Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 07 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 02” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm công khai để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.Nhận được câu hỏi của BTT ở tin nhắn riêng nhưng BK trao đổi và thống nhất nội dung này đưa lên nhóm được, hẹn sáng mai sẽ Coach cho BTT, các tình huống BTT gửi BK như sau:
BTT: Chào bố Ken ạ, em vừa gửi tình huống của mình lên file docs. Nhưng vì tình huống nhà em không điển hình nên em xin phép bố Ken cho em nhắn riêng. Bố Ken lúc nào nếu có thể tư vấn thêm cho trường hợp của nhà em ạ. Em có bé lớn là bé trai đã 6 tuổi rồi. Bé hiếu động và khó kiểm soát hành vi, lời nói. Trên lớp hay ở nhà học được vài phút là thường đứng dậy, khó tập trung. Có đôi lúc em cảm thấy bé hơi tăng động. Những vấn đề này em có đọc và không trầm trọng hóa vấn đề của con. Em hiểu nếu bé như vậy sẽ có ảnh hưởng cuộc sống và học tập. Em chấp nhận việc con có thể không đạt được mục tiêu học tập tốt nhất theo đúng khả năng của con vì sự thiếu tập trung (Hiện tại thì con vẫn học ổn ạ, dù kỷ luật ở lớp thì liên tục bị cô nhận xét hay nói chuyện riêng và ra khỏi chỗ). Tuy nhiên, có một vấn đề khiến em lo lắng. Một vài lần (từ hồi mầm non), con đã nói không ai chơi với con, các bạn không thích con. Ở lớp của con hiện tại con cũng nói vậy. Mẹ có hỏi cô chủ nhiệm lớp thì cô nói con chơi với các bạn bình thường, tuy nhiên con còn trêu chọc bạn và hay nói những từ không phù hợp nên một số bạn nhạy cảm có thể không thích. Điều này thì đúng thực tế, con hay lăng xăng trêu bạn, nói linh tinh không chủ đích. Ở nhà con cũng như vậy. Ví dụ con trêu em là đít phét, con liên tục gọi em như thế và đến lớp cũng nói như vậy. Em không rõ thực sự con có chút vấn đề không và bố mẹ có thể hỗ trợ thế nào để con biết xây dựng các mối quan hệ xã hội xung quanh, tự tin làm bạn và chơi cùng các bạn ạ?
Bạn nào đang quan tâm chủ đề này thả tim BK xem nhé?
Và một điều BK nhắc, khi BK coach, BK nhìn ra nhiều vấn đề, có thể biểu hiện khác nhưng gốc rễ nhiều nguyên nhân giống, thế nên ta sắp xếp theo dõi các bạn nhé.
BK: Mặc dù nhóm ít bé 6 tuổi
Thế nhưng đây là cơ hội lớn cho tất cả
Để ta học trước
Bởi nếu không để ý
Thế thì các cháu cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng này
Lúc ấy nhiều khi rất khó. Đó cũng là lý do BK muốn đưa tình huống này vào, cảm ơn BTT đã cởi mở, chân thành, tin cậy nhé.
BK: T sẵn sàng rùi nhỉ, ta bắt đầu T nhé?
BTT: Dạ em sẵn sàng rồi ạ.
BK: Ok T à.
BK hỏi chút, khi thấy con như thế, T có trạng thái nào nhỉ? Lo lắng, thương con...?
BTT: Khi em thấy con nói vậy, em thấy lo lắng và cả thương con nữa ạ. Và em cố gắng suy nghĩ xem vì sao con ở tình trạng đó.
BK: Ok T à. BK sẽ hỏi vài việc, có những câu chi tiết, cần sự chia sẻ chân thành, cởi mở của em, nếu câu nào cảm thấy cần nhắn riêng em cứ nhắn, nhé?
@All: Các bạn thân mến, như các buổi Coaching khác, chúng ta sẽ lặng lẽ theo dõi, chúng ta lặng lẽ cảm nhận, có điều gì lòng muốn chia sẻ ra hay góp ý ta để vào cuối buổi, và ngay cả khi góp ý cũng trên tinh thần thiện chí, không mang trạng thái đánh giá/phán xét, ta thả tim xem như đã rõ ràng và xác nhận với điều đó nhé.
@BTT: BK hỏi 2 việc này chút em nhé:
- Hàng ngày con xem Tivi không? Con xem những chương trình gì? Con xem bao nhiêu phút, và khi xem thì con thế nào em?
Nữa là: Con xem từ khi nào? hàm ý là lúc mấy tuổi T à?
- Gia đình em có bé nhỏ nữa, cháu mấy tuổi T nhỉ?
