Bạn thân mến,
Đây là bài Coaching số 12 trong chương trình Coaching “Cùng con với Bố Ken Khóa 01” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có bé từ 15 tháng - 6 tuổi. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã trao đổi nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực thuận lợi cho việc học. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Máy ngày trước, MM nhắn cho Bố Ken về tình huống con 30 tháng cứ cầm cốc nước của người lạ để uống, dù nói thế nào cũng không nghe, thậm chí quát, đánh. Bố Ken cảm nhận ở bạn rồi hẹn vài hôm sau Coach, 9h30 sáng hôm ấy, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:
BK: Em nhắn tình huống vào đây BK và các mẹ xem MM nhé
MM: Em chào Bố Ken và các mẹ ạ. Hôm bữa em đã đọc bài "thế nào là sống, làm thế nào để con được sống". Ngay tựa đề đã đủ làm em phải suy ngẫm rất nhiều. Em tự nhận bản thân mình là người sống khá tùy hứng nhưng không có nghĩa là em không học hỏi và dành time cho con, hay không quan tâm để ý đến con. Em luôn hỏi ý con trước khi làm bất cứ điều gì với bạn, sẽ giải thích nếu bạn không chấp nhận, cố gắng thuyết phục bạn, sẽ an ủi bạn khi bạn thấy ấm ức và sẽ để bạn được thoải mái nếu điều đó là tốt với bạn nên bạn khá tin tưởng mẹ và việc kết nối giữa 2 mẹ con cũng không quá là khó .
Tuy nhiên, Em có 1 vấn đề rất cần được bố ken giúp đỡ, thật sự em không biết phải làm sao để con bỏ đi thói quen xấu này!
Bạn nhỏ nhà em nay được 30 tháng. Bạn nói khá tốt, học theo người lớn rất nhanh, tuy nhiên, bạn có 1 vấn đề mà em đã dùng rất nhiều phương pháp nhưng mãi vẫn không cải thiện được dù là em nhẹ nhàng, hay đòn roi thì y rằng chỉ lúc đó thôi ạ, Sau đó thì đâu vẫn vào đó .
Vấn đề của bạn ý là, bạn ý hay lấy nước của người khác uống, dù là người quen hay lạ ạ. Miễn thấy ly nước là bạn sẽ bỏ miệng uống (nhà e bán quán cafe ạ) nên đôi khi bận quá em chưa dọn ly kịp bạn sẽ chạy tới và cầm bưng lên bỏ miệng uống!
Điều này thật sự không tốt 1 chút nào em rất mong được BK khơi sáng.
E đã sai ở đâu đó trong phương pháp dạy con phải không ạ?
Bố Ken: @MM Không gian quán rộng không em? Em chụp anh xem
MM: Cũng không quá rộng anh ạ. Dạ đây là ảnh quán ạ. E chụp vào buổi tối nên hơi mờ anh thông cảm ạ.
Bố Ken: Bình thường em thấy em tương tác thế nào với con?
MM: Dạ em luôn chậm rãi và lắng nghe con anh ạ . Em không ép buộc con quá nhiều, nếu điều đó không xấu với bạn thì em sẽ không cấm cản ạ.
Với em bạn ấy cũng như em vậy nên từ lúc nhỏ đến giờ em rất tôn trọng bạn giống như cách em muốn người khác tôn trọng em vậy đó ạ .
Bố Ken: Đọc kỹ câu hỏi BK chưa em nhỉ?
MM: Dạ rồi anh ạ !
Em đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần rồi nè
Câu trả lời của em đang lan man và chưa đúng trọng tâm anh muốn biết sao ạ?
Bố Ken: BK đang hỏi trong tình huống khi con uống cốc nước người khác, em tương tác với con thế nào?
MM: À ☺️☺️em lại hiểu theo ý khác rồi
Bố Ken: Em nêu ra vấn đề, đưa ra tình huống, BK hỏi liên quan tình huống em à, ok giờ em rõ chưa, em nói BK nghe coi.
MM: Dạ em rõ rồi ạ.
Bình thường trong tình huống này thì em sẽ giả thích với con ạ!
