Bạn thân mến,
Đây là bài coaching số 4 trong nhóm “2019, 2020, 2021 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Đây là tình huống của một ông bố, rất yêu thương và quan tâm giáo dục con. Mấy lần bạn nhắn nhưng BK bảo cứ viết kĩ hơn rồi cập nhật vào link để BK xem trước, xong hẹn tối vào bóc tách trong nhóm.
21h tối, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:
Bố Ken ( BK): Em chia sẻ tình huống anh xem nhé
Đình Đức Đỗ (ĐĐ): Nhà em có 2 bạn trai, một bạn 4 tuổi, một bạn 2 tuổi
Khó khăn em đang gặp là việc tạo bầu không khí vui chơi hòa thuận cho hai bạn. Hai bạn thường xuyên xung đột và tranh giành đồ chơi hoặc thứ gì đó yêu thích của nhau. Tình huống phổ biến là hai bạn đang chơi một cái gì đó, quay sang thấy anh hoặc em đang chơi cái khác là lao vào giành nhau bằng được. Bạn lớn 4 tuổi cũng phản ứng khá cục và thường không nhường đồ chơi cho em nếu không có bố mẹ can thiệp. Nhiều khi khi mua 1 món đồ chơi gì cho hai anh em bố cũng phải mua hai món giống nhau nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Tình huống thứ 2 em cần gỡ rối là hai bạn thường xuyên chơi đồ chơi nhưng rất nhanh chán, đặc biệt là bạn 2 tuổi. Chơi chán là bạn cầm đồ chơi vừa chơi ném lung tung luôn. Bạn em 2 tuổi khá hiếu động và cũng thường quay sang phá đồ chơi của anh 4 tuổi. Mỗi lúc như thế hai bạn sẽ hò hét ầm nhà tạo không khí rất căng thẳng. Bố mẹ mà không có mặt kịp thời can thiệp là bạn anh có thể sẽ dùng vũ lực với bạn em luôn. Khi hai bạn tranh nhau đồ thì thường la hét, khóc lóc ầm ĩ. Em thật sự cảm thấy bất lực không có phương pháp nào giải quyết ngoài việc phải dùng sức và to tiếng để tách hai bạn ra.
BK: Ta đi tình huống 1 trước e nhé:
Khó khăn em đang gặp là việc tạo bầu không khí vui chơi hòa thuận cho hai bạn. Hai bạn thường xuyên xung đột và tranh giành đồ chơi hoặc thứ gì đó yêu thích của nhau. Tình huống phổ biến là hai bạn đang chơi một cái gì đó, quay sang thấy anh hoặc em đang chơi cái khác là lao vào giành nhau bằng được. Bạn lớn 4 tuổi cũng phản ứng khá cục và thường không nhường đồ chơi cho em nếu không có bố mẹ can thiệp. Nhiều khi khi mua 1 món đồ chơi gì cho hai anh em bố cũng phải mua hai món giống nhau nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
=> hai bạn thích nhất gì em? Em kể anh nghe, cả đồ chơi, đồ ăn, hay truyện,...
ĐĐ: Thường có gì mới là hai bạn đều thích ạ. Bạn lớn thì đồ chơi thỉnh thiên về phương tiện giao thông như xe cứu hỏa, xe cảnh sát… Bạn bé thì thiên về các con vật. Đồ ăn thì như mọi trẻ em khác, các bạn luôn thích bánh kẹo đồ ăn vặt, mì miến chứ không phải là cơm
BK: Ok thế là mua đồ ăn em thường mua 2, ví dụ bim bim, kẹo đều thế à?
ĐĐ : Đồ ăn vặt em thường không mua ạ vì em muốn hướng các bạn đến đồ ăn healthy hơn. Kẹo nếu có thì là do bạn lớn mang ở lớp về hoặc có dịp gì đó được cho.
Đồ em mua giống nhau thường là đồ chơi như bộ cờ cá ngựa, cờ vua. Với ý định là cho mỗi bạn chơi 1 bộ riêng thì sẽ đỡ tranh nhau nhưng mà kết quả thì vẫn không khác gì.
BK: Bình thường em không cho các con ăn kẹo, và không mua kẹo/bim bim cho con đúng không?