BTT: @BK Hàng ngày bạn lớn nhà em xem tivi lồng ghép chương trình học tiếng anh vào tối sau giờ ăn cơm. Con xem khi đó khoảng 30 phút. Còn giờ xem giải trí sau khi con đi học về tắm xong, lúc đó con được xem những phim hoạt hình con thích trong khoảng 15-20 phút. Con xem thích thú. Và con đề nghị những phim con thích. Mẹ thấy phù hợp sẽ mở cho con xem ạ.
Bé lớn nhà em ngoài 2 tuổi mới bắt đầu được xem tivi ạ. Trước đó em hạn chế tối đa, con cũng không đòi hỏi ạ.
Bạn lớn nhà em có em trai 3 tuổi. Khi xem hoạt hình thì 2 anh em xem với nhau. Em bé nhỏ xem hầu như theo anh, bé được xem sớm hơn chút, tầm gần 2 tuổi anh học hoặc xem thì em cũng bắt đầu hứng thú và xem theo ạ. Trước đó bạn bé cũng không đòi xem ạ.
BK: @BTT: Ok T à, cụ thể phần giải trí là xem những gì T nhỉ?
Hai anh em có thường xuyên mâu thuẫn không T?
BTT: @BK Dạ khi bạn còn bé thì bạn xem chương trình ca múa nhạc tiếng việt và cả tiếng anh (Pingfong, Cocomelon...). Còn như hiện tại lớn hơn thì bạn xem phim hoạt hình tiếng anh (paw patrol, doreamon...) nhiều phim lắm ạ. Tuy nhiên con muốn xem phim gì mẹ đều hướng và đồng ý mới được xem ạ.
Hai anh em thường xuyên tranh giành, chủ yếu từ phía anh, em làm gì không vừa ý, em lấy gì của con, con sẽ quát và đánh em. Bạn em thì rất quý anh, luôn chạy chơi theo anh, có gì cũng phần cho anh. Thi thoảng em cũng có trêu anh, nhưng nhìn chung em vẫn sợ anh nên cũng không dám đành hanh gì với anh cả.
BK: Ok T à. Bé lớn nhà em ngoài 2 tuổi mới bắt đầu được xem tivi ạ: Thực ra 2 tuổi cũng là sớm em à. T đọc một số bài liên quan tác hại của việc cho con xem Tivi rồi nhỉ?
BK: Khi bạn lớn quát và đánh em, T thường tương tác thế nào?
BTT: @BK Dạ có em biết ạ. Bạn nhà em xem với mục đích học là chính, và em nghĩ với thời lượng và nội dung con xem thì không có ảnh hưởng gì quá lớn.
Thường khi con quát và đánh em, em sẽ nói với con sao con quát to với em, sao con lại đánh em. Khi đó con sẽ trình bày vì sao. Nếu em sai, em sẽ yêu cầu em xin lỗi, em trả đồ cho anh. Nếu con hiểu lầm em, em giải thích cho con hiểu là con đang hiểu sai hành động của em. Tuy nhiên, dù em xin lỗi, con vẫn chưa hài lòng. Con vẫn khó chịu và bực.
BK: Tất nhiên là việc khi xem con có thể học được một số thứ, nhưng con xem nhiều cái ĐỘNG quá, con sẽ có xu hướng nhảy nhót, nói/hét theo T à. Một số chương trình ta không nghĩ có ảnh hưởng nhưng thực sự có, cái này T xem kỹ lại nhé?
Ngoài em ra còn bố hay là ai giảng hòa con nữa không nhỉ?
BTT: @BK Dạ em xin tiếp thu ạ.
@BK Bố bé có tham gia giảng hoà. Bố bé thì song song khi điềm đạm giải thích, có lúc cũng dễ nổi nóng và đòi đánh để răn đe (gần như con cũng chưa bị đánh). Ngoài ra, nhà em ở cùng bà, bà đôi lúc cũng an ủi và giảng dạy cho bé. Chủ yếu vẫn là bố mẹ thôi ạ.
BK: @BTT Em cảm thấy việc em, bố và cả bà giảng hòa có làm con cảm thấy kiểu bị thiên vị không?
Cảm giác mọi người cứ chỉ quan tâm tới em là chính ấy?
BTT: @BK Dạ em có cảm nhận thấy. Con luôn là người bị sai và con thấy em được yêu thương hơn. Con cũng tự nhận thấy và so sánh với em.
BK: Ok T à, đây là mẫu chốt vấn đề.
