Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 02 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 02” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Nhận được câu hỏi của HT, Bố Ken nhắn và hẹn tối nay Coach trong nhóm, tình huống của HT như sau:
Em biết là hỏi con và tôn trọng điều con muốn, có các câu hỏi đúng để hiểu con hơn. Nhưng mà em đang đắn đo một chút rằng liệu như vậy có phải mình đang ngầm đồng ý với mọi yêu cầu của con không. Khiến con cảm thấy con sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu nếu như con muốn. (câu hỏi của em có bị lệch khỏi buổi coach hôm nay không ạ). Vì em hay đọc được những bài nói rằng “ trước khi mình đồng ý một đòi hỏi nào từ con mình phải suy xét đến việc sau này nó có ích hay có hại cho con. Liệu việc “đồng ý “ cho con tắm có khiến con bị tắm quá lâu không ạ. Vì thường trẻ con sẽ rất thích nước. Nếu vậy mình có nên giới hạn thời gian tắm cho con hoặc hỏi những câu hỏi khác để bé lên sớm hơn. (Vd: mình vào nhà để chơi đồ chơi tiếp nào, bé giúp mẹ cất đồ chơi đang tắm được không…)
8h30 tối, mở bài nhạc nhẹ quen thuộc, mình nhắn HT:
BK: BK hỏi chút, trong em có nhiều nỗi lo lắng không, BK hỏi thật nè?
HT: Nỗi lo lắng là bố Ken muốn hỏi về điều gì ạ
BK: Những thứ trong cuộc sống em à? ví dụ em hay lo gì nhất nè?
HT: Em lo cho con nhất ạ. Em thường đặt con lên ưu tiên hàng đầu ạ
BK: Em lo điều gì cho con nhỉ? Chia sẻ cụ thể BK nghe
HT: Em thường không tin tưởng ai để giao con cho họ cả. Kể cả ông bà nội ạ
BK: Em biết tại sao BK hỏi em " trong em có nhiều nỗi lo lắng không" rồi chứ?
HT: dạ thật ra em vẫn chưa hiểu lắm.
BK: Ok em à. Em không biết về những gì đang diễn ra ở mình cũng dễ hiểu.
Đây là chương trình giúp chúng ta thấu hiểu về bản thân. Bản thân em đã và đang toát lên nhiều nỗi lo lắng trong mình, BK có thể cảm nhận được điều đó. Và khi hỏi thì càng chính xác là vậy.... Lo lắng, thiếu tin tưởng.
BK hỏi sâu hơn một số điều, em sẵn sàng chia sẻ chứ?
@All Các bạn tuyệt đối không đánh giá/phán xét gì, không đưa nội dung ra bên ngoài, ta thả tim xác nhận nhé.
HT: vâng ạ
BK: Em thấy bản thân mình có nhát không Thương?
HT: dạ không ạ. Em không nhát ạ
BK: Ok em. 3 việc em hay cản con nhất là gì? chia sẻ BK nghe coi
HT: 1. ăn đồ ăn vặt. ( bim bim, kem, ...) các đồ không phù hợp với lứa tuổi của con
2. ném đồ, quăng đồ
3. uống sữa vô tội vạ. Khi không phải ở bữa ăn thì em sẽ không cho con uống
BK: Em thấy mình lo đồ ăn vặt thiếu vệ sinh, không tốt cho tiêu hóa,... đúng không? Em còn lo điều gì nữa ở chỗ này không, và cách em nói chuyện/ tương tác với con thế nào, em thấy cách đó hiệu quả chưa?
@All Bao nhiêu mẹ cũng đang gặp tình trạng con thích ăn bim bim, lo lắng, nói không được thả tim BK xem nhé?
HT: em lo đồ ăn vặt nhiều phẩm màu, chất làm dậy thì sớm, con ăn nhiều sẽ quen miệng nữa ạ.
BK: Ok em à. Cách em nói chuyện/ tương tác với con thế nào, em thấy cách đó hiệu quả chưa?