ĐĐ: Đúng rồi ạ
BK: Ok anh hiểu, em liệt kê những nỗi lo khi con ăn kẹo/bim bim... anh xem
ĐĐ: Bánh kẹo thường nhiều đường, phẩm màu, chất bảo quản và nguồn gốc xuất xứ thì cũng rất vô cùng. Bim bim thì cũng tương tự và thêm nhiều cholesterol.
BK: ok em à. Anh hỏi chút, ngày xưa em hay bị cấm nhất là gì? Tuổi thơ của em í.
ĐĐ: Em bị cấm trèo cây, nghịch nước sông, cấm chơi điện tử, cấm nói chuyện trong lớp…
Nói chung khá nhiều vì em là con 1 nhưng em hiểu giá trị của những trải nghiệm. Em không nề hà việc cho con leo trèo hay nghịch bẩn miễn là trong ngưỡng rủi ro mình kiểm soát đươc không. Vấn đề về ăn vặt em cũng không cấm hoàn toàn.
BK: Em hiểu bố mẹ cấm vì lo đúng không?
ĐĐ: Vâng
BK: Ok em nhớ, và chia sẻ thật cho anh việc này nhé:
Trong 10 ngày qua, em có mua cho con gói bim bim và chiếc kẹo nào không?
Trên là anh hỏi EM CÓ MUA
Anh hỏi nữa:
Trong 10 ngày qua, con có được ăn bim bim hay kẹo không, nếu có thì từ ai?
ĐĐ: Em thì chắc chắn là không nhưng hôm thứ 4 tuần trước là sinh nhật bạn lớn nên mẹ có mua khá nhiều bánh kẹo cho bạn mang đến lớp để tổ chức cùng các bạn
Sau đó có câu chuyện là bánh kẹo còn thừa bạn cứ đòi ăn liên tục, bố mẹ bảo cất đi mai ăn tiếp thì bạn khóc lóc ỉ ôi rất lâu mà em có chia sẻ ở hôm đó đấy ạ.
BK: Ok ngoài sinh nhật ra, trong tháng 10,11 em vẫn không mua bánh kẹo gì cho con đúng không?
ĐĐ: Tháng 10 thì có thể có ạ. Em nhớ có 1 lần 3 bố con trên đường ra công viên tầm đó em vừa đón cháu đi học về khoảng 17h30 đến 18h. Em thường muốn cháu đi bộ để vận động nên dẫn hai anh em ra công viên . Đang đi thì cháu kêu đói nên em có mua cho hai anh em mỗi cháu 1 gói kẹo socola hai cháu đều thích món này.
BK: Ok anh nhận thông tin này.
Em biết các con thích ăn kẹo đúng không? Khi còn nhỏ em có thích ăn kẹo không? Em được ăn kẹo không?
ĐĐ: Em có được ăn nhưng cũng không hẳn là qúa thích ạ
BK: Ngày xưa bố mẹ có cấm em ăn kẹo không? Hay chỉ là không có nhiều điều kiện để ăn em nhớ không?
ĐĐ: Em cũng không nhớ rõ là có cấm không nhưng mà hồi bé mẹ em cũng bán tạp hóa nên cũng không hẳn là không có điều kiện để ăn. Có điều em tự thấy em không có xu hướng ăn vặt là kẹo, món e thích khi đói có lẽ là bánh mỳ.
BK: Ok em có thể xác nhận lại với bố mẹ, xưa bố/mẹ có kiểu hay cấm con không? nếu bố mẹ chưa ngủ em thậm chí có thể hỏi.
ĐĐ: Mẹ em bảo cũng không nhớ lắm nhưng mà em thường cũng không đòi kẹo.
BK: Em thấy có một cái gì đó rõ chỗ này chưa nhỉ?
Bố mẹ em không cấm em, và em cũng không có xu hướng là đòi cho bằng được
Khi em cấm, con chỉ nghĩ đến?
Ok anh hiểu và thừa nhận nên ăn healthy, nhưng trước hết về cách thức em làm, em thấy nó bất ổn đúng không?
