Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 06 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 02” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Nhận được câu hỏi của H, Bố Ken nhắn và hẹn tối nay Coach trong nhóm, các tình huống H gửi BK như sau:
“Hai bạn luôn tranh đồ chơi của nhau, chán không sao, cứ bạn nào động đến đồ chơi nào là bạn kia lại ra tranh, cứ phải cái đồ chơi đó mới được. Rồi có lúc bạn anh cứ động đến đồ chơi nào là bạn em lại đòi chơi, không thể phân xử nổi BK ạ"
BK: Dù một bé vẫn có nhiều nội dung liên quan chứ không chỉ gia đình có 2 bé, thế nên chúng ta theo dõi nhé các bạn. Ta thả tim để BK hiểu rằng các bạn đã và đang sẵn sàng học những điều mới nhé
Chúng ta bắt đầu em nhé?
H: Vâng ạ
BK: Ok em à. Một bạn 2022, một bạn 2019 em nhỉ? Em gửi 2-3 ảnh các con, 1 ảnh em vào zalo Bố Ken nhé.
Như các buổi coaching khác, BK sẽ hỏi sâu, nếu có điều gì khó nói em nhắn riêng, còn không cứ thả lỏng, chân thật, chân thành chia sẻ, để BK hiểu rõ ràng và tháo gỡ cho em nhé.
@All Các bạn thân mến, BK đang coach cho H, cũng là coach cho nhiều bạn ở đây, chúng ta đều đang học, nên mọi chia sẻ trong bài coach của H ta tôn trọng, không đánh giá, không phán xét, nếu có chia sẻ/giúp đỡ ta để cuối cùng, và nhớ quán chiếu tâm yêu thương chứ không phải là phán xét. . . Thả tim xem như đã hiểu và xác nhận với điều đó, các bạn nhé.
H: Nhà em 2 bạn ở giữa, 2 bạn ở ngoài là con nhà em trai chồng, hiện đang ở chung, tình trạng này không chỉ xảy ra với 2 bạn nhà em, còn 4 bạn cũng tranh nhau tương tự cơ ạ
BK: Ok em à. Bố Ken thấy rồi. Không đơn giản chút nào. Em thấy chuyện tranh giành xảy ra nhiều, rất nhiều đúng không?
H: Vâng ngày nào cũng như ngày nào. Hết sức mệt mỏi BK ạ
BK: Khi các con giành nhau như vậy, em cảm thấy thế nào?
Mệt mỏi, còn gì nữa em?
H: Khản cổ ạ
BẤT LỰC
BK: Em thấy khó chịu với việc giành nhau đấy không?
H: Có nếu đứa không giành được cứ mè nheo với em.
Em có khó chịu nếu các con giành nhau dẫn đến khóc lóc nhức đầu
BK: Câu này em đọc kỹ hơn nhé: Em thấy việc/hành động các con giành nhau như thế nào?
Có phải em cảm thấy nó xấu xí, không đẹp... kiểu kiểu vậy đúng không?
H: Vâng. Mất trật tự, ảnh hưởng đến người xung quanh ạ, giành nhau dẫn đến đánh nhau thì còn bị đau nữa
BK: Ok BK hiểu. Tạm ghi nhận thông tin này em nhé.
BK hỏi kĩ hơn về gia đình nhé.
H có anh chị em thế nào? anh? chị? em?
H: Em có em trai ruột kém 5 tuổi
BK: Em còn nhớ tuổi thơ của mình không? em và em trai ngày xưa có giành nhau nhiều không?
H: Em không nhớ xíu nào đâu BK, có chăng thì em nhớ là em trai em hồi bé phải mặc lại hoặc dùng lại đồ của em thì phải. hic
BK: Hình như mẹ ở trong nhà em đúng không? em thử hỏi mẹ coi, không sao cả. Nếu có thông tin càng tốt
H: Chắc là kiểu gì cũng có BK ạ, nhưng giờ em không nhớ. Mẹ đẻ em đang ở cách em 25km, không ở cùng nhà hihi. Nếu hỏi em phải nhắn hoặc gọi cho mẹ
BK: Em tin chắc chắn là có đúng không?