HT: em thường giấu đi để con không thấy thì sẽ không đòi. Nếu con thấy thì em sẽ bảo đồ cay đấy con không ăn được đâu, rồi em lại giấu đi và đánh lạc hướng con bằng đồ chơi ạ
BK: Ok em tự thấy cách ấy có ổn không?
HT: Dạ không ổn ạ. Vì con vẫn sẽ khóc và đòi, chỉ là nhanh quên đi thôi ạ.
Em tự biết phương pháp này chưa đúng
BK: BK hỏi chút, em còn nhớ về tuổi thơ mình không? Em có được tự do thoải mái nhiều không, hay em có bị bố mẹ cấm cản gì không?
HT: Em cũng có bị cấm cản không cho ăn những đồ đấy ạ. Lúc đấy em cũng không hiểu tại sao bố mẹ không cho ăn (mặc dù bố mẹ có bảo đồ đó không tốt, nhưng em hồi nhỏ đó cũng không hiểu được như thế nào là không tốt và nó sẽ có hại cho mình như thế nào nên em vẫn muốn ăn). Cũng tự hỏi rằng sao các bạn khác được ăn còn mình thì không.
BK: Ok em à. Lúc đó, trong em cảm thấy thế nào? có buồn không? có thèm không? Và giờ lớn lên em thực sự thích ăn không? em có đang ăn bim bim không?
HT: Có thèm ạ. Và bây giờ em vẫn đang ăn Bim Bim ạ. Mẹ em thi thoảng cũng vẫn cho. Rất thi thoảng thôi ạ. Ví dụ như hôm nào được thưởng vì điều gì đấy.
BK: Thương là người bản lĩnh, chân thành, cởi mở, chỉ có như thế này BK mới giúp em được. Mình tiếp tục em nhé, khi nào em có việc thì báo BK, BK đã gác hết các công việc để cùng em đi sâu trong mình, cả quá khứ của mình.
HT: Em thì có suy nghĩ như thế này. Khi con còn bé con sẽ không hiểu như thế nào là không tốt. Nên em muốn cấm con, sau này con lớn rồi con hiểu được con có thể chịu trách nhiệm trước bản thân thì việc ăn hay không phụ thuộc vào quyết định của con.
BK: Ok tạm thời ghi nhận suy nghĩ của em, ta cùng đi tiếp em nha
HT: Dạ Vâng
BK: Ngoài cấm bim bim, ông bà có cấm cản em những gì mà em cảm thấy nhớ, cảm thấy khó chịu không?
HT: À việc sử dụng điện thoại ạ
BK: Lúc đó em bao nhiêu tuổi Thương nhỉ?
HT: Tầm lớp 8,9 ạ
BK: Ngoài bim bim, còn gì em cảm thấy cách ông bà dạy mình làm mình khó chịu không, cứ chia sẻ BK xem:
Cấm cản
Áp đặt... chẳng hạn?
HT: Dạ không ạ. Nếu về cuộc sống thì sẽ theo kiểu sống phải biết điều thôi ạ. Chứ bố mẹ em không áp đặt điều gì lên em cả.
BK: Ok em à. Em cảm thấy mức độ nghe lời ông bà thế nào? ông bà có đòn ròi với Thương không em?
HT: Có đòn roi ạ. Em cũng hay cãi bố mẹ nữa
BK: Em có cãi, ok Trong em có sợ đòn roi từ ông bà không?
HT: Hồi bé thì có, nhưng lớn lên đến tuổi dậy thì thì em bị nhờn ạ.
BK: Ok BK hiểu. Giờ em có quát con không? Đã bao giờ em đánh con chưa?
HT: Cũng có nhưng mà ít thôi ạ. chủ yếu là nếu như quá lắm mẹ nói 3-4 lần không nghe thì em mới quát hoặc hành động lặp lại nhiều lần trong lúc đang nói. Ví dụ như việc nói tục, đánh người. Thì em sẽ gay gắt hơn.