ĐĐ: Vâng, Em hiểu là trẻ con luôn thích bánh kẹo và đồ ăn vặt. Và thực sự em cũng không nghĩ nó tốt nếu ăn thường xuyên .Đặc biệt là ăn gần bữa cơm quá còn có thể làm các con chán ăn cơm luôn
BK: Anh có 2 bé: 2 tuổi, và 5 tuổi, những khó khăn em trải qua anh sẽ hỗ trợ, nhưng nếu một mình em thì KHÓ, việc này cần cả vợ em, hình như vợ em có trong này rồi đúng không? hai con ngủ chưa em?
ĐĐ: Mẹ cháu đang cho hai bé ngủ ạ. Mẹ cháu lát nữa có thể theo dõi lại tin nhắn ạ.
BK: Ok ta bỏ cách cũ, và thử theo cách của anh em nhé.
ĐĐ: Dạ vâng anh.
BK: Thực ra có một điều là bố mẹ em cấm em cái A vì lo lắng gì đó, em lớn lên trong một trường năng lượng, một cách thức thế.
Khi em lập gia đình, em sẽ có xu hướng cấm con cái A hoặc cái B gì đó, con lớn lên trong một trường năng lượng, một cách thức thế.
Khi con lập gia đình, con sẽ có xu hướng cấm con cái A hoặc cái B, cái C gì đó...
Có thể chỉ là đổi thứ thôi, còn lại vẫn là kiểu cấm, hãy kết thúc vòng lặp bằng SỰ HIỂU, BẰNG CÁCH THỨC ĐÚNG.
Hiểu rằng đứa trẻ nào cũng thích kẹo, bim bim, con mình cũng thế, vậy là bình thường, và cái xã hội này đang quá trời bim bim, kẹo bánh, em càng cấm anh thấy càng nguy hiểm, trẻ sẽ có xu hướng trốn em và ăn chỗ khác,... em mường tượng được đúng không?
Vậy, nếu là bình thường ta hãy cho phép, thậm chí như cách anh dùng: Bố rủ con đi mua
ĐĐ: Em vẫn hiểu là không thể cấm những đồ bán tràn lan ngoài thị trường 1 cách triệt để đc. Chỉ là em mong muốn sẽ thay thế nó bằng thứ gì đó tốt hơn.
BK: Tất nhiên trước khi đi mua, vẫn là bài học ấy:
Con thích kẹo socola đúng không?
Lặp lại để con biết BỐ ĐANG NGHE MÌNH
Con thích kẹo socola đúng không?
TH 1: Đưa 1 bạn đi, mục đích là đáp ứng sở thích, hai là bài học chia sẻ
Em đừng mua 2 gói làm gì cả
Ok giờ con muốn ăn, bố mua 1 gói, 2 anh em ăn chung, đồng ý thì bố mua. Con đồng ý chứ?
ĐĐ: Cái này thì bạn nhà e sẽ đồng ý luôn. Khi mua mà gói kẹo em là người phân chia thì không có vấn đề gì hết lần lượt từng bạn.
BK: Em đừng vội phân chia
ĐĐ: Vâng. Vì xu hướng tránh xung đột nên em phải làm như thế ạ, cũng vì em chưa tìm ra cách để hau bạn tự thỏa thuận với nhau. Thật ra thì theo em nhớ là hồi bé em cũng có xu hướng ăn tham, muốn giữ tất là của mình, nên tình huống này em không lạ.
BK: Tuổi thơ em có bị ai tranh giành gì không? Ok anh gõ hơi chậm, nhưng anh cảm nhận được ở quá khứ em có nhiều trải nghiệm tranh giành.
ĐĐ: Cũng có nhưng mà em nghĩ là ít vì trên em toàn chị gái. Nhưng mà em nghĩ là cái cảm giác muốn chiếm hữu em nghĩ là em nhiều vì em là út nên cũng phần nào được ưu ái hơn.
BK: Và lớn lên, giờ em thấy việc đó là xấu xí, là mệt, và không nên, đúng chứ em?
ĐĐ: Chắc chắn rồi ạ. Chính vì thế nên em mong muốn được anh tư vấn cách để hai bé hòa thuận và không tranh giành nhau.
BK: Vậy nên chỗ này em hiểu chứ?
Thà một đứa trẻ ở chùa có thể không đi qua con đường này.