H: vâng, vì đến bây giờ 2 chị em vẫn hay bất đồng quan điểm và cãi nhau, thì chắc là trước đây có tranh giành đồ chơi
BK: Bố và mẹ có anh chị em không em? Em thấy mối quan hệ của anh chị em của bố mẹ thế nào?
H: Bố em có 4 anh chị em, bố em là thứ 2, trên có anh trai và dưới là 2 em gái.
Mối quan hệ của mọi người tốt ạ. Các anh chị em của bố mẹ em đều đoàn kết, mẹ em có 9 anh chị em, mẹ em là thứ 7. Nếu có xích mích thì là giữa bố mẹ em và vợ của anh trai bố em
BK: Gia đình thời bố mẹ em còn nhỏ có vất vả không em?
H: Mẹ em thì nghèo nhất trong 9 anh chị em, bố em thì nghèo đều đều bằng các anh chị em của bố em.
Có vất vả lắm BK ạ.
Mẹ em ngày xưa toàn làm việc nặng nhọc, làm ruộng và đi gánh gạch
BK: Ý BK là ông bà, thời bố mẹ em còn nhỏ, ông bà em có vất vả không?
H: Ông em thì xưa tham gia chiến tranh vắng nhà suốt, lúc ông nghỉ hưu thì cũng có lương hưu, lương ông cao, thời 20 năm trước đã được 8 triệu/1 tháng.
Còn hồi bé của bố mẹ em thì em không rõ nữa. Bà em thì cũng chỉ làm ruộng khi ông đi chiến tranh, thì chắc là cũng vất vả anh ạ, thời chiến tranh mà. Còn lại khi ông có lương hưu thì bà chỉ ở nhà nấu cơm
BK: Ok em à. Tạm thời ghi nhận thông tin này.
Em thấy mình giống bố, mẹ, ông, hay bà hơn?
H: Em giống bố em. Từ ngoại hình đến tính cách
BK: Ví dụ nói 3 nét đặc trưng của bố và em, thì đó là gì H?
H: Tự dưng không biết nói gì. Tự dưng em không nghĩ được gì haha
BK: Mình thì hiểu mình chứ em
1/ Có sự hào phóng, xởi lởi, đúng không em?
H: Vâng
BK: 2/ Có sự dứt khoát, quyết đoán, đúng không em?
H: Không hoàn toàn ạ, cũng có nhưng không mạnh mẽ
Không biết lắng nghe, hay bị hoảng khi gặp vấn đề, sồn sồn, nóng tính
Đặc trưng của em đấy a
BK: BK đang định gõ thứ 3 là hay sồn sồn và nóng tính đấy.
H: Cái đấy thì đúng lắm BK ạ hic.
E vẫn chưa sửa được.
Muốn người khác phải theo ý mình.
Khi không theo em sẽ tức giận và khó chịu
BK: ok e à. BK nhìn và thấy rõ tập tính í trong em.
Chúng ta sẽ bóc tách dần từng từ trong tình huống nhé
H: woww anh giỏi quá mới nhìn thôi đã biết em vậy rồi
BK: Qua mấy bài Coach, em thấy được chút năng lực nhìn người của BK chứ nè
H: vâng ạ
BK: ok tạm gác năng lực í, ta tiếp tục tình huống em ha.
H: hi vâng
BK: 2 bạn luôn tranh đồ chơi của nhau:
=> Vì ta nhìn nó như một việc XẤU XÍ nên ta khó chịu, ta muốn dập tắt ngay
Khi ta thấy việc giành nhau là một điều HIỂN NHIÊN trong cuộc sống, như là một cái mà bất cứ anh chị em nào trong gia đình đều trải qua, nó như là việc thở vậy, là cần thiết, thế thì theo em mình có phản ứng căng như vậy, muốn dập tắt như vậy không?
Chỉ khi đứa trẻ được sinh ra một mình trong những ngôi chùa.... thế thì nó rất LÀNH...