Em sẽ cầm ly nước đó, ẵm con vào phòng và 2 mẹ con sẽ nói chuyện với nhau .
Em sẽ hỏi bạn là "Bơ ơi! Con biết ly nước này của ai không? "
"Của người ta " bạn trả lời.
Vậy con có quen họ không con?
Thường thì bạn sẽ lắc đầu ạ!
Và sau đó em sẽ giải thích với bạn ly nước này không còn sạch nữa, chú đã uống rồi nên nó rất dơ, bẩn lắm vi khuẩn nhiều nhiều, con uống như vậy k sạch chút nào và sẽ bị đau bụng .
Thường lúc này bạn sẽ dạ và sau đó nói lại không uống nước trong này vì nó dơ, í ẹ , vi khuẩn nhiều nhiều, bơ sẽ đau bụng. Sau đó, bạn sẽ chủ động bưng ly nước ra và phụ mẹ dọn ly ạ!
Nhưng chỉ được khoảng 1 đến 2 ngày thôi là bạn vẫn sẽ lặp lại hành động lấy nước của người khác uống ạ!
Tần suất ngày càng nhiều và em đang không biết nên làm như thế nào ạ!
Có lần, trước mặt bạn ý mẹ trong vai là người làm sai " lặp lại hành động bạn cầm ly nước người khác lên uống và ba bạn trong vai là người phạt .
Ba sẽ phạt mẹ bằng việc đánh vào tay mẹ khi mẹ cầm ly nước của ng lạ lên và định uống , sau đó ba sẽ giải thích tại sao lại không được uống ly nước đó và nhấn mạnh nếu ba thấy ai làm hành động này giống mẹ vừa làm ba sẽ phạt .
Trong trường hợp này có hiệu quả
Nhưng cũng được 1 time thôi anh và rồi đâu lại về đó .
Đỉnh điểm là gần đây nhất em đã mất kiểm soát và đánh bạn anh ạ
Có 1 điều như thế này em muốn chia sẻ ạ .
Em k biết đó có phải là 1 trong những nguyên nhân mà bạn ý mãi k cải thiện được không nữa .
Gia đình anh, em bên chồng em ở gần nhau, đúng hơn là sát vách và chỉ cách nhau 1 khoảng sân chơi thôi, thường thì mọi người hay ra sân ngồi chơi, uống nước, nói chuyện cùng nhau. Có đôi khi, mọi người sẽ uống nước của nhau, nhất là bác trai và bác gái của bạn thường hay uống chung với nhau trong cùng 1 cái ly ý ạ.
Bố Ken: Ok em à, hôm trước đọc tin nhắn riêng, BK có cảm nhận được vấn đề trong em, BK nghĩ là còn những tình huống khác nữa em đang gặp nên bảo em vào nhóm để hỗ trợ, em bận nên hôm nay mình tháo gỡ, em xem, mình còn vấn đề gì căng thẳng nữa nhắn BK xem?
Các bạn nếu online theo dõi buổi Coach này thả tim, có thể BK sẽ nhờ chia sẻ thêm nhé
MM: Dạ Anh ơi !
Nếu em đòi hỏi anh quá nhiều hay làm phiền anh quá thì cũng mong anh thông cảm giúp em ạ, nhưng thật sự em cảm thấy hơi bất lực 1 chút.
Vấn đề em đang gặp phải ở đây ngoài việc bạn uống ly nước của người lạ ra thì còn có việc bạn đi học anh ạ !
Sáng nào bạn cũng khóc và không chịu đi học mặc dù chiều nào mẹ đi đón bạn
Đi học về đều trò chuyện những điều bạn làm ở trường .
Em luôn hỏi bạn "hôm nay con đi họ , con cảm thấy như thế nào?”
bạn trả lời "con cảm thấy rất rất là vui !!! Mai mẹ cho Bơ đi học nữa mẹ nha mẹ"
Tối 2 mẹ con cũng hay trò chuyện cùng nhau, em cũng hay cho bạn đọc sách "bé Bon đến trường” nhưng thật sự sáng nào bạn cũng khóc cả em không biết phải làm như thế nào anh ạ ! Đỉnh điểm là có hôm bạn khóc rồi ho nôn ói ra hết đồ.