Thường thì những đứa trẻ cảm thấy bị đối xử thiệt thòi, cảm thấy thiếu tình thương, con sẽ rất khó chịu và bức bí, sự bức bị ấy nó bộc lộ qua nhiều hình tướng. . . có đứa chọn lặng lẽ, lủi thủi, có đứa chọn làm phiền người khác, đôi khi chỉ để có cảm giác ai đó quan tâm tới mình. Mục đích đơn giản là muốn ai đó quan tâm tới mình nhưng mà chưa biết cách, cho rằng trêu là một cách để khiến ai đó vui và chơi lại nhưng lại không, và càng trêu thì các bạn khác càng không ưa, và con càng thấy khó chịu, dần con sẽ chuyển sang bắt nạt và uy hiếp những bạn yếu thế hơn . . . T hiểu cơ chế này chứ?
BTT: @BK Dạ em hiểu ạ. Trước nay em chỉ nghĩ do con thiếu tự tin khi chơi với các bạn, con bắng nhắng chưa kiểm soát tốt hành vi nên các bạn khó chịu với con. BK nói em mới hiểu rõ nguồn gốc vấn đề.
Gần đây đúng là con đang có hiện tượng đánh bạn trên lớp khi bạn trêu con hoặc làm rơi hỏng đồ của con.
BK: Ok T à, BK hiểu, BK dám chắc chuyện này nó sẽ xảy ra, và thậm chí tệ hơn nữa em à.
Bởi:
- Con có sự ấm ức và cảm giác thiếu sự quan tâm hơn so với em
- Bố cũng là người nóng tính: Khi bố dùng cách quát tháo con, con cảm thấy cách đó có hiệu quả, thế thì con sẽ dùng cách đó với người yếu hơn
BK: @BTT: Ok, giờ T cần dành thời gian và kết nối lại, trong mọi tương tác. BK sẽ gợi ý, em thực hành và cập nhật BK hỗ trợ tiếp nhé.
BK đã hỗ trợ cho một số mẹ có bé lớn, thậm chí tình trạng nặng hơn, tuy nhiên có những bạn bận rộn quá, sau rồi gần như là chỉ biết kêu than. . .
- Bạn thích gì nhất em? Kể cho BK 3-5 sở thích của con.
BTT: @BK Con thích chơi ô tô, cờ vua, thích ăn pizza và thích chơi trốn tìm ạ.
BK: Ok em à.
Ta cần giải quyết vấn đề, tức là cho con thấy rằng bố mẹ đều yêu thương và quan tâm con
Đó không phải là một sự chứng minh
Mà đích xác là vợ chồng em cần sống với tinh thần như thế.
Trước hết, dễ nhất là QUAN TÂM tới sở thích lành mạnh của con.
Ví dụ chiều nay gặp con: Con à, có phải con rất thích oto không? em hiểu ý chưa T nhỉ?
Những câu hỏi đi sau đó em tự tin tương tác với con chưa? Em có thể đưa ra một số kiểu tương tác sau khi nghe con trả lời BK xem?
BTT: @BK Em bắt đầu hiểu hơn rồi ạ. Có phải ý BK nói, em cần dành những thời gian chất lượng cho riêng con. Quan tâm đến sở thích của con, biết tương tác với con bằng những câu hỏi chậm, từng bước hướng cho con bày tỏ suy nghĩ của mình.
BK: Ok em à. Lắng nghe tiếng lòng của con, từ sở thích, rồi dần mình lắng nghe cả những sự khó chịu trong con.
Em cần nhớ rằng: muốn lắng nghe và để con bộc lộ thì cần một khoảng thời gian kết nối dài, BK sẽ hướng dẫn, em kiên trì vào, nhé?
BK: Con à, có phải con rất thích oto không?
Hãy hỏi thật chậm và có khoảng nghe
Ok mẹ hiểu, mẹ cũng thấy thế, hôm nay mẹ thấy chiếc xe này đẹp quá, mẹ nghĩ rằng con cũng thích nên muốn mua, nhưng mẹ hỏi con trước, con thích xe nào?
Con thích siêu xe hay các dạng xe nào T, bên BK có những xe này siêu bền, mà các bạn thích em có thể cho con xem ảnh.
BTT: @BK Vâng ạ. E cảm ơn BK. Em sẽ cố gắng kiên trì và học hỏi. Em vốn dĩ dành rất nhiều thời gian cho con, nhưng thực tế lại chưa có sự tương tác tốt với con, và quả thực đã chưa biết lắng nghe con. Em sẽ thực hành và cập nhật lại với BK và các bạn ạ.
BK: @BTT Ok em, BK cảm nhận được sự lo lắng, sự quan tâm của em ngay lúc này, không hời hợt chút nào. Tuy nhiên phần năng lực tương tác với con ta cần trau dồi thêm nhiều em à.