Còn những đứa trẻ ở đời, sống với anh em thì cần đi qua việc tranh giành, cái bản ngã, cái tôi sở hữu nó rõ, nó rõ thì sau mới nhận ra, nó mới nhận ra rằng có ngốc mới đi giành vậy, nhận ra mới buông được.
Trước khi anh tư vấn tiếp cách thức, việc hiểu này giúp em đỡ áp lực hơn chưa?
ĐĐ: E không áp lực việc các con tranh đồ của nhau mà áp lực ở cái cách các bạn phản ứng với tình huống anh ạ.
BK: Việc con phản ứng cũng xuất phát từ việc hai bạn giành nhau đúng chứ e nhỉ?
ĐĐ: Khi xung đột bạn nào cũng nóng nảy la hét và hầu như không có lời nào có tác dụng ngoài việc bố mẹ phải quát và to tiếng . Em sợ việc bố mẹ to tiếng để giải tán xung đột vô hình chung cũng làm các con học theo phương cách đó. Nên mới la hét như vậy
BK: Chỗ này anh đang nói là ĐỪNG VỘI PHÂN CHIA:
Em mua cái gì đó có thể chia sẻ được
Hỏi con:
Giờ mang về, con chia sẻ cho anh/cho em, đồng ý chứ?
Em nhớ: Hỏi tối thiểu 2 lần, và khi con nói em cần trọn vẹn nghe câu của con, để con hiểu được là bố đang nghe...
ĐĐ: Cái này cũng là 1 băn khoăn của em. Khi mua 1 gói chắc chắn bạn nào cũng muốn lao vào giành lấy để mình cầm. Và nó cũng tương tự như 1 món đồ chơi, khi đó mọi lời nói với hai bạn em đều cảm giác như vô hiệu. Nhất là với bạn 2 tuổi đang còn khá hạn chế về mặt ngôn ngữ.
BK: Ok em hiểu chứ nhỉ? Giờ là trường hợp em chủ động đề xuất đi mua, trước khi đi mua em lại hỏi và lắng nghe sở thích của con.
ĐĐ: Vâng em sẽ thử ạ.
BK: Em có thể thử với bạn lớn trước, ok chứ nè?
ĐĐ: Vâng ạ.
BK: Hãy là 1 người bố, người bạn của con.
So với việc ăn lung tung bên ngoài, ăn cùng bố vài gói bim bim trong tháng ở cửa hàng tốt anh thấy ok hơn nhiều em à.
E nhớ thật thoải mái, thậm chí không phải lúc con đòi mà mình đề xuất ấy.
Bước tiếp sau khi làm việc đó là gì em nhớ không ?
ĐĐ: Là hỏi con có đồng ý chia sẻ với em không
BK: Ok xong xuôi hết rồi, em nên hỏi từng bạn:
Hôm nay con ăn .. có ngon không?
Con hỏi em/anh hôm nay con ăn ...
hỏi tiếp: Hôm sau con muốn ăn không?
Ok kẹo ngon, hôm sau bố mua cho con, nhưng ăn nhiều kẹo sẽ sâu răng, đau bụng, vì vậy thỉnh thoảng bố sẽ mua, con đồng ý chứ?
ĐĐ: Vâng em sẽ áp dụng ạ.
BK: Từng câu hỏi đều rất quan trọng
Sẽ dẫn đến việc con biết rằng mình quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, và cho phép, con tin tưởng và rồi nghe dần...
Đừng bỏ qua bước nào em nhé
ĐĐ: Vâng ạ.
Thật ra em nhiều lúc cũng khá là chiều và thích nhìn các con vui vẻ. Nên là thi thoảng đi siêu thị con thích là em vẫn mua cho tiện kèm theo 1 điều kiện gì đó : Kiểu như con về ăn cơm giỏi bố sẽ bóc cho con ăn hoặc lần sau lại đi siêu thị lại mua tiếp thứ gì con thích
BK: Này là tạm thôi em à, đừng lạm dụng cách này, rồi sau vất vả lắm.
ĐĐ: Vâng . Em cũng nhận ra điều đó
BK: Thỉnh thoảng cần lắm thì em cho điều kiện vô, không thì bỏ đi em à. Như thế con sẽ có cảm giác là BẠN hơn, hiểu mình hơn.