Còn không, được sinh ra ở đời thường, bất cứ ai đều phát triển cái tôi, cái bản ngã của mình, còn nhỏ, chưa hiểu ý nghĩa việc chia sẻ... thế thì cái gì chẳng của tôi, của em, của anh... chỉ khi chúng hiểu được sở hữu là NGU NGỐC, thế thì cái chấp vào trước đó mới tan được. Em hiểu ý chứ? Trước hết là hiểu, còn làm thế nào thì BK sẽ hướng dẫn.
H: Vâng E hiểu ạ
BK: Bản ngã nó được sinh ra
Nó lớn lên
Nó phình ra
Nó lộ ra
Ta nhận ra nó
Ta mới có cách chế ngự
Ta mới có cách đập tan
Ta mới có cách loại bỏ
...
Ai cũng có, BK cũng có. Đừng sợ điều ấy.
Và chỉ có cách là TĂNG NĂNG LỰC QUAN SÁT. QUAN SÁT em hiểu ý chứ? Thế thì mới thấy, sau cái thấy thì mới thoát được nó.
H: Vâng
BK: @All Đoạn này BK nói áp dụng cho cả người lớn, các bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Nào H, 2 bé em thích gì? liệt kê cụ thể BK xem?
H: Thích kẹo, đồ chơi, điện thoại ạ
Đồ chơi: siêu nhân, lego, ô tô, đồ chơi mới
BK: Ok em. Em thường phải mua 2 thứ cho 2 đứa không?
H: Đúng rồi ạ. Còn phải mua giống nhau y hệt. Cả về màu sắc. Nhưng mà thỉnh thoảng bố nó vẫn mua khác nhau. Cứ khác 1 cái là tranh nhau. Giống y hệt là hết tranh
BK: Ok em. Em thấy cách làm đấy gần như mình đang chạy theo con chứ chẳng phải sự sáng suốt của mình, đúng không?
H: Vâng chính xác ạ. Phải chiều theo con
BK: Thậm chí nó cũng không có tác dụng hàn gắn/xây dựng mối quan hệ, đúng không em?
H: Vâng. Hoặc nhiều lúc lấy điện thoại ra trao đổi, ví dụ em đòi ô tô thì cho anh xem điện thoại. Nhiều lúc trao đổi được lúc không. Rồi thì sau đó thằng anh nó ra điều kiện với mẹ luôn: Mẹ phải cho con xem điện thoại con mới cho em ô tô. Tạo tật xấu
BK: Ok em à. Thử cách mới em nhé
Chuyện này xảy ra thường xuyên không em?
H: Đang thường xuyên rồi BK. 4h chiều 2 anh em học về là em phải vừa trông vừa làm việc
Lúc thì ra điều kiện thành công, lúc không thành công
BK: Bố hay mẹ có thường xuyên ra điều kiện với con không? để ý kỹ coi em? Ví dụ con ăn xong mới được... con làm cái này mới được...
H: Có ạ. Thường xuyên luôn ạ. Không thế thì nó không nghe.
Điển hình hôm nay, 2 anh em tranh cái ô tô. Thằng em nó gào bằng được, nó gào liên mồm, em đành phải dỗ dành thằng anh là cho em chơi 1 lúc mai mẹ mua ô tô mới cho. BẤT LỰC THẬT SỰ.
Không thấy không sao, cứ 1 thằng bày ra đồ chơi gì là thằng kia đòi.
“Huhu suốt ngày phải nhường em thôi” Rồi khóc!
BK: @All Bạn nào đang phải dụ dỗ như này thì để ý kỹ bài Coach nhé.
H: Mẹ nào đang có 1 con thì sau cũng sẽ gặp trường hợp tương tự thôi í. Em nghĩ không tránh được ạ, ai cũng gặp, chỉ là xử lý thế nào thôi ạ
BK: Như này không hẳn là sống....
Ta ăn cơm vì ăn xong sẽ được chơi
Tức là lúc ăn cơm tâm trí ta chỉ nghĩ đến đồ chơi
Ăn cho xong để mà chơi
Nó không trọn vẹn...
Con phải ngoan mẹ mới mua ô tô
Vậy là đứa trẻ nó nghe lời không phải vì nó thấy đúng
Mà nó nghe lời vì nó hiểu như thế nó sẽ có ô tô
Như thế dần nó sẽ đánh mất chính mình. . .