Em hiểu cách tương tác BK gợi ý không? em cảm nhận được ý nghĩa của từng chữ, từng câu đấy không? Em có thể tưởng tượng hoặc cảm nhận khi mình dùng thì sẽ có hiệu quả gì?
BTT: @BK Cảm ơn BK ạ. Em xem loại nào con thích và con chọn sẽ mua cho con ạ.
BTT: @BK Em nghĩ con sẽ rất vui khi đột nhiên mẹ quan tâm đến sở thích của con và cho con lựa chọn thứ con thích. Điều mà trước nay rất ít khi mẹ hỏi hay làm cho con.
BK: @BTT Ok em à. Tốt đấy em.
Hãy kéo con sang và trò chuyện riêng với con, đừng nói chuyện trước cả 2 con em nhé, có những lúc ta cần KHOẢNG RIÊNG như thế
Em cần hỏi tiếp như thế này khi con đã cảm thấy vui
Ok, vậy mẹ sẽ mua tặng con xe này nhé. Nhưng mà con à, mẹ nghĩ là em mình, em nhớ nhé, em dùng từ em mình, hoặc là em của con. . .
Mẹ nghĩ là em của con cũng sẽ thích đó, hay là mẹ và con chúng ta chọn tặng cho em một chiếc nhé, con thấy sao?
Tiếp em nhé. . .
Theo con em sẽ thích xe nào nhỉ?
. . .
Chờ, lắng nghe
Hay là mẹ và con ta cũng cho em được chọn, con nghĩ sao?
Bố Ken: @BTT: T hiểu cách tương tác này có tác dụng gì, chia sẻ cái hiểu, chia sẻ sự cảm nhận của em để BK xem em đã hiểu hết, hiểu trọn chưa, bởi cái hiểu đầy đủ mới khiến em thực hành được.
BTT: @BK Theo ý hiểu của em, đầu tiên em quan tâm đến con, lắng nghe con. Đan xen vào đó, em giúp con hiểu con còn có em. Em là một thành phần không thể thiếu trong gia đình. Con sẽ dần học cách chia sẻ với em, biết dành tình yêu thương và sự quan tâm đến em của con.
BK: @BTT Ok T à. Mình tạm dừng ăn cơm trước em nhé.
Đầu giờ chiều BK hỗ trợ tiếp em nha.
BTT: @BK Vâng ạ.
BK: @BTT Mình tiếp tục T nhé?
BTT: @BK Dạ.
BK: @BTT Ok em à. Nhớ tâm thế quan tâm, cử chỉ quan tâm của em dành cho con, con cũng sẽ học, con sẽ nhận đủ nhiều, khi đủ nhiều thì con cũng cảm thấy tuyệt, cảm thấy tuyệt thì con đổ ra cho em của mình cũng tuyệt
Tiếp theo
Khi oto về, em sẽ quan sát bộc lộ/biểu hiện của con, hãy quan sát biểu hiện/bộc lô của con.
Sau rồi em có thể hỏi han, có thể ghi nhận:
Thế nào con trai, con cảm thấy oto mình chọn thế nào, con thích chứ?
. . .
Con một chiếc, em một chiếc, hai anh em chơi vui con nhé?
Ok, mẹ mong con chơi vui, và giữ gìn nhé. Có dịp mẹ lại mua cho 2 anh em thêm nhé. Con nhất trí chứ?
Chúng ta cần những câu hỏi để khơi gợi sự cảm nhận trong con
Để con cảm thấy gần gũi khi chia sẻ khi vui
Để con cũng sẵn sàng chia sẻ khi thấy buồn, khó chịu. . .
Hãy bộc lộ cảm xúc của mình, để con hiểu được và biết được luôn có mẹ đang lắng nghe.
Trước hết là phần con thích, oto là một ví dụ, em quan tâm và xem con thích những gì, sau rồi mình đồng hành, và luôn luôn hỏi: Hôm nay con chơi thấy thế nào, kiểu như vậy, em hiểu chứ T nhỉ?
BTT: @BK Vâng em xin học hỏi cách quan tâm đến con ạ. Ngày nào đón con đi học về em đều hỏi hôm nay con đi học có vui không, có điều gì khiến con thấy buồn. Nhưng con ít chia sẻ. Có lẽ em cũng chưa gần gũi với con để con sẵn sàng chia sẻ với mẹ nhiều hơn. Từ khi vào nhóm em cũng bắt đầu ý thức việc hỏi cảm nhận của con từ việc chơi xong, đọc truyện xong...nhưng vẫn chưa được sâu và gốc rễ BK ạ.
BK: Tiếp theo là những thứ khác mà con chưa biết tới, thế giới này rộng lớn, có những thứ con chưa được tiếp cận, em là người yêu con, em có thể tìm hiểu thêm hoặc nhắn cho BK: Con em độ tuổi này, em muốn tặng cho con vài thứ, BK chọn cho em với nhé.