Em biết ơn bố ken nhiều lắm ạ.
Thú thật với anh dạo gần đây em cũng đang gặp chút vấn đề, cụ thể là gì em cũng không rõ nhưng em cảm thấy mình hơi vội, có chút cảm giác gì đó mệt mỏi và bức bối trong mình nên không đủ "Cảm Thông bạn " cảm thấy bế tắc và không biết phải giải quyết như thế nào anh ạ.
Bố Ken: ok em à. BK hiểu những gì đang diễn ra trong em. Thực sự quá nhiều thứ trong các tình huống em đưa ra, BK sẽ bóc tách vài việc đến khi em đủ nhận ra vấn đề và cách xử lý nhé.
MM: Dạ anh.
Bố Ken: Đoạn này, em thấy mình đang MUỐN SỬA HÀNH VI CỦA CON hay đang quan tâm con vậy?
Em thấy, việc cũng đã diễn ra, em có thể hỏi: Bơ ơi, mẹ thấy con vừa uống nước, con có khát nữa không mẹ lấy cho? thế thì sao em?
MM: ôi! Với 1 câu anh đặt ra em đã thấy mình đã sai ngay từ đâu rồi .
Lúc nhìn thấy con làm hành động đó trong đầu em không hề nghĩ đến việc con khát mà chỉ chăm chăm đến hành vi của bạn anh ạ.
Bố Ken: em à. Em biết tại sao mình không thể hỏi được câu như Bố Ken hỏi không?
MM: Có phải là do em không đủ cảm nhận không ạ ? Tự nhiên em cảm thấy mình có lỗi với con quá anh ạ.
Bố Ken: uh em, như em cũng đã nhận ra trong mình, em đã có chút quan sát trong mình, EM VỘI QUÁ....
Nếu để lâu em sẽ không chỉ sửa hành vi con đâu mà em SỬA CON luôn đấy, mặc dù trong con có nhiều cái tốt đẹp nhưng vì cứ chăm chăm đi sửa thế là cái gì cũng cho là xấu xí... có thể giờ chưa nhưng nếu tiếp tục thì sẽ như thế. Em hiểu không?
BK muốn hỏi chút: có phải em là người cảm xúc mạnh không?
Kiểu có việc gì khó chịu em sẵn sàng gào/hét/thét lên không?
Nếu là vui thì em cũng rất vui không?
MM: Dạ đúng rồi anh. Em là người cảm xúc mạnh ạ!
Em sẽ kiềm chế với người lớn nhưng thường em sẽ hay nói to, có lúc sẽ là la anh ạ. Anh hỏi vấn đề này làm em nhớ đến 1 việc.
Bố Ken: Ok em kể BK nghe xem.
MM: Bạn nhỏ nhà em cũng có những hành động như thế này.
Bố Ken: Uh em, BK chắc chắn 100% là đang như thế.... và vòng lặp nó sẽ diễn ra, con sẽ gào lên với con của bạn ấy, sẽ gào lên với ck, với đồng nghiệp hay ai đó, thậm chí sau này sẽ gào lên với chính mẹ nó... Em hiểu được không?Em biết tại sao BK lại nhìn ra được việc này không?
MM: Có lần, bạn qua nhà bác chơi, bên nhà bác bạn thì có 1 anh hay ăn bánh kẹo, thường thì sẽ xin và anh sẽ cho bạn ăn, nhưng hôm đó anh lại không cho và bạn đã gào thét lên rồi khóc về ôm mẹ anh ạ.
Dạ em có anh ạ! E rất mong được bố ken và các mẹ ở đây giúp đỡ ạ.
Bố Ken: Ok em à. Em có thấy mình hay dùng dấu chấm than không? "!". Em hiểu ý nghĩa của dấu ấy để làm gì chứ?
Ví dụ đoạn này, em thả lỏng bản thân ra, nghe chút nhạc nhẹ, em có thể rep mà không có chấm than được không?