ĐĐ: Nhưng mà điều kiện kiểu con ăn giỏi, ăn nhanh xong bố con mình lên chơi... thì có ổn không anh. Bé lớn nhà e thường ăn uống không tập trung.
BK: Mọi người đang chỉ dạy phải giỏi cái A mới được cái B thực sự là không hay, anh biết là khó nên em dùng tạm rồi hạn chế và buông dần cách này.
Sau này đưa con đi đến những vùng quê khổ hơn để con thấy, cảm nhận được, để con tự biết trân trọng mà ăn đi, ăn còn phải hối, ăn còn phải nài nỉ, ăn còn phải nịnh... nó trái với quy luật tự nhiên. Do ta hình thành thói quen, tập tính nó thành vậy chứ cơ bản đói là ăn.
ĐĐ: E cũng có nhiều lần áp dụng cách của anh. Đó là bảo con là nếu con không muốn ăn thì để bố cất bát đi, con lên con chơi tiếp. Nhưng mà nếu con đói thì cũng không được đòi sữa nhé. Cu cậu nhà em rất hay, ngồi mân mê bát cơm thì rõ lâu nhưng bố bảo thu bát lại thì lại giữ khư khư.
BK: Em nhất quán, xong là xong em à, đừng để con hiểu tâm lý yếu của mình.
ĐĐ: Vâng. Em tự thấy là 2 vợ chồng chưa làm đến nơi đến chốn. Có lần thu bát rồi nhưng lại thương con nên lại thỏa thuận lại để con ăn. Cuối cùng con cũng chỉ ăn thêm được 1, 2 miếng mà lại để bé biết được là bố mẹ không dám để mình đói.
BK: Ok con đói không sao đâu em, cùng lắm giảm cân, hãy cho con cái thái độ ăn là trên hết.
Hôm nay anh đưa Ken đi ăn, chỉ 2 bố con .Thỉnh thoảng anh vẫn cùng con như này, con thích ăn Pizza. Có thể là đang đi anh rủ uống nước chanh (đa số anh tự pha), có thể anh rủ mua bim bim , có thể anh rủ đi ăn...Đúng trường hợp như em:
Con ngoài tiếp xúc anh còn tiếp xúc người khác, nên việc cứ đòi quà này kia anh hiểu và chấp nhận, nhưng tối thiểu khi chính mình tương tác với con cần thế nào, từ đó nói chuyện với mọi người sau. Mong là cả vợ em cũng đồng bộ được với em
ĐĐ: Vâng
Trước em cũng đã rất vất vả để xóa bỏ thói quen cho các cháu ăn bằng tivi, điện thoại. Ông bà, bác cháu và phần nào là mẹ vẫn có tư duy là cứ nhét đồ ăn vào bụng cho chúng nó lớn là được. Nhưng em thật sự không thể tán thành được quan điểm đó. Nên là giờ dù ăn hay không em cũng nhất quyết không cho mở tivi, gia đình nhiều lúc thành ra căng thẳng vì tư tưởng trái chiều.
BK: Ok chúng ta đã sai nhiều, sửa sẽ rất vất vả, mong các bạn nếu có đọc thì điều chỉnh sớm, cả mình, cả gia đình.
Tạm thời chỗ này, anh em điểm lại nhé:
1/ Thay vì cấm thì chủ động cho phép, để con vẫn được theo sở thích, để con không phải suốt ngày đòi, để con tin tưởng bố hơn, và em hiểu đấy, còn gì bằng khi con tin tưởng bố
2/ Việc dạy con cách chia sẻ, em thấm cách dùng/ các câu hỏi tương tác chưa?
ĐĐ: Em đã nhớ rõ ạ.
BK: Ok nhiều khi mua 2 thứ không bằng 1 thứ đâu.
Hãy đi từ 1 việc, rồi nhân bản việc đó/cách thức đó sang các việc khác.
Có lúc là mua mỗi người 1 cái
Có lúc là mua cái bánh chia đôi
Có lúc là còn 1 MẨU bim bim chia đôi,... anh đã từng dùng rất nhiều thứ như vậy để 2 con học bài học chia sẻ thì cả 2 được, không thì thôi.
