Wonder week 5

Wonder week 5 - Điểm bắt đầu - Thời gian - Biểu hiện của bé

Độ tuổi nên đọc: Các mẹ mang bầu và con nhỏ dưới 2 tháng

Đa số con sẽ trải qua WW, chúng ta không thể kì vọng con lúc nào cũng ngoan, nhưng qua những chia sẻ này chúng ta sẽ hiểu con hơn, giúp con phát triển tốt và thay vì trải qua bão nhiều ngày thì có thể chúng ta trải qua ít hơn.

I/ BIỂU HIỆN

Wonder Weeks ở trẻ - Biếu hiện và thời điểm của tuần khủng hoảng

 - Sau khi trải qua tuần trăng mật chỉ ăn và ngủ, các bé có thể sẽ bước vào ww5 trong khoảng từ 4-5 tuần, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài 1 ngày, hoặc có thể cả tuần tuỳ từng bé 

- Bé có thể cực kì cáu gắt, khóc lóc cả ngày khiến mẹ thấy thật hoang mang: con đang từ em bé thiên thần chuyển thành em bé cáu kỉnh! Các mẹ thường sợ có chuyện gì không hay xảy ra với “cái còi” bé nhỏ của mình. Bạn nghĩ rằng con đang bị đau, hoặc rối loạn nào đó chưa được phát hiện ra. Số khác lo lắng rằng chỉ sữa mẹ thôi là không đủ vì trẻ đòi ti mẹ liên tục, bé bám mẹ nhiều hơn, nếu mẹ cho con ti vặt sẽ thấy hầu như con chỉ chịu ngủ khi ở trên ti mẹ 

- Bé đang ngủ giấc dài, ngủ đủ 2h mỗi nap, thậm chí còn rất khó để gọi dậy, thì bỗng dưng mẹ không hiểu tại sao con k chịu ngủ, hay ngủ catnap thường xuyên và rất khó hoặc không thể dỗ bé ngủ lại được 

- Giấc đêm con khó vào giấc, hoặc khi ngủ được rồi thì lại dậy liên tục, khó ngủ lại, REM sáng mạnh hơn 

II/ NGUYÊN NHÂN 

Đối Mặt Với Wonder Week Hay Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ Sơ Sinh | Giáo dục sớm

- Bé cảm thấy hoang mang vì những cảm giác mới tấn công bé cả bên trong và bên ngoài. Một vài trong số những điều mới mẻ này liên quan đến sự phát triển của các bộ phận bên trong cơ thể và quá trình trao đổi chất của trẻ. Số khác là do trẻ đã tỉnh táo hơn, các giác quan của trẻ nhạy cảm hơn so với khi vừa mới sinh. Vì thế, vấn đề không phải chỉ là sự thay đổi của bản thân các giác quan, mà là sự tiếp nhận những thay đổi đó của trẻ 

- Bạn phải hiểu rằng dù mọi thứ có vẻ giống với thế giới của bạn, nhưng với trẻ, mọi thứ trẻ nhìn, cảm nhận, nghe, ngửi hoặc nếm được vẫn khác biệt. Trẻ có thể thích một vài trong số những thay đổi này, nhưng có thể ghét những thay đổi khác, vì bé vẫn chưa biết cách làm thế nào để đối phó với chúng. Trẻ vẫn còn quá nhỏ đề biết nhờ bạn giúp và hiển nhiên trẻ cũng không thể hỏi bạn điều gì đang diễn ra 

III/ GỢI Ý KHI CƠN BÃO ĐẾN

- Về bữa ăn: Đảm bảo khớp ngậm ti mẹ/ ti bình đúng, có thể tăng size núm bình cho con, ợ hơi thật kĩ vì trẻ khóc nhiều sẽ nuốt phải hơi nhiều hơn, đặc biệt với những bé được cho ti vặt 