BK có thể chọn cho em một số trò IQ, vừa vui vừa phát triển
BK có thể chọn cho em những đầu sách hay, những đầu sách liên quan anh em nữa. .
Thực ra khi ta chọn được những thứ đúng đắn, phù hợp, ý nghĩa, thế thì không có gì là đắt đỏ đâu em à.
Em có thể mở lời như sau: Con à, mẹ thấy ở shop có đồ chơi này, mẹ thấy nó hay quá, mẹ cũng muốn con của mẹ được chơi, con thích không mẹ mua về cả nhà cùng chơi nhé?
Có lúc là em hỏi thăm, có lúc là em bí mật tặng quà, có lúc là em viết thư. . .
Thế thì đứa trẻ nó cảm thấy nhận được nhiều, nó cảm thấy được quan tâm nhiều, nó cảm thấy ồ đích thực đây là mẹ mình rồi, nó ngập tràn niềm vui, ngập tràn hạnh phúc, thế thì nó cần gì đi LÀM PHIỀN người khác nữa? T hiểu ý BK chứ nhỉ?
Ở đây là group Coaching, BK chỉ tạm đưa ra một số trò thôi, ngoài trò chơi quan trọng nữa là cách em tương tác, T hiểu ý BK chứ nhỉ?
BTT: Em hiểu ý BK ạ. Đọc hướng dẫn của BK em vỡ ra nhiều điều. Cũng là tặng con quà, có nhiều cách để tạo ra niềm vui, sự bất ngờ cho con. Và quan trọng con cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của mẹ. Nhiều khi cũng món quà đó, con nhận được thấy vui. Chơi xong rồi cũng không đọng lại.
BK: Nhìn một người mẹ đánh con
Hỏi rằng ta cảm thấy thế nào?
Đa số thì sẽ thương đứa trẻ và khó chịu với người mẹ, đúng chứ T và các bạn? @All
Đa số thế vì mọi người chủ yếu nhìn vào hình tướng, nhìn vào những thứ yếu ớt rồi xúc động
Thương đứa trẻ không có gì sai? nhưng liệu rằng ta có biết người mẹ đang stress quá, đang bất lực quá, ta có thể thương họ được không? có nhiều trường hợp thế mà. BK nhìn vào, BK cảm thấy thương đứa trẻ, BK cảm thấy thương cho cả người mẹ kia, và BK chỉ muốn hướng dẫn những cách thức vẫn hiệu quả mà không cần đòn ròi.
Nhìn vào bạn lớn đánh bạn bé? ta thương bạn bé nên ta hay bảo vệ, nhưng ta đâu biết bạn lớn cũng có những sự tổn thương, thiếu thốn, ấm ức, phải có gì đó mới khiến bạn lớn trở nên như vậy chứ?
T cũng cần nhìn rộng mở như thế, cần thương cả bạn lớn, rồi chia sẻ cho bạn cách nói chuyện với em mà không cần quát làm gì cả. . . Được chứ T?
BTT: @BK Em xin tiếp thu, quả đúng là bài học về góc nhìn. Em chỉ nhìn về góc của bạn bé mà bỏ quên cảm giác của bạn lớn.
BK: @BTT Ok em à.
Mâu thuận kiểu gì cũng còn diễn ra, em để ý và thực hành nhé.
BTT: @BK Em cảm ơn BK nhiều ạ. Em đã cảm thấy thông suốt hơn rồi. Còn phần khó nhất là thực hành, em sẽ kiên trì mỗi ngày ạ.
BK: Sự thiếu tập trung cơ bản trong trường hợp này là vì sự thiếu thốn bên trong, con KHÁT những sự quan tâm, nên con phải hướng ra ngoài
Em làm cho con cảm thấy hạnh phúc, thế thì con sẽ không có nhu cầu hướng ra bên ngoài nhiều, con sẽ có những giây phút tận hưởng, T hiểu ý chứ?
Song song, em cũng cần cho con chơi một số hoạt động tĩnh.
Tất nhiên trẻ cần chơi vui, nhưng hoạt động ấy lặng lẽ giúp con TĨNH được, BK ví dụ trò này em có thể tự mua.
Em mua mấy Bulong, mua size khác nhau để cho con chơi.
BTT: @BK Anh bóc tách và nhìn nhận thú vị thực sự ạ. Có bao giờ em tự nghĩ em ít sự quan tâm đến con đâu ạ. Và người ngoài nhìn vào sẽ càng không bao giờ nhận định con của em bị thiếu sự quan tâm. Em dành gần như tất cả thời gian em có cho con, tự tay chăm lo cho con, bớt công việc để có thời gian bên con. Nhưng...cái con cảm nhận mới là điều quan trọng. Dù mẹ luôn bên con, con lại chưa cảm nhận được sự quan tâm, con cảm thấy bị đối xử phân biệt. Làm cha mẹ cần phải học hỏi nhiều lắm ạ.
