trước ạ "hôm nay con chơi ngoan Mẹ không được la con nữa nha " giống bắt bẻ mẹ ạ.
BK: @N Ok BK cần em quán sâu và chia sẻ chân thành nhất nhé.
Em thấy có cảm giác con sợ em la nên chơi ngoan để không bị la không?
N: Dạ có mỗi lần chơi ngoan hay giúp mẹ hay tự ăn ngoan bé đều khoe
BK: Ok BK sẽ hỏi sâu thêm một số việc, N suy ngẫm và nhớ lại xem em nhé: Ngày xưa, khi còn tầm 4,5 tuổi, khoảng đó, em hay chồng có bị bố mẹ quát tháo không? thậm chí đánh không? em sợ không?
N: Em thì không ạ em thay vì quát tháo thì em hay bị nhắc nhở không được thế này thế kia, còn chồng em thì có bị bố đánh mắng rất nhiều bị đuổi khỏi nhà mỗi khi bố say rượu.
Sợ không thì em không nhớ với ấn tượng lắm mà ngày trước em thấy em kiểu nghe lời bố mẹ ấy ạ.
BK: @N
Em hay bị nhắc nhở không được thế này thế kia
=> Lúc đó trong em cảm thấy thế nào, và điều đó đã khiến em thế nào?
Còn Chồng Em thì có bị Bố đánh mắng rất nhiều bị đuổi khỏi nhà mỗi khi Bố say rượu
Câu chuyện này liên quan tới chồng, nhưng em biết là tuổi thơ chồng có kiểu sợ ba đánh không em?
Em thấy tác hại của việc khi đang làm mà cứ bị nhắc nhở không được thế này thế kia, nó có khiến em nản lòng, có khiến em thiếu tự tin, có khiến em không được làm gì cho nó tới không?
N: @Bố Ken lúc nhỏ thì em nghe lời ạ nhưng lớn thì nhiều lúc em thấy bị ấm ức khoảng thời gian em chăm con ở nhà thì mỗi khi bị ba mẹ nhắc quá nhiều thì lâu dần mỗi khi bị nhắc nhở gì là em cảm thấy nóng trong người luôn ấy ạ.
BK: @N Ok nó sẽ hình thành như thế em à.
Hai tình huống khác, một đứa trẻ ngoan vì sợ mẹ la, một đứa trẻ không sợ, không sợ mẹ la, thậm chí nói luôn mẹ không được la dù ngoan hay không ngoan, em thấy khác chứ?
@N Giờ đây bố mẹ còn hay nhắc nhở em nữa không?
Em biết làm sao để họ không nhắc nhở mình nữa không?
N: @Bố Ken dạ có vẫn hay nhắc dặn dò em nhưng em biết nó xuất phát từ sự quan tâm lo lắng cho con cháu.
BK: @N Đừng để đứa trẻ rơi vào trạng thái làm chỉ vì sợ, làm chỉ vì trong lòng cảm thấy nếu như không làm sẽ bị la, như thế là ta đang khiến con đánh mất chính mình, như thế thì sao trẻ tự tin được N.

Trước hết BK muốn nói N yêu con, hiểu đến tận cùng như thế này, nếu không thì em sẽ còn tiếp tục, nếu không bố sẽ còn tiếp tục, cách thức mà không la BK đã trình bày, sẽ nói tiếp ở dưới nhé.
N: Dạ BK.
BK: @N
Hãy học và hành, để trở thành một cây đại cổ thụ, một cơn gió thổi không làm em lung lay được
Kiến thức vững
Hiểu biết sâu
Năng lực chắc
Phẩm chất dày
. . .
Còn mình không rèn luyện, không học tập, không chú tâm thì mọi thứ nhỏ nhắn, mong manh và cơn gió như những sự nhắc nhở của bố mẹ dù đúng hay sai đều khiến em lung lay hoặc quật ngã.
Và từ việc phát triển của mình, thấu hiểu con đường đó, em giúp con trở thành cây cổ thụ tiếp, hiên ngang, mạnh dạn, tự tin. . . Được chứ N?
N: Dạ BK
BK: @All 100% các bạn thả tim khi đọc hộ BK điều này, nó rất quan trọng, có thể lúc này bạn chưa hiểu thì cứ đọc rồi sẽ hiểu:
Ta không ghét bỏ bố mẹ
Ta không nên quay lưng với bố mẹ
Ta yêu lấy họ
Nhưng không phải cái gì ta cũng nghe
Bởi nhiều khi bố mẹ chúng ta trưởng thành lớn lên từ những cái khổ, cái khổ ngấm vào người nên họ rất lo sợ nhiều thứ. . .