- Về lịch sinh hoạt: Trong khoảng 5-6w mẹ có thể chuyển dịch lịch E3 sang E3.15 hoặc E3.5, vì sự phát triển về thể chất, tinh thần cho phép con thức được lâu hơn để có giấc ngủ chất lượng hơn, và cần giãn cữ ăn dài hơn để đủ đói và ăn được 1 bữa no. Có thể những ngày đầu, bé sẽ không thể thức đủ thời gian, mẹ chỉ cần kéo mỗi ngày 1 chút để bé quen dần 

- Về ngủ: Nên áp dụng phương pháp 4s5s để hướng dẫn bé tự ngủ, có dùng nút chờ hay không hoàn toàn là quyết định và mong muốn lâu dài của mẹ. Phương pháp 4s5s cho thấy hiệu quả vì bé được quấn chặt, cho bé cảm giác an toàn và quen thuộc như khi ở trong bụng mẹ. Bé cũng có thể được mời ti giả để tự trấn an, thoả mãn phản xạ mút mát, được nghe tiếng ồn trắng, vỗ shu, nằm nghiêng, tất cả điều này đều giúp tái tạo môi trường ngủ quen thuộc của bé trước đây, giúp bé học cách tự ngủ mà không phụ thuộc vào việc bế ru, ngậm ti mẹ hàng giờ đồng hồ. Nếu bé catnap, hãy cố gắng nhìn ra nguyên nhân, và hỗ trợ bé ngủ lại theo thời gian của lịch gợi ý 

Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

- Ngoài ra, vào khoảng thời gian thức của con, mẹ có thể thực hiện 1 số cách sau để xoa dịu bé: 

+ Vuốt ve, âu yếm, vỗ nhẹ vào mông con 

+ Bế con đi bộ chầm chậm, hoặc địu con trong khi làm việc nhà, giữ con trên đùi khi bạn đọc sách hoặc ngồi hút sữa 

+ Nói chuyện, hát, đọc sách cho con nghe 

+ Chơi với con nhiều hơn, cho con nghe âm thanh của những chiếc xúc xắc, tummy time và cho con xem tranh kích thích thị giác, chơi với kệ chữ A có treo đồ chơi phù hợp, bóng múi luyện chân Montessori,... [ Tham khảo hình ảnh của AE Ken & Men, lúc này Men 3 tuần ạ]. Ba mẹ có thể nt qua page để được hỗ trợ. 

+ Tắm cho con bằng nước ấm, massage cho con 

IV/ CON SẼ ĐẠT ĐƯỢC GÌ SAU CƠN BÃO NẾU BA MẸ ĐỒNG HÀNH TỐT?

Các tuần khủng hoảng của trẻ và bí quyết vượt qua dễ dàng

 Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau ở những mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên đây là 1 số kết quả mà bạn có thể thấy ở bé như 1 sự tiến bộ sau khi trải qua khoảng thời gian bão tố

- Khi chào đời, trẻ chỉ có thể tập trung vào những vật cách khoảng 1 bước chân, nhưng giờ trẻ có thể chú ý tới những vật có khoảng cách xa hơn 

- Nhìn vật lâu và thường xuyên hơn 

- Lắng nghe thường xuyên và chăm chú hơn 

- Đây có thể là lần đầu tiên bạn nhìn thấy nước mắt thực sự khi bé khóc 

- Lần đầu tiên bé cười, hoặc hay cười hơn trước kia 

- Thường xuyên ê a với sự thoải mái nhiều hơn 

- Thể hiện thích hoặc không thích thường xuyên hơn 

- Có thể thức lâu hơn và tỉnh táo hơn 

- Ý thức hơn khi được/bị đụng chạm 

- Ý thức hơn về các mùi khác nhau Con có thể chưa nói ra được, nhưng sự cảm nhận của các con rất sâu. 

Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các mẹ, đặc biệt các ba mẹ lần đầu đỡ bỡ ngỡ khi đối mặt. Bạn có thể đọc thêm comment chia sẻ của các ba mẹ tại link này

Sao chép thành công mã giảm giá