MM: Dạ không anh. Nói sao nhỉ? Em không hiểu nhưng thường em hay dùng nó khi em nhắn tin nói chuyện với người mà em cảm thấy họ rất tốt và em cảm thấy biết ơn ấy kiểu kiểu vậy anh ạ
Bố Ken: Em thử lên google search từ: "ý nghĩa của dấu chấm than cuối câu"
Xem xong thấy thế nào chia sẻ anh nghe coi
MM: em vừa đọc rồi anh.Mặc dù đọc rất dài nhưng đọng lại trong đầu em chỉ là "Dấu chấm than (than trong kêu than, than thở), còn được biết đến với tên gọi khác là dấu kêu. Dấu này thường được sử dụng để thể hiện cảm xúc với mức âm lượng lớn, Ngoài ra, dấu chấm than cũng được áp dụng để diễn đạt thái độ bất ngờ hoặc tình trạng bối rối.Em thấy rất đúng với tâm trạng, cảm xúc của mình anh ạ. Có than thở, có ngạc nhiên xen lẫn bối rối.
Bố Ken: uh em, những TH bất ngờ, Wow gì đó BK không nói đến, còn lại đa số em đang dùng trong trạng thái thể hiện cảm xúc lớn, thậm chí là hét lên với Bơ....
Thành quen ra, rồi cứ có việc gì là lại hét lên đấy.
Thành quen ra, rồi gặp đâu cũng dùng, dùng vô tội vạ...
Hãy làm dịu cảm xúc của mình trước, làm chủ cảm xúc của mình trước, kèm theo đó là sự quan tâm chứ không phải mang một đống cảm xúc lẫn lộn đi soi hành vi của con, thế thì cuộc chiến sẽ diễn ra, cảm xúc và sự gào thét em càng được nuôi dưỡng, cảm xúc và sự gào thét của con càng được nuôi dưỡng,... rồi, chẳng ai nghe nổi ai, rồi, chẳng ai tin tưởng ai... và ta mất kết nối với con kể từ khi con cảm thấy có thể quát mạnh bằng mẹ.
Một đoạn nhỏ mà em dùng quá nhiều, em nhận ra không?
MM: Đọc đoạn này anh viết em phải ngẫm rất lâu mới rep lại anh được . Anh nói rất đúng em cũng thấy bạn đang như vậy.
Đúng là em đang có thói quen làm vậy với bạn khi khó chịu ở bạn điều gì đó, đúng là em QUÁ VỘI, không làm chủ được cảm xúc của mình, mang 1 đống cảm xúc lẫn lộn đi soi con và mặc định điều đó là k tốt, không được .
Em rất biết ơn anh vì những chia sẻ này ạ.
Vâng. Em có nhận ra ạ.
Bố Ken: ok em à. TRONG MỌI VIỆC chứ không phải trong một việc.
Một là cần quan tâm và yêu thương chính mình, bên trong em thực sự có quá nhiều thứ hỗn độn, nhận ra, nhận biết về....
Hai là tâm thế tương tác con là quan tâm, chăm sóc, chỉ dạy chứ không kiểu soi và sửa ngay.
Mọi thứ, khi đổ ra từ sự quan tâm yêu thương nó khác với từ sự soi xét, đây là một trạng thái quan trọng mà nếu không có năng lực quan sát sẽ không nhận ra, nếu không đủ chậm sẽ không nhận ra.... Minh cùng mọi người nhớ và thực hành nhé
MM: Dạ anh.
Bố Ken: Ok em à. Giờ trong em cảm thấy thế nào Minh?
Tình huống ngày hôm nay, có ai thấy mình trong ấy không? Bạn có điều gì muốn nói ra không?
MM: Em thấy bối rối và hỗn tạp anh ạ .
Đúng như anh nói đó ạ, bên trong em có quá nhiều thứ hỗn độn nhưng em biết mình nên và cần làm gì với con rồi ạ .
Em sẽ chậm lại và dành time để quan sát con hơn
Các bạn cũng miệt mài chia sẻ bài học của mình
Một tuần sau, Minh chia sẻ:
Em chào Bố Ken
Em rất biết ơn bố ken đã hỗ trợ em rất nhiều ạ.