H hiểu ý chứ?
H: Vâng. Sợ quá
BK: Sở thích là kẹo đi, em thường mua về hay là có khi nào rủ con đi mua không?
Và em mua khi con đạt được gì hay kèm điều kiện là gì?
H: Mua về thôi ạ. Không kèm điều kiện gì ạ, cứ mua là mua. Có bố nó ra điều kiện: Nhiều phiếu bé ngoan mới được mua đồ chơi
BK: Con thích kẹo gì em? Con thích bim bim không?
H: à có ạ. Bim bim, kẹo chip, bánh kiểu bánh AFC í ạ: mềm, giòn, ngọt thì con thích ạ, kẹo trái cây
BK: Ok em. Giờ thế này...
Em rủ bạn lớn trước, em kéo con ra và thì thầm: “Con ơi, con thích ăn kẹo đúng không?”
Em nhớ hỏi lặp lại, 2-3 lần, một cách rõ ràng, để con cảm nhận được em đang nghe, nghe cái sở thích, nghe cái mong muốn của con, em hiểu ý chứ?
“Theo con thì em của con có thích không?”
Em nhớ diễn đạt đủ nhé: “EM CỦA CON”
Em hiểu ý chứ?
H: Vâng ạ. Nhiều lúc bé lớn hay có tính hiếu thắng, bé rất thích chơi cùng, nhưng chỉ là để khoe ta đây có cái này cái kia , không cho mi chơi đâu
BK: Ok BK có 2 cậu con trai nên hiểu.
Con sẽ đi qua, chỉ là ta đón lấy, ta phản ứng, ta đồng hành với con thế nào thôi
Để rồi 1 mẩu bim bim 2 con cũng chia sẻ nhau. . .
Ok vậy giờ mẹ đang rảnh, mẹ con mình cùng đi mua nhé. Mua cho cả con, và cả em nữa. Con đồng ý chứ?
Có thể thời gian đầu em cần mua 2 gói
Nhưng em cũng cần chia sẻ thông điệp kia
Để con ngấm dần rằng mình nên quan tâm cả em của mình nữa...
Con cảm thấy mình được, em của mình cũng được...
H: Vâng nhưng chỉ lúc í thôi ạ. Lúc bình thường mà không có gì chơi, còn sót lại cái đồ chơi nào là lại giành. Bình thường em đưa kẹo bảo chia cho em là anh chia ngay
BK: Đúng là cứ sồn sồn ha, BK nói đã
H: hi vâng sr BK
BK: Rồi có lúc, em rủ con đi và chỉ mua 1 gói, 1 món gì đó, dễ nhất là mua 1 cái bánh chẳng hạn...
Giờ mẹ và con cùng đi mua bánh, nhưng mình mua 1 cái, con chia sẻ cho cả em nữa cùng ăn, con đồng ý chứ…
Có lúc thì em rủ bạn bé, có lúc em rủ bạn lớn
Để cả 2 cùng cảm nhận rằng: Anh mang về cho em, em mang về cho anh...
Em hiểu ý chứ?
H: Vâng
BK: Lúc đi, hãy đưa mình vào trạng thái mình và con như 2 người bạn…
Em biết bước quan trọng nữa là gì không?
H: Không ạ
BK: Con à, hôm nay con ăn bánh ngon không?
Con à, hôm nay 2 mẹ con đi mua thế này con thích không... ?
Em nhớ tác dụng của việc hỏi này chứ H?
H: BK có thể nhắc lại tác dụng để e nhớ đầy đủ hơn không ạ
BK: @All các bạn đang online, các bạn có nhớ việc hỏi con cảm thấy thế nào, con ăn có ngon không... có tác dụng gì?
HL: Để cho con thấy mẹ mình quan tâm mình, để gắn kết với con hơn phải không ạ?
PT: Là để hiểu cảm nhận của con đối với việc này là như thế nào. Là để hiểu con hơn ạ. Và cũng là để con cảm thấy mẹ thực sự đang lắng nghe con ạ.