ĐĐ: E cũng từng dùng cách đó nhưng hơi mang sắc thái đe dọa khi các cháu tranh đồ chơi: Em bảo nếu 2 con còn tranh nhau bố sẽ thu đồ chơi lại, không đứa nào được chơi hết. Nhưng có lẽ cách sử dụng của em chưa đúng. Nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.
BK: Ok em à, em áp dụng, rồi tỉ mỉ viết lại cho anh xem thế nào nhé. Đến mức biểu hiện con như thế thì cũng cần kiên trì, cần CHẬM..
Rồi em sẽ có thành quả như anh: Nếu mua gì đó, sẽ hỏi, mình sẽ mang về cho ai nữa nhỉ? Con sẽ kể hết tên ra, và về nhà con sẽ chia cho mọi người…
ĐĐ: Vâng ạ. Em hiểu là mình sẽ dạy con cách chia sẻ 1 cách từ từ thông qua sở thích của con. Nhưng mà việc các con ngồi chơi chung với nhau hàng ngày, mâu thuẫn trong việc chơi đồ chơi hàng ngày thì mình sẽ giải quyết tức thời như thế nào cho hợp lý ạ.
BK: Mọi việc nó liên quan với nhau em à.
Khi anh chia sẻ, hướng dẫn cho em, em thực hành như kiểu em xây 1 cái bàn, các tình huống là các đồ vật trên bàn em, bàn to em chứa được nhiều tình huống, bàn nhỏ thì ít, đừng tập trung quá 1 tình huống, mượn 1 tình huống nào đó để xây to cái bàn, rồi cái bàn chứa hết các tình huống khác, đôi khi cứ đâm đầu vào 1 tình huống khó lại làm khó cho mình, cho con, em hiểu dc ý này chứ?
Tình huống thứ 2 em cần gỡ rối là 2 bạn thường xuyên chơi đồ chơi nhưng rất nhanh chán, đặc biệt là bạn 2 tuổi. Chơi chán là bạn cầm đồ chơi vừa chơi ném lung tung luôn. Bạn em 2 tuổi khá hiếu động và cũng thường quay sang phá đồ chơi của anh 4 tuổi. Mỗi lúc như thế 2 bạn sẽ hò hét ầm nhà tạo không khí rất căng thẳng. Bố mẹ mà không có mặt kịp thời can thiệp là bạn anh có thể sẽ dùng vũ lực với bạn em luôn.
=> Tình huống này.
Chia sẻ thật là trong nhà có ai thiếu kiên trì không em? em hoặc vợ?
ĐĐ: Em nghĩ là cả 2 ạ . Và thật sự như em quan sát được trong quá trình ra ngoài xã hội ấy ạ. Là người Việt Nam thường ít người có tính kiên trì do không được giáo dục đúng cách từ bé. Đa phần là hấp tấp nóng vội trong quá trình xử lý công việc.
BK: Ok em à, em làm công việc gì nhỉ? vợ em làm công việc gì?
ĐĐ: Em làm nhân viên văn phòng, vợ em trước cũng thế nhưng hiện tại đang kinh doanh tự do ạ.
BK: Là kinh doanh online à em? hay cửa hàng trực tiếp?
ĐĐ: Online ạ.
BK: Thử cảm nhận công việc ấy nó đang cuốn mình hay là mình đang làm chủ được? 2 vợ chồng thử nghĩ coi nhé.
ĐĐ: Về công việc của em thì em nghĩ về mặt tâm trí em có thể kiểm soát được trên 90%, riêng về thời gian thì do cơ quan tổ chức có quy định nên mình phải tuân thủ. Còn lại là ngoài thời gian đi làm, em có thể tự tin nói là em đã dành đủ hết tâm trí cho gia đình và chăm sóc con cái ạ.
BK: Chủ yếu anh hỏi liên quan công việc online của vợ, 2 vợ chồng thử nghĩ coi coi nhé. Còn lại em như thế này, em đang đau đáu vì giáo dục con cái anh cũng hiểu mức độ quan tâm của em như thế nào, sự chú tâm em như thế nào, chỉ là đôi khi chưa hiểu hết hoặc thiếu cách thức.