Sau hơn 1 tuần được BK coach và làm rõ, em chia sẻ thường ngày hiện tại của 2 mẹ con, em rất vui nên muốn gửi tới Bố Ken:
- Sáng con ngủ dậy đã không còn khóc đòi mẹ như trước ,(lúc trước khi ngủ dậy không thấy mẹ là bạn sẽ khóc rất to, và hay la ) nay bạn tự xuống giường và đi ra tìm mẹ , thấy mẹ đang bận bạn im lặng ngồi 1 bên đợi mẹ ôm.
- Việc đi học cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều . Dĩ nhiên vẫn có lúc con mè nheo không muốn đi ,khóc và nói " không muốn đi học" những lúc như vậy thay vì nói không , con phải đi học như trước em đã ôm con vào lòng, và nói 1 cách chậm rãi và nhẹ nhàng" bơ mẹ không muốn đi học hả ? ( câu hỏi này e sẽ hỏi đi hỏi lại 3 lần sau khi xác nhận thái độ của con e sẽ nhẹ nhàng nói " Bơ mẹ không muốn đi học thì ngay lúc này mình sẽ không đi nữa nhé , mẹ ôm bơ nào ". Đợi bạn bình tĩnh e sẽ ôm bạn lên xe và 2mc đến lớp . Mấy hôm trước thường tới trường cô ra đón bạn sẽ khóc to và níu áo mẹ nhưng hôm nay thì không còn khóc nữa mà thay vào đó con nói "chiều mẹ đón bơ nhé" và cười với mẹ , mặc dù trong ánh mắt con vẫn có chút không nỡ và không muốn , cười gượng nhưng em cũng cảm thấy mọi chuyện đang tốt lên mỗi ngày . Cách đây 3 hôm về trước em để ý thấy con có những cảm xúc lạ khi đến lớp , bạn phản ứng với việc đến lớp rất dữ dội , 1 phần bạn ốm nên khó chịu 1 phần em cảm nhận có gì đó ở lớp khiến con nhạy cảm . 2mẹ con đã trò chuyện và bạn có chia sẽ là ở lớp có bạn Phúc dành đồ con . Mẹ hỏi lại cô lớp có bạn nào tên như vậy không thì được cô nói là có và em đã chia sẻ vấn đề con nói ở lớp nhờ cô để ý thêm và đúng là có việc dành đồ xảy ra và cô đã giải quyết nên có lẽ vậy bạn đã vui hơn khi đến lớp chăng.
- Chiều bạn đi học về em sẽ dành thời gian trọn vẹn cho bạn ( lúc trước em bán cả ngày nhưng nay em nghỉ bán buổi chiều để dành time cho con ) . Có hôm em sẽ chở bạn đi chùa , hôm thì 2 mẹ con sẽ đi nhà sách tô tượng , hoặc đi thả diều , có khi sẽ là chơi siêu nhân hay là ngồi hát karaoke cùng nhau . Em nhận thấy khi e dành tất cả time trọn vẹn chơi cùng con , con rất rất vui , con cười nhiều hơn và việc la hét cũng k còn . Con tự thay đồ , tự mang đồ và k cần mẹ giúp , tự xúc ăn mà k cần mẹ đút mặc dù mấy ngày gần đây con đang ốm.
- Tối đến giờ đi ngủ mẹ không còn phải thúc dục con nữa. Con chủ động lên giường và chơi topic một lúc (tầm 10p), sau khi mẹ nói " Bơ ơi con cất topic vào nơi con dễ thấy nhất nhé và rồi chúng ta cùng đi ngủ thôi nào" bạn sẽ chủ động cất vào vị trí bạn muốn và ôm mẹ ngủ không còn những lần la hét hay khóc trước khi ngủ nữa.
Bạn thân mến,
Mặc dù bạn biết đến hay tham gia trễ hơn mọi người, nhưng Bố Ken và team hỗ trợ đã copy toàn bộ nội dung cuộc hội thoại để bạn không bị bỏ lỡ chút nào, mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA. Bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 13 của khóa 01 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️