Cái đổ ra lẫn lộn nỗi lo sợ hãy cẩn thận, kể cả biểu hiện của sự quan tâm. . . VD sợ cháu lạnh cứ mặc kín mít. . .
Họ đã khổ và giúp ta sướng hơn về vật chất
Ta nhất định sẽ vững vàng để giúp họ về mặt tinh thần. . .

Họ khuyên ta đổi không được thì cái sự hiên ngang của ta khiến họ thấy, và họ cảm: ĐÚNG THẬT, con gái mình nói đúng, con trai mình nói đúng.
Làm sao khi em còn nhút nhát mà dạy con ĐỪNG SỢ nữa
Nào, giờ thì cùng BK thoát ra sự nhút nhát trước, em nhé ?
N: Dạ BK.
BK: BK không nói em chia sẻ lung tung
BK chỉ muốn hỏi chia sẻ riêng cho BK hoặc chia sẻ ở nhóm này, em cảm thấy có gì không an toàn không N nè?
N: Dạ không ạ.
BK: Ok em. Vậy từ nay, những chỗ nào đã an toàn em mạnh dạn chia sẻ/bộc lộ ra. Chí ít là ở đây, không sợ sai sót, không sợ ai đó chê bai, em vẫn đang học, mọi người cũng đang học, không sợ, ok chứ em nè?
N: Dạ vâng ạ.
BK: Khi em đã HIỂU ĐƯỢC thực sự chỗ này an toàn, có gì đâu sợ, cái hiểu/cảm giác đó nó trong em, em sẽ giúp con hiểu được rằng: Trước mẹ là an toàn, có gì đầu mà sợ, tự tin chia sẻ với mẹ. . .
Cách BK quan tâm, hỏi han để em cảm nhận
Cách BK khơi gợi, để em chia sẻ ra
Em thấy được chứ N.
Hãy làm cho con tự tin thực sự trong nhà trước rồi lại mong mỏi con tự tin bên ngoài
Ngay trong nhà còn sợ thì em kỳ vọng gì khi con giao tiếp bên ngoài đây?
N: Dạ BK em hiểu rồi ạ.
BK: Em còn nhớ cách tương tác dựa trên sự lắng nghe con không, chia sẻ BK nghe nào?
N: Dạ khi đi học về con xin mua kẹo hỏi con có thích không, Mẹ biết con thích ăn kẹo nhưng ăn nhiều không tốt mình thỉnh thoảng mới ăn thôi con nhé Mẹ cũng thích ăn nhưng thỉnh thoảng Mẹ mới ăn thôi.
BK: @N Em muốn dạy con nhiều và nhanh quá N à. N có đang cảm thấy thế không em nè?
N: Dạ có ạ BK.
BK: Ta cần làm thế nào để trẻ hiểu rằng ai là mẹ, là mẹ thì cần nghe con chứ không phải cứ bắt con nghe mẹ, và em đã làm cho con có cảm giác em đang nghe con chưa? quan sát điều này coi? Nếu em không thể làm cho con có cảm giác này, rồi em sẽ gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt sau 6 tuổi, rồi chưa kể tuổi dậy thì. . .

N và các bạn hiểu được chỗ này chứ nhỉ? @All
@All BK sẽ hướng dẫn em tương tác, em nhớ học, thực hành, em cam kết cập nhật chứ N? em hiểu tại sao cần cập nhật không chia sẻ rõ ràng BK nghe coi?
N: Dạ cập nhật để biết mình đã làm đúng chưa có sai ở đoạn nào không ạ.
BK: @N Còn gì nữa trong câu hỏi N nhỉ?
MN: Dạ Em cam kết là sẽ cập nhật lại kết quả thực hành ạ BK.
BK: Ok em à, hãy để ý rằng, không phải mỗi câu vừa rồi, có những chỗ em cũng chưa bao quát hết để trả lời, điều này có thể là gì em: Sự vội vàng, tâm trí mình quen nhìn vào một góc, một ý, . . Hãy để ý vì cái này liên quan năng lực nghe của mình, em có đang nghe trọn vẹn những gì BK chỉ dẫn không? Đây là BK biết nên thường hỏi lại, nếu ngoài kia thì sao, thậm chí con nói 3 ý em chỉ tập trung 1 ý, mà thậm chí ý đó lại phần ngọn chẳng hạn, thế thì điều tai hại gì sẽ xảy ra?
Em có thể bám chấp vào một ý đó để quát tháo, để cho là con không ngoan. . . nếu tình trạng ấy kéo dài thì sao?
Tương tự mối quan hệ của chồng, của đồng nghiệp thì sao. . .