Cả 2 thiếu kiên nhẫn thì khó: Cả gia đình có thể cùng nhau ví dụ cùng chơi trò gì đó con thích
Em nhớ 3 từ:
Môi trường
Sự tự do
Sự giúp đỡ, giúp đỡ ở đây là mình chú tâm và tăng level, để con tự chơi sau đó tạo mới/tạo khó trong 1 trò chơi đó, để con chơi được lâu...
Chỗ này em hiểu ý anh chứ?
ĐĐ: Em hoàn toàn hiểu ạ. Em hiểu nguyên lý của các trò chơi sáng tạo, cách thức để nó tác động đến tâm trí, óc sáng tạo của trẻ nên em luôn có xu hướng gợi mở để con sáng tạo hơn. Nhưng mà đôi khi thấy bé nghĩ quá lâu mà không có cái trả lời là em thấy hơi thiếu kiên nhẫn là sẽ ngồi nói đáp án và giảng giải khá cặn kẽ cho con.
BK: Ok em à. Mai lôi 1-2 trò ra, chơi cùng con, chú tâm, rồi chia sẻ cho anh xem mức độ kiên trì của con thế nào, mình đã gợi ý gì, tương tác thế nào, ok chứ em nhỉ?
ĐĐ: Vâng ạ. bé nhà em chơi trò gắp bóng đó anh. Cháu thích những cách dễ là dùng cái gắp, em bảo chuyển sang dùng thìa thì cháu tỏ ra khá thiếu hứng thú và kiên nhẫn khi thả bóng cẩu thả nên lăn lung tung không đúng màu. Nên là để tự nguyện cháu sẽ luôn có xu hướng chọn cái gắp để chơi. Em thu lại thì cháu mới miễn cưỡng dùng thìa.
BK: Ok bữa giờ vô học, chắc em hiểu được việc LẮNG NGHE, CHỜ ĐỢI, ĐẶT CÂU HỎI quan trọng thế nào rồi, đừng giảng giải nhiều, thực hành lại em nhé? Thì cứ để con chơi dễ đã em, vội gì đâu, miễn con vui đã. Dễ với ta, chắc gì dễ với con, con đang vui vì thấy làm được, trong tâm trí bố cứ nghĩ dễ nó cũng ảnh hưởng em à.
ĐĐ: Vâng em sẽ rút kinh nghiệm ạ. Nếu vậy thì anh cho lời khuyên thời điểm nào thì mình sẽ bảo cháu đổi công cụ gắp ạ? Em thấy thế vì cháu gắp rất thành thục, hầu như không có sai số.Và có vẻ như em cũng hơi nóng vội mong muốn con tăng độ khó để rèn sự khéo léo đôi tay khi dùng thìa.
BK: Nhưng con vẫn đang thích làm chứ em?
ĐĐ: Vâng ạ
BK: Anh có chơi trò này với cả 2 bạn
Bạn nhỏ lúc đầu thậm chí chỉ dùng tay, rồi dùng thìa và đũa không được thì anh lấy thìa ăn cơm loại to cho con xúc luôn, anh lấy cả bát tô cho hạt gỗ ra...
Em thấy ok chứ?
ĐĐ: Vâng ạ
BK: Hãy HỎI em nhé: Bố thấy, con có muốn, nếu con nói có thì sao, ghi nhận, ok thế con gắp tiếp nhé...
Khi nào con muốn thử gắp bằng... hay là ta dùng thìa ăn cơm... Em hiểu ý chứ?
ĐĐ: Vâng. Em sẽ thử ạ.
BK: Level nữa cho bạn lớn là con thử gắp 2 hạt cùng lúc, 3 hạt cùng lúc xem nào? Em thử nhé?
ĐĐ: Vâng ạ. Em chỉ mong là có lúc 2 bạn nhà em sẽ chơi hòa thuận được như thế này ạ.
BK: Đây là 1 trò mang tính giáo dục cao
Nhiều đứa trẻ nhỏ giờ vụng về cũng vì thiếu vận động tinh.