DLP: Với con em đang trong giai đoạn tập nói thì có những tác dụng sau ạ: vừa giúp con cảm thấy mình quan tâm đến con, vừa giúp con biết chia sẻ với mình nhiều hơn và cũng luyện nói cho con nữa ạ
TKN: Là để con để tâm vào việc đang làm, cảm nhận về nó và dần dần con sẽ thấy việc đó có ý nghĩa với con ạ, cũng là để con hiểu mẹ đang lắng nghe mình, mình được tôn trọng ạ
BK: Ok các bạn à. @All
Sau mỗi bài Coaching
Hay một số nội dung khác
BK thường hỏi ngày hôm nay các bạn cảm thấy thế nào...
Nếu người bỏ qua câu hỏi đó, thế thì mọi thứ đi qua rất nông, mọi người sẽ có thể cảm thấy hay hay nhưng để thực hành được chắc chắn sẽ khó....
Nếu người nương vào câu hỏi đó, có thể bộc lộ ra hay không nhưng chiêm nghiệm câu hỏi đó, thế thì:
- Các bạn sẽ hiểu hơn về những buổi Coach
- Các bạn sẽ hiểu hơn về giá trị của buổi Coach
- Sau khi hiểu được các bạn sẽ thấy mình nên thực hành
- Sau khi hiểu được các bạn sẽ muốn nghe những buổi coach tiếp. . .
- Và BK cũng muốn xem, các bạn ở đây có đang thực sự nghe, cảm nhận thế nào, để từ đó biết cách hỗ trợ tiếp thế nào. . .
Nhiều bạn đã cảm thấy rất may mắn
Nhiều bạn đã cảm thấy rất hạnh phúc
Nhiều bạn đã rưng rưng nước mắt...
BK chúc mừng các bạn được đi qua trạng thái đó...
Tương tự con, các bạn hiểu ý chứ?
Con sẽ cảm nhận việc đó một cách sâu sắc hơn so với trước....
Nếu con dần cảm nhận được đầy đủ, con sẽ muốn cùng mẹ thật nhiều, con sẽ muốn được em mang về, con sẽ muốn mang về cho em, con sẽ dần TỰ THẤY việc chia sẻ là nên làm. . .
H hiểu ý chứ?
H: vâng sau khi nghe BK nói hết thì em hiểu là nếu cứ thực hành đều: rủ con đi mua kẹo/ đồ chơi và hỏi con những câu đó thì con sẽ dần hiểu là “mình còn có em/anh, mình nên chia sẻ với em/anh, mẹ mình rất quan tâm mình, chứ không đáng ghét như bây giờ
BK: Ok, tốt đấy em. BK biết em cũng là người nóng vội, nếu BK không đi hỏi từng tí mà trả lời, em sẽ không hiểu hết, không cảm nhận hết được, không TỰ NÓI RA được như thế.
BK đã đổ ra sự kiên trì, tỉ mỉ cho em, em hãy học, thực hành, rồi đổ cái chất đó cho những đứa con của mình.
Đừng như chỉ đưa thức ăn vào miệng
Chúng ta cần ăn, cần nhai, cần tiêu hóa THẬT KỸ, THẬT CHẬM
Như thế mới tốt cho thân thể
Đừng như chỉ nhìn những gì BK chia sẻ bằng mắt
Hãy nhìn và cảm nhận bằng trái tim của em
Thật kỹ, thật chậm, thật cẩn thận
Như thế mới tốt cho tâm trí của em
Em hiểu ý chứ? @All
H: Vâng e cảm ơn BK đã hiểu và kiên trì, tỉ mỉ, với em, em sẽ thực hành và báo kết quả cho BK.
BK: Ok em nhớ chia sẻ lại nhé. Nhớ nhé.
H: vâng ạ
BK: Các con có nhanh chán đồ chơi không em?
H:: Có ạ. Gặp đồ chơi mới hoặc thứ gì thích hơn là bỏ luôn đồ đang chơi
BK: Vậy em hiểu tác dụng của việc hỏi con cảm thấy thế nào khi con chơi trò chơi nào đó chứ H?
H: Để con thấy trân trọng, thích và gắn bó với đồ chơi đó hơn ạ?
BK: Điều quan trọng nữa tại sao con lại nhanh chán đồ chơi, thiếu kiên trì không hả H?