Tương tự mối quan hệ của bố mẹ thì sao? Bố mẹ nói 3 ý, thậm chí chứa những ý rất quan tâm, mình lại chỉ nghe và chú tâm vào ý cuối, thế thì khả năng mình khó chịu là bình thường. . .
Hãy suy ngẫm điều này và sửa, được chứ N? @All
N: Dạ BK đúng là khả năng tập trung của em rất yếu ạ nhiều khi em nghe đối phương nói xong em không biết là đang nói gì luôn ạ.
BK: "con xin mua kẹo hỏi con có thích không"
=> "con xin mua kẹo"
Ok, có phải con thích ăn kẹo không S?
Mẹ hiểu, có đúng là con thích ăn kẹo đúng không?
Rồi, con thích ăn kẹo A hay kẹo B (chỗ này nếu em thích định hướng)
Ok vậy mình đi mua kẹo A nhé, con thích mẹ dẫn đi không?
Ok hôm nay mình mua 2 cái, mẹ 1 cái, con 1 cái nhé?
Hôm nay con ăn kẹo ngon không? Con thích thỉnh thoảng đi ăn cùng mẹ không?
Ok thế thỉnh thoảng mẹ dẫn con đi ăn nhé.
. . .
Mỗi câu chữ đổ ra thể hiện mẹ đang rất quan tâm và lắng nghe
Sau vài hôm khi ta cảm thấy ổn rồi, thế thì ta bắt đầu dạy con những điều không hay về nó, ví dụ: Ok con thấy đi ăn kẹo cùng mẹ vui không, con biết tại sao kẹo ngon nhưng ta nên ăn ít không. . . .
Hãy thả lỏng bản thân đừng quá nhiều sợ hãi, chính cái sợ hãi khiến mình cư xử sai sót. . .
BK hiểu là bánh kẹo ăn nhiều không tốt, nhưng ta chỉ có thể giúp con tự phân định/ tự hiểu dần chứ không thể cấm, trừ khi ta trốn chạy khỏi thế giới này, bởi đập mắt ra sẽ vô vàn cửa hàng tạp hóa, vô vàn bim bim hay bánh kẹo, lại sắp tết rồi. N và các bạn hiểu chứ?
Chính sự đồng hành như thế khiến con cảm thấy: Ồ, mẹ không cấm, thậm chí mẹ còn đi mua kẹo cho mình, mẹ hiểu mình, thế thì con sẽ bớt đi sự đòi hỏi, thích thì con sẽ báo mẹ, em hiểu ý chứ?
BK cũng làm như thế, thỉnh thoảng bố chủ động rủ Ken hoặc Men, có lúc thì rủ cả, rủ người này thì sẽ mua về cho người kia nữa, cho mẹ nữa. . .
Nên là các con sẽ không thấy cửa hàng là đòi đâu, mà giả sử có đòi nếu bố nói hôm nay không mua thì các con vẫn hài lòng, bởi bố đã chủ động đáp ứng, bố cũng nói chuyện để con hiểu rồi.
Hãy nhớ đằng nào con cũng ăn, thế thì thay vì để đến lúc đòi, ta chủ động rủ trước đi còn hơn?
Đừng chỉ rao giảng
Hãy hỏi để CÁI ĐẦU CON ĐƯỢC TỰ NGHĨ
Đó là cách giúp con TỰ HIỂU CHUYỆN.
Và sau những sự hiểu đó đứa trẻ của em sẽ biết TỰ THẤY NÊN THẾ NÀO. . .

N và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ? @All
BK: Em thấy thế nào chỗ này N? chia sẻ hết mọi cảm nhận của mình để BK xem em đã thực sự hiểu chưa nhé.
N: Dạ em hiểu rồi luôn hỏi con trước ạ, hỏi lập lại 2 lần đoạn có phải con thích ăn kẹo không để con biết mẹ quan tâm và lắng nghe mình, đoạn con thích Mẹ dẫn đi không điều đương nhiên mẹ sẽ dẫn đi nhưng vẫn hỏi ý của con
Một đoạn hội thoại nhưng rất nhiều câu hỏi dẫn dắt của mẹ cái này trước đây em đã không chú trọng mấy.
BK: Ok N à, Khi những cái đang rất cần này đến với em, nhất định đón lấy, ôm lấy và thực hành em nhé.
Em sẽ chia sẻ bài coach này cho chồng xem để hiểu và thực hành cùng, ok chứ em?