BK: Trò này có nhiều kiểu chơi:
- Xếp cao nhất theo đúng size
- Xếp cao nhất đan xen các size
- Ngoài dùng tay thì dùng que tăm. . .
@BTT: T mường tượng được chứ nhỉ?
BTT: @BK Em hiểu cách chơi trò này rồi ạ. Trước em cũng mua cho con trò xếp chồng đá. Con cũng thích chơi ạ.
BK: @BTT BK sẽ giới thiệu thêm các trò, hướng dẫn thêm các cách chơi, tuy nhiên BK không muốn mọi thứ lãng phí, BK cảm nhận sự nhiệt huyết của các thành viên, BK sẽ đổ ra liên tục. Trước hết mua và cho con chơi Bulong đã em nhé.
Em có thể trò chuyện:
Con ơi, mẹ thấy bạn Ken chơi trò này này, mẹ thấy hay hay, trước con cũng thích xếp đá đúng không? Hay là mẹ con mình cùng đi mua đi, về ta xếp, ăn cơm xong ta xếp. . . ?
T cảm thấy cách trò chuyện và cùng con đi mua thế nào?
BTT: @BK Em thấy cách nói chuyện với con như vậy gần gũi, như 2 người bạn. Việc cùng con đi mua, vừa giúp tạo hứng thú cho con, con được tự lựa chọn đồ, vừa giúp tăng kỹ năng xã hội cho con như biết hỏi giá, biết trả tiền hàng.
BK: @BTT Ok T à.
Hãy làm dày những việc này lên em nhé, BK hướng dẫn một việc nhưng trong ấy là cả những tâm thế, là cả những cách thức, em vận hành trong các việc khác. . .
Ví dụ: Con thích ăn món gì đó, Tôm chẳng hạn. . .
Con ơi, mẹ thấy con thích ăn Tôm đúng không? hay là hôm nay mẹ và con ra chợ chọn nhé
Tất cả những điều trên BK đã và đang làm với các con, nên sự chia sẻ rất chân thực, BK cảm thấy con vừa có sự hiểu biết thêm, con vừa tự tin thêm, con vừa kết nối với chúng ta thêm . . .
T hiểu ý BK chứ?
BTT: @BK em hiểu ạ. Em sẽ chú ý thực hành nhiều hơn theo cách BK hướng dẫn.
BK: @BTT Ok em à. Mấu chốt của T tạm thời như thế, nhưng việc này thực hành cần cập nhật lại nữa để BK hỗ trợ
BK cảm thấy em đã rất lo lắng, đã rất quan tâm, chỉ là chưa hiểu rõ, chưa đủ năng lực.
Em đọc lại, cảm nhận thêm lần nữa
Thực hành chia sẻ thành quả
Thực hành chia sẻ khó khăn nếu có
Được chứ T nhỉ?
@All Các bạn, việc đứa trẻ KHÁT TÌNH YÊU của bố mẹ là có: Có thể do chúng ta quá bận, cũng có thể từng cử chỉ/cách thức chúng ta đổ ra đang quá nhanh, quá vội, thiếu chiều sâu, thiếu lắng nghe. BK coach cho T, cũng là coach cho nhiều bạn trong đây, mong các bạn trân trọng, cảm nhận kĩ, cảm nhận cả cách mình đang tương tác, nên chia sẻ ra để BK có thể cảm nhận lòng bạn, có thể cảm nhận bạn đã thực sự hiểu chưa, và cũng qua chia sẻ để bạn có một động lực thực hành rốt ráo hơn. Các bạn nhé?
BTT: Dạ em cảm ơn BK đã nhiệt huyết đổ ra cho em và các bạn. Em sẽ chia sẻ thành quả cũng như vướng mắc trong quá trình thực hành. Rất mong sẽ được BK tiếp tục đồng hành trong hành trình kết nối với con ạ.
BK: @BTT Oki T à.
NH: @BK Đọc bài coach Bố Ken về chia sẻ của T em thấy thật sự giống em quá. Em cũng luôn nghĩ mình rất quan tâm, dành nhiều thời gian cho con. Nhưng có lẽ quan tâm chưa đủ chất lượng, thật sự thể hiện con vẫn luôn có cảm giác thiếu an toàn, an tâm, nên con cực kì bám mẹ. Thậm chí không cho mẹ chăm sóc em, hoặc mẹ làm các việc khác, luôn bắt mẹ ở trong tầm mắt của mình. Công việc, khả năng quán xuyến thời gian kém đôi khi lại khiến em không kiên nhẫn, không thể chờ con điều tiết lại cảm xúc, con bình tĩnh lại mà buộc con hiểu chuyện, chấp nhận việc mẹ bận rộn, đi làm sớm.