H: Không ạ. À là vì e không hỏi con cảm thấy thế nào khi chơi đồ chơi đó.
BK: Ví dụ:
Con à, hôm nay con chơi trò A thấy thế nào
...
Hỏi kỹ, lắng nghe kỹ
Thế ngày mai con muốn chơi tiếp không?
Giờ em hiểu tác dụng rõ hơn chưa?
H: Vâng
BK: Vậy chúng ta xếp ở đâu cho dễ nhìn, mai cùng chơi nhỉ?
Em thấy câu hỏi này thế nào?
H: Câu hỏi này rất hay ạ
BK: Em là người nóng nẩy, vội vàng, thiếu kiên trì.
Một người mẹ không tu sửa tập tính đó thì không thể kỳ vọng ở con sự chú tâm, kiên trì... được...
Ví như BK, BK không kiên trì thì làm sao chỉ dẫn cho em được. Đúng chứ H?
H: vâng, e hiểu rồi ạ
BK: Sự nóng vội thường kèm theo nhiều hệ quả, nhiều sai sót, cái mà nhiều khi không chữa nổi, cái mà nhiều khi phá hủy bản thân mình, cái mà nhiều khi phá hủy tuổi thơ của những đứa trẻ
Những thứ mình thấy hệ lụy mà chẳng thay đổi
Thế thì không thể đòi hỏi đứa trẻ thay đổi khi chúng còn chẳng thể thấy được
Hãy làm, để trước hết chính mình CẢM NHẬN quả ngọt khi sở hữu những đức tính như KIÊN TRÌ...
Sau rồi chỉ bày cho con, để con được sống một cuộc sống với những đức tính đó. . .
Được chứ H và các bạn @All
H: Vâng ạ. E cảm ơn BK nhiều ạ
BK: Việc xây dựng mối quan hệ 2 anh em/chị em còn một công cụ nữa. H nghe tiếp chứ em?
H: Vâng ạ
BK: Đọc những truyện liên quan đến 2 anh em/ chị em? ở nhà em có đọc cho con những truyện như vậy không?
H: Dạ không ạ. Từ giờ em sẽ thêm mục này vào buổi tối ạ
BK: Có những truyện em cùng con đọc, sẽ rất xúc động, con sẽ hiểu được em à.
BK có nhiều truyện... mai em nhắn BK chọn thêm cho. Được chứ H
H: E chưa có rồi hihi BK cho e đặt mấy quyển đó nhé
BK: Ok em.
@All Tạm thời thế. Huyền và các bạn trong nhóm, chúng ta một lần nữa đọc lại bài coach, xem bản thân mình cảm thấy những nội dung thế nào, mình học được những điều gì, viết ra một cách rõ ràng nhất để còn thực hành
@All À, một số trò chơi/giáo cụ rèn luyện sự kiên trì, mai BK sẽ tư vấn cho Huyền và bạn nào quan tâm nhé.
Ví dụ trò này:
https://shopboken.vn/cach-choi-tro-hat-kep-go-da-nang-tro-choi-top-1-montessori-cho-tre-tu-2-6-tuoi.-n137503.html
BK: BK nhắc H một điều quan trọng: Đừng xem việc giành là một cái gì đó xấu xí.
Ngay khi ta chấp vào một việc là xấu xí ta hay phản ứng thái quá...
Hãy xem việc đó là hiển nhiên, không tránh được... ta chỉ có thể đối diện như thế...
Và trong quá trình em thực hành, con vẫn còn tranh giành là bình thường
Và trong quá trình em thực hành, em sẽ cảm thấy mình còn sai ở chỗ nào đó. Chưa thể ổn ngay
Nhắc để em không kỳ vọng, được chứ H?