BK: Mận sinh năm bao nhiêu em nhỉ?
HT: Tháng 9/2022 ạ. Mận chưa được 2 tuổi ạ
BK: Ok Mận còn nhỏ, em có tin là nếu cứ cấm những điều như vậy:
- Em sẽ dần quát nhiều hơn, thậm chí là đánh, em có chắc là mình giữ được không?
- Con sẽ càng phản kháng? cãi, và trở nên chai lì như chính em?
HT: Em cũng không biết sau này Mận sẽ như thế nào. Nhưng với hiện tại bây giờ bạn ý ăn vạ rất nhiều, dễ khóc, ăn vạ.
BK: Trong em, trạng thái tinh thần của em, EM CẢM THẤY THẾ NÀO khi chứng kiến con ăn vạ, con khóc lóc... ?
HT: Em mặc kệ ạ. Em không sợ con khóc nên em thấy bình thường. Nhưng những người xung quanh thì cảm thấy khó chịu.
BK: Ok em à. Em hoàn toàn không cảm thấy khó chịu chứ? Hay thỉnh thoảng vẫn có?
HT: Vâng em không thấy khó chịu với việc bạn ý khóc. Đến bây giờ thì vẫn là như vậy ạ.
BK: Ok tốt em. Em có khó chịu khi ông bà, chồng em khó chịu với con không?
HT: Có ạ. Bà còn quát mắng cháu vì ăn vạ. Và hay quy là con này đanh đá
BK: Ok em à. Mỗi ngày mình ăn cái khó chịu vào người thì có ngày cũng bùng nổ e à. Sau rồi có khi giận cá chém thớt....
Thế này Thương à.
BK hỏi về tuổi thơ em, là vì BK cảm nhận được ở sâu xa cách của em đang làm giống bố mẹ mình đã làm cho em, dù biết nó không tốt nhưng em vẫn cứ làm thế...
HT: Vâng. Vì em nghĩ điều đó là tốt nhất cho con nên em làm theo. Em chưa có cách giải quyết khác và cũng chưa hiểu con đang muốn gì, nghĩ gì.
BK: Một đứa trẻ còn thèm khát cái gì đó trong tuổi thơ thì sau này nó khó đi đến trạng thái ĐỦ ĐẦY nếu không có ai chia sẻ, chỉ bày. Sống trong trạng thái thiếu ấy rất đáng thương, cái thiếu ấy sẽ không chỉ bộc lộ qua bim bim, còn nữa, còn nữa, nó sẽ giày vò chúng ta rất nhiều.
HT: Vâng ạ
BK: Năm xưa, em được nuôi dưỡng bởi
Bởi thức ăn
Bởi tình yêu
Bởi sự cấm cản
Bởi sự quát tháo Bởi đòn roi
. . .
Tất cả điều đó nuôi dưỡng nên em thế này. Trong em hội tụ nhiều, nhớ là bao gồm tình yêu của bố mẹ, bao gồm nỗi lo lắng của bố mẹ... Thế nên nếu em không hiểu thì gần như vô thức em vận hành mọi thứ như thế.
Bố mẹ em cũng cho rằng thế là tốt nên làm vậy. Em cũng cho rằng thế là tốt nên làm vậy
Cơ bản là bố mẹ bận rộn, làm gì có thời gian đâu mà học với hành, lo cho chúng ta đủ cơm ăn, đồ mặc đã tốt rồi
Thế hệ chúng ta khác đi, cần quán chiếu rõ ràng và thực hành lại
Thương à, em có thể cho con ăn một ít được chứ? BK sẽ hướng dẫn nhưng BK hỏi trước? những quán tin cậy em có thể cho con ăn được chứ? VD WinMart...
HT: Ví dụ đi chơi đâu đó. Thì em vẫn cho con ăn. Đồ ăn em đọc bảng thành phần thấy ổn thì em cũng có cho con ăn ạ.
