Wonder week 8

Độ tuổi nên đọc: Các mẹ có bé từ 6 tuần - 9 tuần

Chúng ta không thể kì vọng việc con lúc nào cũng mượt được, thậm chí là EASY rất bài bản đi chăng nữa, trong quá trình con phát triển, con sẽ trải qua các cột mốc.

Tuy nhiên, thay vì phải trải qua ví dụ như 10 ngày, bài viết này sẽ giúp chúng ta đi qua cơn bão nhanh hơn và nhiều niềm vui hơn ạ.

(Tuần này và tuần sau mình và team sẽ viết tăng ba mẹ về chuỗi các bài WW, khủng hoảng nhé, Các bài viết dựa trên trải nghiệm về nuôi dạy con, tài liệu như NCKPLCC, Đọc vị, Tuần khủng hoảng, Tài liệu về Montessori..... 

Bài này mình viết về WW8 ạ:

I/ DẤU HIỆU

Trong khoảng từ 7-9 tuần tuổi, bé có thể có những biểu hiện sau đây

- Bé khóc nhiều hơn

- Bám bố/mẹ/người chăm sóc hơn

- Nhút nhát với người lạ

- Mút ngón tay hoặc mút nhiều hơn trước kia

- Ăn kém, ngủ kém

...

Lần này, giai đoạn nhặng xị có thể kéo dài khoảng vài ngày cho đến 2 tuần

II/ NGUYÊN NHÂN

Giai đoạn này, bé bắt đầu trải nghiệm thế giới theo cách mới. Bé có thể nhận ra được những kiểu mẫu đơn giản trong thế giới xung quanh và trong chính cơ thể mình. Điều này xảy ra ở tất cả các giác quan, chứ không chỉ riêng thị giác.

Lúc đầu, sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới xung quanh sẽ khiến bé cảm thấy hoang mang và lo lắng khi thế giới quen thuộc bị đảo lộn. Bé đột nhiên nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận theo cách hoàn toàn mới và bé cần thời gian để thích nghi và nơi nào đó an toàn, thân thuộc. Cho tới khi thoải mái hơn trong thế giới mới này, bé sẽ muốn bám dính lấy mẹ để được vỗ về.

III/ CÁCH HỖ TRỢ

1/ Về ăn:

Đảm bảo con có khớp ngậm ti mẹ/ti bình đúng, có thể tăng size núm bình nếu cần. Với những trường hợp điển hình được cho ăn theo tín hiệu, mẹ sẽ thấy khoảng cách giữa các bữa ăn của con dài ra, chứ không còn cách nhau 3h như trước nữa.

Nếu con ăn kém, cân nặng đạt KHOẢNG 6 kí thì mẹ có thể cân nhắc đến việc cai ti đêm để con ăn ngày hiệu quả hơn. Nếu bé chưa đủ cân nặng, mẹ có thể cắt bớt cữ đêm, đặc biệt không nên cho bé bú sau 3h30 sáng vì sẽ làm ảnh hưởng đến bữa sáng đầu ngày. Mẹ vẫn cần cực kì chú ý đến việc ơ hơi kĩ cho con

2/ Về lịch sinh hoạt:

Việc kéo waketime vẫn còn khá khó khăn. Đa phần ở giai đoạn này các bé có thể theo lịch E3.5, một số bé theo lịch E3.75 hoặc kết hợp E3.5+4 tuy nhiên có môt số bé có thể cần lên lịch E4 cực sớm để có thể ăn ngủ hiệu quả hơn [ CHỈ MỘT SỐ THÔI]. Mẹ cần quan sát chất lượng giấc ngủ, bữa ăn của con để lên lịch phù hợp

3/ Về ngủ:

Nếu trước đây bé chưa từng được hướng dẫn tự ngủ, và trải qua 2 kì wonderweek mẹ đã quá mệt khi phải ẵm bồng con trên tay trong suốt giấc ngủ, hễ đặt xuống là con lại tỉnh và khóc hét lên, thì thời điểm này nếu đủ cứng rắn mẹ có thể hướng dẫn bé tự ngủ luôn, hoặc đợi “nắng lên” rồi thực hiện kế hoạch. Thời điểm trước 12w là lúc có thể hướng dẫn bé tự ngủ gặp ít phản kháng nhất, mang lại kết quả nhanh, đỡ tốn nước mắt hơn. Mẹ có thể sử dụng nút chờ 5-10p và kết hợp phương pháp 4s5s để hướng dẫn bé tự ngủ

Một số bé đã biết tự ngủ, mặc dù đã lên lịch rồi nhưng mẹ vẫn thấy tình trạng catnap thường xuyên xảy ra, thì mẹ hãy bình tĩnh. Không phải sự thay đổi nào cũng sẽ mang lại kết quả ngay, đặc biệt với những bé chưa tự ngủ tự chuyển giấc thành thạo trước đó, và bé còn đang trong giai đoạn ARA lịch mới. Hãy đọc kĩ nguyên nhân và cách hỗ trợ khi bé catnap ở bài viết được ghim ở lời mở đầu, mình copy lại link đây ạ:

4/ Về chơi:

Giúp con khám phá thế giới thông qua hình ảnh: cho bé xem hình ảnh đơn giản, màu sắc tươi sáng, di chuyển chậm để bé có thể nhìn theo.

Bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc với các đồ vật với kết cấu khác nhau để bé hứng thú hơn, giúp bé dần nhận biết và phân biệt được các kiểu mẫu khác nhau.

Khám phá thế giới thông qua tiếp xúc: Bé chưa thể với tay ra và chạm vào những vật mà bé muốm tóm, bé mới chỉ có thể nắm tay, cầm chặt một món đồ chơi nào đó. Bạn hãy luôn để đồ chơi dễ cầm ở gần tay trẻ, để bé có thể chạm vào vật và luyện tập nắm mở bàn tay bất cứ khi nào bé muốn.

Khám phá âm thanh: Hãy cố gắng bắt chước các âm thanh của con, để bé có thể nghe thấy từ người khác. Bạn cần để ý đến nhịp điệu giọng nói, biểu cảm gương mặt và dành thời gian cho con phản ứng lại. Những “cuộc đối thoại” này đặc biệt cần thiết cho quá trình học của trẻ và trẻ sẽ biết cách lần lượt lắng nghe và bắt chước, trẻ sẽ biết rằng giọng nói là mộtn công cụ quan trọng, giống như đôi tay vậy

Khám phá điệu bộ cơ thể: Bé có thể đã sẵn dàng chơi các trò kéo người lên. Bạn ngồi dựa lưng và tường, gập gối lại và để bé trên đùi bạn, chân bé chạmvafo bụng bạn gần như ở tư thế nử ngồi. Sau đó cần 2 tay con và từ từ kéo con dậy, cho tới khi con đứng thẳng lên, vừa làm vừa khuyến khích con, và chỉ tiếp tục khi bé hợp tác và tỏ ra thích thú.

Các đồ chơi phù hợp với bé: Đồ chơi xúc xắc dễ cầm nắm, đồ chơi để trẻ chạm vào hoặc đập vào, kệ chữ A, đồ chơi treo nôi kèm hộp nhạc, doudou để trẻ nói chuyện hoặc chơi đùa cùng.

Lưu ý Các món đồ này con có thể đưa vào miệng, chúng ta nên sử dụng đồ an toàn. Chúng ta có thể tham khảo các dòng xúc xắc như hình, hàng châu âu nhưng cũng chỉ vài chục ạ. Vài món đồ chơi hiệu quả, an toàn ba mẹ có thể nhắn sang page Shop Bố Ken hoặc xem ngay ở web TẠI ĐÂY

IV/ KĨ NĂNG BÉ CÓ THỂ ĐẠT SAU KHI CON TRẢI QUA:

Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau ở những mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên đây là 1 số kết quả mà bạn có thể thấy ở bé như 1 sự tiến bộ sau khi trải qua khoảng thời gian bão tố

- Kiểm soát cơ thể tốt hơn:

- Trẻ có thể quay người sang 2 bên, quay đầu có chủ đích về vật nào đó thú vị

- Đá chân, khua tay

- Cố ngóc đầu và đẩy người lên khi được đặt nằm sấp

- Có thể nhìn trái, phải khi được nằm sấp

- Làm nhiều kiểu mặt khác nhau

- Cố gắng tóm các vật trong tầm với nhưng không thành công

- Nắm tay cầm các vật trong tầm có thể với dễ dàng

- Cầm đồ chơi và di chuyển lên xuống loạn xạ

- Khả năng nhìn ngắm

- Khám phá tay, chân, đầu gối

- Nhìn mọi người, đồ vật di chuyển, bị hấp dẫn bởi những đứa trẻ chơi gần đó

- Thích xem ti vi

- Thích các vật phát sáng, chẳng hạn như ánh nến, hoặc đồ trang sức lấp lánh

- Để ý các biểu cảm gương mặt

- Lắng nghe và trò chuyện

- Thích lắng nghe các giọng nói, bài hát và các ân thanh cao độ

- Bật ra những âm thanh như a, ư, ê, ừm cứ như thể đang kể 1 câu chuyện và tự nghe tiếng của mình

- Lặp lại những âm thanh này nếu bạn khuyến khích bé

- Thích nhìn và nghe mọi người nói chuyện

Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các mẹ, đặc biệt các ba mẹ lần đầu đỡ bỡ ngỡ khi đối mặt. Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link này.

Nếu cần hỗ trợ hay đăng ký “tư vấn đồng hành 1-1” mẹ nhắn ngay Fanpage shop Bố Ken nhé (hotline 0705232999)

Bố Ken ✍

 

 

Sao chép thành công mã giảm giá