H: vâng e hiểu ạ
KN: Bài coach này là chủ đề em quan tâm ạ, em hiểu được rằng bản thân con chán đồ chơi vì con không kiên trì, cũng có thể vì con không cảm nhận được sự đủ đầy khi chơi, nên khi mẹ hỏi con một là để nắm được thực sự con cảm nhận như nào: rất vui, vui vừa hay không vui, nếu rất vui thì cũng là để con khẳng định điều đó, vui vừa hay không vui thì còn khía cạnh nào mẹ cùng con khai thác thêm để chơi vui hơn không? Như vậy thì con vừa khám phá được thêm, vừa cảm thấy đủ đầy ạ. Em để ý bạn B nhà e lúc đầu chơi bảng bận rộn lúc 12m con say mê lắm, nhưng được 1 ngày là chán, em tập trung chơi và chỉ thêm cho con, đôi lúc em tự tỉ mỉ chơi, mà quả thật em thấy nó hay thật, cu con thấy mẹ chơi say mê quá sau cũng tự chơi luôn. Bài coach này ngoài việc học được cách hỏi thì em thấy hiểu sâu hơn về sự đủ đầy và tác dụng của nó ạ
Mấy bộ sách trên hay quá ạ, người lớn nhìn còn mê nữa là con nít, e sẽ sắm đọc cho 2 bạn nhà em ạ
BK: Cuộc sống đủ là nhờ thế em à. Rất nhiều người muốn biết thế nào là đủ, nhưng không ai chỉ dẫn, không ai dành tâm sức thực hành...
Đủ đầy
Là nhờ ta cảm nhận NHIỀU, NHIỀU NHỮNG THỨ TA ĐANG CÓ, ta biết ơn từng thứ ấy trong từng khoảnh khắc
Chứ không phải cảm nhận những gì ta đang thấy thiếu. . .
Tại sao mấy năm rồi Bố Ken không uống rượu bia.…
Là vì Thiền định đã giúp, chỉ cần ĐỊNH vào một NIỆM, rằng: "ĐƯỢC uống nước lọc cũng đã là một đặc ân rồi". Và quan sát, cảm nhận việc/ quá trình uống nước đó. Ngay trong sáng nay thôi, BK vẫn có thời gian thảnh thời trước khi đi làm, BK uống nước, ngậm, BK cố tình ngậm và cảm nhận nước mát vào tới trong cơ thể mình. . .
Tại sao BK không hút thuốc lá làm gì?
Là vì được hít thở đã là một đặc ân rồi, tôi cần gì hít những thứ khác nữa....
@All Các bạn hiểu ý BK chứ? Sáng ra, bạn vội vội vàng vàng đi làm, hay là bạn có những giây phút thảnh thơi, và từ mai, bạn thấy mình nên thế nào?
Đừng nghĩ BK là sếp thì có quyền... không, ngày xưa khi còn nhân viên ở công ty cũ, BK đi làm sớm, BK về muộn, không phải vì nhiều việc mà BK không muốn chen nhau tắc đường. . .
KN: vâng, em hiểu những gì anh chia sẻ, cảm ơn BK nhiều ạ, em thì sáng ra vẫn sắp xếp ổn ạ, cũng không bị vội, vẫn theo kế hoạch bản thân đưa ra. Trước kia em cũng vội lắm, giờ mọi việc nhiều hơn nhưng vẫn thấy ổn ạ, không rối như trước
BTH: E thấy việc chơi đồ chơi hơi tí là chán chắc bé nào cũng trải qua, nếu con chưa hiểu thì có cách nào khác giải quyết không ạ? Ví dụ như con em hơn 13 tháng , chơi tí cũng chán là quăng vứt đi để chơi cái khác ạ, mà e nói thì con không hiểu
BK: Về độ tuổi này:
- Ta chọn đồ chơi phù hợp, đơn giản, con có thể chơi được, ví dụ độ tuổi này nên chơi mấy trò như câu cá, xếp chồng bụng bự. . .
- Ta thả lỏng bản thân và chơi cho con xem
- Ta không đưa ra nguyên tắc là chơi phải thế này phải thế kia vội
- Một số trò có nhiều cách chơi, nhiều level chơi, người mẹ cần quan sát để cho con thấy. Và có thể cất để độ tuổi lớn hơn chơi kiểu khó
Có những trò chỉ đơn giản là chơi vui, có những trò là chơi vui và rèn luyện/lồng ghép nhiều đức tính/nhiều lợi lạc trong đó. Em hiểu ý chưa, và mai thử nghiên cứu lại xem nhé
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 07 của khóa 02 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️