Vâng đồ trong winmart đắt tiền hơn chút, đúng với lứa tuổi. Em vẫn có cho con ăn ạ.
BK: Trong cái thế giới ngập tràn đồ ăn vặt thế này thì càng cấm càng nguy hiểm, em cấm chỗ này con sẽ dối và ăn chỗ khác, con sẽ thèm và trốn em để ăn thôi. BK hướng dẫn em để con TỰ QUYẾT như sau
HT: Vâng ạ.
BK: Ken à, có phải con thích ăn bim bim không? Có thể hỏi 2-3 lần
Hỏi trong sự quan tâm đứa trẻ, yêu thương đứa trẻ, có đứa trẻ nào không ăn bim bim, không ăn kem trong thế giới này đâu....
Ok bố hiểu, bim bim cũng ngon đúng không con
..
Ok khi còn nhỏ, bố cũng thích ăn con à. Giờ thì thỉnh thoảng thôi (chỗ này nếu thỉnh thoảng thì cứ chia sẻ thỉnh thoảng, không ăn thì cứ nói không ăn, không sao cả, đứa trẻ cảm hóa được bằng sự chân thành từ chúng ta, bé nhỏ quá thì có thể bỏ qua). Hai bố con mình cùng đi mua đi....
...
À Ken, hai bố con mình ăn chung một gói nhé, em Men và mẹ một gói nhé? Có lúc thì BK rủ Men, có lúc thì rủ cả 2 anh em nhưng sẽ thống nhất trước, luôn xây dựng tâm thế cho các con trước khi làm, đồng ý thì đi, không thì thôi, và cũng linh hoạt.
...
Ken ơi, con ăn thấy ngon không
...
Hôm sau con muốn ăn tiếp không?
....
Ok vậy khi nào con muốn thì nhắn bố, bố cùng con ta đi mua, hoặc là bố bận thì mẹ đi cùng
...
Trước hết đoạn này, các con tầm 2.5 tuổi trở lên áp dụng được. Việc chủ động rủ con đi ăn này em biết có tác dụng gì không?
HT: Dạ để bé cảm thấy mẹ sẽ ủng hộ con và không cấm cản con. Tạo cho con cảm giác được thấu hiểu. Và sẽ không xảy ra tình trạng trốn mẹ để ăn.
BK: Ok tốt em.
Hạn chế, hết sức hạn chế dùng cách thưởng bim bim ví như: Ăn hết bát được gói bim bim. KHÔNG NÊN.
Nếu thế đứa trẻ ăn chỉ vì gói bim bim thế thì nó không tận hưởng được bữa cơm ngon. Nó ăn nhưng tâm trí nó đang dồn về gói bim bim...
Ta lắng nghe, rồi CÙNG CON thưởng thức bim bim chẳng vì cái việc hoàn thành nào cả. Vì lòng con cảm thấy thích.
Sau rồi
Khi con hiểu được bố lắng nghe con
Việc bạn chia sẻ chân thành rất dễ.
Ken à, bố thấy con ăn bim bim ngon đúng không
Đúng không con?
Nhưng thỉnh thoảng, bởi vì ăn nhiều không tốt, con đồng ý chứ?
Với bé lớn hơn, bạn có thể hỏi thêm:
Ken à, bố thấy con ăn bim bim ngon, đúng không?
Con biết tại sao bố ít ăn không?
. . .
Em hiểu tác dụng của câu hỏi này chứ? Mận có thể con nhỏ, trong này có nhiều bé lớn. Em lưu dần sau còn áp dụng, @All các bạn khác đừng bỏ qua nhé.
Gần như về quê Ken sẽ không mua hoặc không ăn bim bim, thậm chí bà cho nhiều lúc Ken cũng từ chối. Thương biết tại sao không?
HT: Vì bạn Ken đã hiểu được rằng bim bim không tốt
BK: Ken à! Con ăn bim bim ở gần nhà mình ngon không?
...