Nãy anh vừa đọc bài này, tất nhiên tùy bé, nhưng qua đây chúng ta kiên trì, và tỉ mỉ với con
Việc tỉ mỉ kia sẽ giúp cơ các ngón tay dẻo dai, chắc khỏe,... con có thể từ đó tự đánh răng, tự cởi và mặc áo, cầm thìa, cầm bút…
Khi nào có được khoảnh khắc đó báo cho cả nhà biết em nha
ĐĐ: Bạn lớn nhà em tay chân cũng còn khá vụng về ạ. Nên là e hy vọng qua các trò chơi sẽ giúp cháu cải thiện dần dần.
BK: Con tin tưởng bố
Nên con rèn luyện theo
Con thích Ronaldo
Con chạy nhanh
Bố ghi nhận con
Nhưng bố nói Ronaldo còn rèn luyện nhiều
Ví dụ rèn để chắc chắn, chính xác
Bố chỉ con nhé
Dạ
Con cầm cốc nước đi 10 vòng trước khi ăn cơm tối
Con đã làm nhiều lần như thế, vừa giúp điềm tĩnh, vừa giúp con có 1 trạng thái đỡ NHỐN NHÁO trước khi ăn cơm, cảm giác tĩnh được phần nào.
Việc này em cứ lưu ý đây, áp dụng sau khi kết nối được với con, em nhé?
ĐĐ: Vâng anh ạ. Cho em hỏi thêm 1 chút là có phải do em chưa đủ sự kết nối, con chưa tin tưởng em nên nhiều lúc em nói con hay bơ đi không làm theo phải không?. Ví dụ như trước khi đi ngủ em bảo “con ơi sang lấy gối đi ngủ” thì có hôm con nghe và làm nhưng có hôm thì hò như hò đò, 5 lần 7 lượt con mới uể oải đi sang lấy.
BK: Ừ em cứ cấm đoán mà không nghe tụi nhỏ thì dần cha con có khoảng cách, thiếu tin tưởng em à.
Ok hôm nay tình huống của em tạm thế.
Các bài học trước anh không rõ em áp dụng như thế nào, nhưng để tận cùng chuyển hóa, em:
1/ Chia sẻ rõ ràng các bài học/lưu ý từ nãy giờ mình học được
2/ Từ khóa quan trọng nào mình cần mang theo từ ngày mai
3/ Kế hoạch cho ngày mai của em là gì?
4/ Tối mai chia sẻ lại cỡ 3 tương tác với con trong ngày vào đây, cái ứng dụng được, cái nào chưa đều chia sẻ vô.
Ok chứ em?
Sau này con sẽ hiểu: À hóa ra bố đã cho phép mình cái này, cái kia, cái bố không cho phép thì nó vì như thế...CON ĐÃ HIỂU. Điều này rất quan trọng.
ĐĐ: Bài học em học được hôm nay là không nên quá lo sợ mà cấm đoán các sở thích của con, cố gắng chia sẻ với các sở thích đó của con, từ đó tạo sự kết nối tin tưởng với con. Trong quá trình tương tác với con thì cần có sự kiên nhẫn, dùng các câu hỏi gợi mở nhiều thay vì giảng giải để kích thích trí sáng tạo của con.
Về kế hoạch ngày mai do chỉ có thời gian tầm chiều tối sau giờ làm nên em định cho cháu đi chơi công viên, sau đó về cho cháu tắm, nghịch nước như cháu thích, sau đó là ăn tối và chơi cùng con. Trong quá trình đó nảy sinh các tương tác em sẽ lưu ý áp dụng và chia sẻ vào nhóm ạ
23h30 rồi, ĐĐ nhắn xong, các bạn thành viên cũng miệt mài chia sẻ những bài học, những ghi chú, những lưu ý. Và như thường lệ, ngay hôm sau các bạn đã mang thực hành, vài ngày sau có nhiều kết quả rất tốt, gồm cả ĐĐ, bạn thấy nhẹ nhàng hơn, thấy hiểu hơn, thấy kết nối hơn với các con.
Bạn thân mến,
Mặc dù bạn biết đến hay tham gia trễ hơn mọi người, nhưng Bố Ken và team hỗ trợ đã copy toàn bộ nội dung cuộc hội thoại để bạn không bị bỏ lỡ chút nào, mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA. Bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 05 của khóa 01 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️