Con hiếu thắng: Cơ bản chỉ là bản năng của một con người khi bị áp đặt nhiều quá sinh ra phản ứng, nó chẳng có gì sai cả, thậm chí người thấy đúng được nêu lên chính kiến riêng của mình thì người đó mới thực sự đang sống, trong nhiều cái em áp đặt xuống không phải cái nào em cũng đúng đâu, nên từ sáng giờ bóc tách cho em thấy nhiều rồi, em xem lại, hiểu và thực hành thì việc này nó sẽ đi theo hướng tích cực thôi. N hiểu ý BK chứ nhỉ?
@All Các bạn thân mến,
Đây là một bài Coach dài, nếu thực hành tốt nó sẽ xử lý được rất nhiều vấn đề khác không chỉ với con mà cả trong bản thân mình. Các bạn đọc thêm một lần nữa rồi chia sẻ cảm nhận của mình, cái hiểu của mình và rồi vài ngày sau chia sẻ những gì mình đã thực hành BK xem nhé. Mỗi chia sẻ của chúng ta đều rất quan trọng.
Làm sao ta dạy con chia sẻ khi ta cứ ôm khư khư mọi thứ trong lòng. Hãy cảm thấy gần gũi và chia sẻ ra bạn nhé. Thậm chí nhiều bạn K01 lúc đầu viết còn vụng về, nhưng bộc lộ và được sửa nhiều nên viết rất chỉn chu, rất sâu sắc. Và những bạn ấy sẽ tiếp tục được học những thứ sâu hơn nữa.
N: @Bố Ken dạ BK em sẽ thực hành ạ, nhưng chia sẻ với chồng em vẫn chưa sẵn sàng em muốn mình thực hành vững đã nhiều khi em bị đuối lý khi nói chuyện với chồng về vấn đề gì đó.
BK: BK hiểu, em chưa thể dạy được con vì bên trong em còn cần sửa nhiều, hãy thừa nhận việc đó không sao cả. Nên việc em nói chồng càng gặp khó khăn.
Thực hành việc kia và có thể nói với chồng CHÂN THÀNH: Chồng à, em đọc bài coach này hay quá, em sẽ thực hành, chồng cũng có thể tham khảo xem nhé, vợ nghĩ sẽ rất tốt cho cả gia đình mình. Em thấy thế nào N?
N: @Bố Ken dạ BK, cách nói của BK hay quá ạ.
BK: Ok em à. Đừng để sự hung hăng chiếm lấy bản thân mình, hãy để TÍNH NỮ được sống mạnh mẽ trong em.
Môt câu nói chân thành, bao gồm cả sự thừa nhận những gì mình chưa tốt ở trên nó có lực hơn rất nhiều so với cái kiểu hung hăng/chỉ trích/phán xét. . .

Được chứ em.
N: @Bố Ken dạ BK em sẽ ghi nhớ ạ
Vài ngày sau, N chia sẻ lại:
Chào BK và các bạn, những ngày vừa qua em đã thực sự để tâm đến bài coach và em thấy đã có sự thay đổi trong em. Em cảm thấy thoải mái hơn mọi việc trôi qua cũng nhẹ nhàng hơn, em thấy mình yêu con không phải bình thường không yêu mà em đã dẹp bỏ cái cảm xúc khó chịu với con khi mà con trái ý khó chiều. nhưng mà em để ý là trong ngày nhiều lần em đã vô thức lớn tiếng với con khi có rất nhiều tình huống không theo ý mình vì hầu hết thời gian là em một mình với 2 bé những lúc đấy em đã dừng lại để lắng nghe con, đợi con, nhẹ nhàng nói chuyện lại với con và em thấy mình nhẹ nhàng thì con cũng nghe hơn bình tĩnh hơn.
Bé nhà em có thói quen buổi chiều tan học thì rất hay xin mẹ cho mua kẹo nhưng thay vì ánh mắt mong đợi mẹ đồng ý hay sợ mẹ không đồng ý khi xin mua thì bé rất là vui luôn khi được mẹ hỏi trước Rô ơi hôm nay đi học về mẹ chở hai chị em đi siêu thị mua đồ ăn con thích mẹ mua cho cái gì nào? Vì vui nên còn tự chia kẹo cho em nữa chị màu hồng em màu xanh, mẹ nói mẹ cũng thích ăn thì lấy kẹo cho mẹ, với là mấy hôm nay bé rất thích làm cho mẹ vui và hay hỏi mẹ mẹ có vui không khi mà mới vừa làm một điều tốt.
Về bài coach tôn trọng và biết ơn em đã suy nghĩ và thấy trong thời gian qua có rất nhiều người điều để em biết ơn ạ và em đã để sự biết ơn ấy trôi qua việc của em bây giờ là nuôi dưỡng lòng biết ơn trong mình thật dày ạ.
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 09 của khóa 02 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️