Ok có nhiều quán, nhưng nhiều chỗ không đảm bảo con à. Vậy thỉnh thoảng mình ăn thì chúng ta ăn ở các quen thuộc này cho ngon, đảm bảo nhé.
Khi về quê, do bạn hiểu được là bố đáp ứng cho con ở Hà Nội rồi, bạn làm chủ được việc đó.
Khi bạn cấm ở chính trong căn nhà bạn
Bạn sẽ không lường được khi con ra bên ngoài
Càng lớn càng nguy hiểm @All
HT: Ồ rất đúng ạ. Nhưng nhà em ở quê. Xung quanh không có các siêu thị lớn nào. Không có winmax. Em cũng không biết cửa hàng nào uy tín cả
BK: Thế nên em muốn giữ gìn cho con thì nên hướng theo cách đó, con có thể tự quyết, cần thời gian em nhé.
HT: Dạ vâng. Em hiểu vấn đề này rồi ạ. Thông qua vấn đề này em cũng biết cách để giải quyết việc đi tắm của con rồi ạ.
BK: BK hiểu được là em lo liệu cho con ăn như thế thì con có quen, có nghiện không?
BK hiểu được là em lo liệu cho con tắm lâu như thế thì con có thành quen không?
Đó là nỗi lo trong em, buông nỗi lo và SỐNG VỚI SỰ THẤU HIỂU TRONG SUỐT Ở HIỆN TẠI
Chỉ có đi qua chứ trốn tránh/nói dối sẽ không tốt.
Đọc bài này chia sẻ cho BK cảm nhận của mình nhé (link bài viết)
Em hiểu không?
Em ăn, em không chỉ cho đồ ăn vào miệng, em nhai kỹ, em cảm nhận về nó...
Thế nên BK hay hỏi các con: Con cảm thấy thế nào?
Thế nên BK hay hỏi các bạn: Các bạn cảm thấy thế nào?
Nếu trong tâm chúng ta không dừng lại cảm nhận cái ngon, ta sẽ chỉ muốn đi tìm thêm, thêm và thêm
Khi các con ăn, và được cảm nhận, các con sẽ hiểu được.
Khi các con tắm, và được cảm nhận, các con sẽ hiểu được
Rồi đạt ngưỡng, có thì ăn, không có cũng không sao cả, ta có thể ăn cái khác nào đó, mẹ cho mình tắm lâu, hôm nào không thì cũng không sao cả. Đó là TRẠNG THÁI ĐỦ ĐẦY.
@All Thương, và các bạn,
Buổi Coach hôm nay, các bạn cảm thấy thế nào? chia sẻ chân thành BK xem, các bạn cảm thấy hữu ích không?
Các bạn học được điều gì? ấn tượng điều gì?
HT: Em đã đọc và em bị thức tỉnh.
Bình thường em luôn nghĩ rằng em rất ít nói dối con nhưng hoá ra không phải.
Em đã nói dối từ những cái rất nhỏ bé đến mức em không để tâm đến rằng ồ đây là mình đang nói dối con.
Vd: bim bim này cay lắm. con ngã con đau thì bạn ghế cũng đau
Buổi học hôm nay em thấy rất rất hữu ích ạ. Nó cho em hiểu sâu hơn về cách để giao tiếp với các con. Đồng hành cùng con và thấu hiểu con từ bên trong. Đặt niềm tin vào con giống như việc con đang đặt niềm tin vào mình. Em biết ơn Bố Ken rất nhiều ạ.
TD: Những chia sẻ của BK và câu chuyện của mọi người cũng giống như bé nhà em . Cảm ơn BK rất nhiều ạ , mỗi ngày e lại được học thêm nhiều kỹ năng mới - kỹ năng giao tiếp, hành động với con sao cho đúng. Trước kia e nhận thấy mình quát con mắng con như thế là không đúng , nhưng e không biết làm cách nào để khác đi được, từ hôm qua đến nay e cũng được mở mang nhiều thứ và từ hôm nay e bắt đầu áp dụng với con như thế, thấu hiểu con hơn chứ không được nghĩ trẻ con nên chưa biết gì.