Ngay cả việc mua đồ cho con, thường em chọn theo cảm xúc, mua onl, mà không hỏi ý kiến con. Vì vậy dù con có nhiều đồ chơi nhưng lại chỉ vui lúc được nhận, mà không cảm giác được tình cảm của mẹ trong đấy.
HA: @BK Qua các bài coach của BK mình cũng nhìn lại khoảng thời gian dành cho con, thực sự từ lúc tham gia khóa này mình cũng đã cố gắng thay đổi bản thân để có thể dành thời gian chất lượng nhất cho con. Đôi lúc mình vẫn chưa kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Cũng giống như bạn T, con mình lúc ngoan thì rõ ngoan, nhưng lúc bướng lên thì rõ là bướng, cũng hiểu được cá tính của con là không thích áp đặt mình cũng rất hạn chế áp đặt bé, luôn cho bé được tự lựa chọn. Đúng là cách giao tiếp của mình hiện tại với con đang quá nhanh vội và thiếu chiều sâu như BK đề cập, mình sẽ cố gắng chỉnh sửa cách tương tác với con để con có thể chia sẻ được cảm xúc với mẹ. Điều mà mẹ chưa thể làm được.
NP: Đọc bài coach của BK chia sẻ, e thấy mình vẫn chưa thực sự dành thời gian nhiều cho con. Em đã cố gắng không dùng đòn roi với con. Cố gắng lắng nghe chia sẻ với con. Nhưng nhiều lúc em cũng thấy hơi bất lực. Con em nhiều lúc rất ương bướng, nói với người lớn hay nói trống không, cợt nhả. Nhưng em vẫn chưa biết cách nói chuyện với con thế nào để con bớt hành vi đó lại. Nhẹ nhàng thì sợ con hư, mà nói nặng nhiều lần thì sợ con mất kết nối với mẹ.
BK: @NH Ok H à.
T, H và nhiều bạn BK cũng cảm nhận được. BK cảm thấy mẹ mà dành được nhiều thời gian là cái quý, tuy nhiên nếu không có hiểu, không có năng lực, thế thì sinh ra 2 việc:
- Một là lãng phí
- Hai là nhiều khi nói hoặc tương tác những thứ không hay, thừa thãi
Thế nên dành được thời gian là rất quý, nữa là cần có cái chất lượng trong đó, để cả 2 không phải vất vả mà lại là những khoảng thời gian ý nghĩa, vui vẻ, hạnh phúc.
H và các bạn hiểu ý BK chứ nhỉ?
BK: @All Ấy là với các mẹ có thời gian, tham gia chương trình, học và hành đàng hoàng, lại là điều rất ý nghĩa nữa cho các mẹ bận rộn. BK hiểu rằng các mẹ nhiều khi rất trăn trở muốn dành thật nhiều thời gian cho con nhưng còn công việc, vậy nên cái khoảng thời gian không thể thêm thì thêm chất lượng vào, đổ cái chất lượng vào.
Thực sự thì cái chất lượng ấy giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được nhiều nước mắt, tiết kiệm được nhiều sức lực, giúp chúng ta thay vì phải sống trong trạng thái căng thẳng thì lại là niềm vui, niềm hạnh phúc cùng nhau. . .
Có gì không rõ cứ hỏi BK, và sau khi hỏi thì các bạn cần thực hành, sự nhiệm màu chỉ xảy ra khi chúng ta kiên trì thực hành, thực hành là thấy, thấy nụ cười nơi con, thấy niềm vui trong lòng mình. . . các bạn nhé.
BK: @HA Ok HA.
Lọc ra, bất cứ hành vi nào của mình nếu thấy có thể chậm hơn, sâu hơn, hãy làm, làm quyết liệt, hành rốt ráo vào, ví dụ ăn cơm, ví dụ đi lại. . . .
Đôi khi ta đi sửa nó sẽ rất mệt, rất tốn, ví dụ ta ăn uống vội vàng hỏng hệ tiêu hóa, đi chữa có phải tốn không?
Rồi đôi khi ta nói với con những lời thiếu suy nghĩ, con cho rằng như thế là đúng, con học theo, sau rồi sinh ra những hành vi chưa ổn, sau rồi ta đi chữa, chắc gì đã chữa được khi con quen rồi? HA và các bạn hiểu ý BK chứ? @All
BK: @NP N cập nhật tình huống diễn ra, cái mà em cho là con ương bướng, cái mà em đã cảm thấy bất lực nhé. Cập nhật xong em nhắn BK.