TTKN: Cảm ơn Bố Ken nhiều ạ, e học được rất nhiều từ những phân tích và chia sẻ của Bố Ken. E hiểu được rằng làm cha làm mẹ thì mình cần hiểu đúng, hiểu sâu thì mới dạy và đồng hành cùng con tốt được. Em thấy rất hạnh phúc trên hành trình này!
NH: Cảm ơn chia sẻ của BK, quả thực tình huống này không quá đặc biệt nhưng lại xảy ra hầu hết với các gia đình. Qua tình huống này e cũng tự nhìn nhận lại bản thân, không kể trong quá trình tắm mà trong quá trình chơi hàng ngày của con, e cũng đôi lúc có sự áp đặt do công việc hoặc cuộc sống mang lại, thành ra mặc dù e cũng biết rằng phải đặt bản thân vào vị trí của con để suy nghĩ nhưng vô tình e đã có sự áp đặt lên con mà nhiều khi chính bản thân e không nhìn thấy. Bản thân e rất muốn áp dụng không đòn roi với con nhưng e lại không biết cách tiếp cận và thấu hiểu con, nên thành ra e đã làm ngược lại tất cả những gì e nghĩ. E sẽ thử áp dụng các cách của BK để hiểu con hơn!
HC: Dạ em chắc may mắn vì đọc trước bài viết về việc nói dối trẻ của BK trên fb rồi, nên nhà em cũng có phương châm ko nói dối con. Nhưng đúng phải đến phần coaching cho mẹ Thương em mới hiểu đúng hơn về phần coaching cho mẹ Dung ạ. Cuộc sống nhiều thứ lo toan, từ 1 người độc thân thoải mái bước vào 1 cuộc sống gia đình từ việc chăm sóc nuôi dạy con, tính toán chi tiêu, quan hệ gia đình đôi khi làm mình bị ngợp anh ạ….
HL: Bài học hôm nay của BK hay lắm ạ. Nó khiến em phải wow.
PP: Cảm ơn những chia sẻ của BK , các câu chuyện hầu hết của mọi nhà tưởng bình thường đối với các con nhưng khi đặt tâm mình vào vị trí của con thì bản thân e còn phải học hỏi nhiều , nhiều khi mình bị cuốn theo bộn bề của cuộc sống mà đôi khi vô tình áp đặt lên các con, qua vài tình huống thì e thấy 2 bé nhà e không gặp khó khăn trong việc đi tắm và 2 con cũng biết đồ ăn vặt nào được ăn( vì mẹ đã nói đồ nào phù hợp với tuổi con) nhưng sự bóc tách của BK cho e thấy bản thân còn hời hợt trong giao tiếp với các con và chưa thực sự hiểu sâu tâm lí các con ,bài học mình rút ra sau bài coach : tôn trọng,lắng nghe con để con có quyền đc quyết định(trong khả năng của con) và giao tiếp với con 1 cách chân thành ,đó cũng là cách tôn trọng ,lắng nghe mình
TT: Từ hôm qua tới nay em đã vỡ lẽ ra và học được rất rất nhiều điều, và thấy được những sai sót của bản thân trong hành trình nuôi dạy con mà trước đó mình cứ ngỡ là đúng, thật may e được biết tới khóa học sớm. Cảm ơn BK nhiều lắm ạ
MT: Những chia sẻ của Bố Ken rất tỉ mỉ và sâu sắc, em đã đọc đi đọc lại mấy lần và suy ngẫm ra nhiều điều. Em cần phải lắng nghe con nhiều hơn, bình tâm hơn trong các cuộc giao tiếp với con. Cảm ơn Bố Ken rất nhiều và em cảm thấy đúng đắn khi tham gia nhóm coach này ạ. Trước đó em cũng rất đắn đo suy nghĩ trước khi quyết định đăng ký.
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con.. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 03 của khóa 02 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️