Cứ chân thành, không sợ sai, không sợ kém. . . ta đang quá trình học mà, không biết thì hỏi là ĐÚNG.
HA: @BK vâng BK, mẹ cũng đang sửa từng ngày. Rõ nhất là thời gian chơi với con buổi tối, trước đây, mẹ hời hợt, cứ nghĩ mình có mặt trong phòng cùng con là đủ, nhưng không, thay vì mẹ cầm điện thoại để con tự chơi thì mẹ dần thay đổi cùng chơi với con, cùng đọc sách cùng đi đánh răng rửa mặt. Con và mẹ cũng dần thể hiện cảm xúc với nhau. Tuy vẫn đôi lúc còn vụng về, nhưng mẹ cảm thấy cũng đang dần tốt lên từng ngày ạ.
BTT: Hôm qua bạn lớn nhà em chơi cờ với bố xong chỉ hòa, không thắng được bố. Con vào phòng ngủ đắp kín chăn, buồn lắm. Nếu như bình thường em sẽ chỉ nói mấy lời an ủi, xong có khi em quay lưng ngủ luôn. Nhưng tối qua em không làm thế, em hỏi cảm giác của con, em phân tích cho con hiểu có những lúc con cũng thắng mẹ, con hòa với bố thì con vẫn có cơ hội rèn luyện thêm để sau thắng được bố. Em lấy chú thỏ bông yêu thích của con làm con rối hoạt động nói lời an ủi, động viên con. Con đã phì cười và quên nỗi buồn đó. Em chủ động ôm con ngủ, bình thường con không thích được ôm. Tối qua con đã chịu cho mẹ ôm 1 lúc, rồi con ôm thỏ bông ngủ ngoan. Đúng thực sự phải đặt sự chân thành vào từng việc mình làm. Sáng nay cũng vậy, em đưa bạn bé đi học, thay vì đi lối trong nhà vào trường cho kịp giờ làm của mẹ, em cho con đi qua vườn, để mẹ con có thể nói chuyện thêm 1 chút, để em bé có thể cảm nhận không gian xanh, hít thở không khí trong lành. Con vui, mẹ cũng thấy vui khởi đầu ngày mới ạ.
BK: @HA Ok HA à.
Hãy đi đến cảm giác/cảm nhận ta UỐNG TRỌN từng lời, từng ý của con đổ ra.
Cái đúng đắn nó đến từ việc nghe trọn vẹn/hiểu trọn vẹn như thế HA và các bạn à.
BK: @BTT Ok tốt T à. Hãy tiếp tục như thế thông qua rất nhiều việc BK hướng dẫn. Mạnh dạn cập nhật T nhé.
Hai ngày sau:
BTT: 1 năm tưởng là dài nhưng lại ngắn để thay đổi thói quen và tập tính trong mỗi con người. Những tình huống của chính bản thân mình hay của các bạn trong nhóm là cơ hội để nhắc nhở và giúp mỗi cá nhân thực hành. Việc ghi nhận cách xử lý tình huống, làm dày các hoạt động sẽ giúp thay đổi dần hành vi của mình.
Theo hướng dẫn rất chi tiết của BK, mình đã hỏi con muốn ăn gì, con trả lời thích ăn dưa hấu. Mình đã đưa con ra chợ cho con cùng chọn mua với mẹ. Con thích chơi cờ, mẹ chưa kịp gợi ý nhưng con chủ động nói muốn chơi cờ tướng. Mẹ cũng đã khơi gợi con mua cho cả em, chọn cho em đồ em thích. Con về mẹ đã hỏi con cảm nhận như thế nào...Hay như khi cả nhà đi uống nước ở quán cafe. Bé em nghịch đá sỏi. Bình thường mẹ sợ bẩn sẽ mắng k cho em chơi, sợ em làm phiền quán cafe. Nhưng lần này mẹ gợi mở cho em chơi xếp chồng đá với mẹ. Em bé rất hào hứng chơi cùng mẹ. Chơi xong 2 mẹ con xếp lại chỗ cũ và rửa tay sạch.
Tất cả những điều này cần lặp đi lặp lại nhiều lần, có sự đúc rút từ tình huống của các nhà và chia sẻ từ các bạn khác. Thực sự khoá học 1 năm của BK rất bổ ích. Hi vọng tất cả các bạn trong khoá mình, sau 1 năm này nhìn lại sẽ thấy bản thân mình thay đổi. Và sản phẩm chúng ta tạo ra là những em bé tràn ngập hạnh phúc.
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 08 của khóa 02 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️