Coaching cho mẹ với tình huống em bé 24m+: Nói không nghe và ăn uống không tập trung.

 

Bạn thân mến,

Đây là bài coaching đầu tiên trong nhóm “2019, 2020, 2021 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

20240103_lmpNTUux.png

 

Bố Ken (BK): Chúng ta sẽ bắt đầu với khó khăn của chị Trang, có lẽ nhiều người cũng gặp tình huống tương tự. Mọi người cho con ngủ và soạn sửa xong theo dõi nhé.

Chị Trang : Chị giới thiệu chút về thông tin nhà chị nhé: gái nhà chị 27m+, bé là con một. Có một số vấn đề chị đang bị rối trong việc giáo dục bé: 

Nhiều khi chị gọi hoặc nhắc bé làm việc này việc khác thì con cứ lờ đi, để mẹ phải gọi rất nhiều lần hoặc có lúc phải doạ thì bé mới cười hề hề và làm theo. Nhưng cũng có rất nhiều cảnh báo nguy hiểm dù chị nhắc rất nhiều lần bé vẫn cố tình lao vào 

Có nhiều lúc chị thấy bạn ấy tự do quá, sẵn sàng chạy đi mà ko cần biết mẹ ko ở bên cạnh. Ví dụ như có lần hai mẹ con đi trà đá vỉa hè, con sẵn sàng chạy vù đi rất xa khi thấy có gì hay, không cần biết mẹ đang gọi về. Hoặc có lần bạn đi sân chơi đến lúc chị gọi về bạn ko chịu về, chị mới giả vờ bảo mẹ về trước và đứng nấp 1 góc xem bé phản ứng tn nhưng bé nhìn quanh rồi lại chơi tiếp, 10-15’ sau vẫn k quan tâm mẹ đi đâu, đến khi chị ra gọi lần nữa mới chịu về.

Chị không áp được kỉ luật bàn ăn với bạn nên việc ăn uống cũng on off và con rất hay nhè đồ ăn ra. Có những lúc thì con ăn rất ngoan từ đầu đến cuối, nhưng thường là ăn ngoan lúc đầu, sau đó thì leo trèo, chạy nhảy hoặc nhè đồ ăn lung tung.

(BK): Cho em 3 tình huống cụ thể chị nhé

1. Khi 2 mẹ con chị đang đi uống nc với một nhóm bạn, con nghịch lấy hướng dương thả và cốc nước. Chị nhắc con ko làm như vậy nhưng con coi như ko nghe thấy gì và vẫn tiếp tục nhặt bỏ vào, chị cầm tay con nhấc ra khỏi đĩa con lại tiếp tục cố gắng thò tay vào, c chuyển đĩa hướng dương đi chỗ khác con sẽ chạy theo tìm cách chơi tiếp. Đến khi c nói “mẹ đánh cái tay nhé” thì con cười hề hề rồi chạy đi luôn, coi như k có gì xảy ra. 

2. Khi đến giờ đi ngủ chị gọi con ra xếp đồ chơi vào thùng cùng mẹ, con vẫn cứ nằm nghịch đồ trên giường không đáp lại, chị gọi thêm 2-3 lần nữa cũng k phản ứng. Nhưng khi chị bảo nếu con ko xếp đồ vào mẹ sẽ vứt hết vào thùng rác thì bạn mới kêu ầm lên “không không” rồi chạy ra xếp đồ

3. Khi chị đang nấu bếp, bé bắc ghế lên đòi xem. Chị nhắc con xuống khỏi ghế và ra chơi đồ của con đi nhưng con vẫn tiếp tục trèo lên và cố gắng vào sát bếp hơn. Chị bế xuống thì khóc hoặc một lúc sau lại tìm cách trèo lên. Đến khi chị bảo mẹ cho con thử bếp nóng nhé thì lại “không không” và chuồn đi. Nhưng ngày hôm sau lại tiếp tục như vậy. 

Chị phân vân lắm, không biết nên cứng rắn hay mềm mỏng với con nữa!

(BK): Ok em hiểu nội dung này rồi.  Lâu nay chị vẫn dùng cách tương tác như thế, và cảm thấy càng ngày càng không giải quyết được vấn đề, đúng không chị Trang?

Đúng vậy em ạ! có lần chị đã phạt đòn con rồi, nhưng cũng chỉ thay đổi thái độ được lúc đó. Sau đó câu chuyện lại lặp lại.

(BK): Ok em hiểu, nó không giải quyết được và thậm tệ hơn rất nhiều, nếu không dừng cách này, chị sẽ trào ra theo nhiều kiểu: Một là nước mắt, hai là tay, ba là chân,...

1. Khi 2 mẹ con chị đang đi uống nói chuyện với một nhóm bạn, con nghịch lấy hướng dương thả và cốc nước. Chị nhắc con ko làm như vậy nhưng con coi như ko nghe thấy gì và vẫn tiếp tục nhặt bỏ vào, chị cầm tay con nhấc ra khỏi đĩa con lại tiếp tục cố gắng thò tay vào, c chuyển đĩa hướng dương đi chỗ khác con sẽ chạy theo tìm cách chơi tiếp. Đến khi chị nói “mẹ đánh cái tay nhé” thì con cười hề hề rồi chạy đi luôn, coi như k có gì xảy ra. 

=> Cốc nước ấy có mát không chị?

Cốc nước mát em ạ.  

(BK): Chị biết trẻ thích chơi với đá lạnh, hay nước mát đúng không?

Em nói chị mới để ý, đúng là con rất thích đá lạnh

 

20240103_4OzJHaFe.png

 

(BK): Ok hãy tưởng tượng mình có một sở thích, mà bị người ta cấm cản, chưa kể chị còn biết diễn đạt, còn với trẻ không diễn đạt, cảm thấy bị áp đặt, không phục, chị đặt vào tâm trạng con, chị có bị ức chế không?

Chị có :( 

(BK): Ok chị. Những gì đã sai thì ta lấy đó làm kinh nghiệm, động lực, không dằn vặt bản thân chị nha. Quan trọng là chị đã rất yêu con và khát khao đi tìm.

Okie em. Chị cũng mong tìm được cách giáo dục con phù hợp mà không gây sang chấn tâm lý cho cả 2 mẹ con!

(BK): Chị dành 5 phút đọc bài này, chia sẻ cho em điều chị cảm nhận/học được nhé: 

Click vào đây để đọc nội dung bài viết trên trang facebook

Chị thấy tình huống trong bài này khá tương đồng với tình huống của chị. Nhưng khi đọc bài này chị mới review lại tình huống của mình và thấy mình đã áp đặt suy nghĩ cảm xúc cá nhân và cái tôi của mình lên con. Nếu chậm lại một chút thì lẽ ra con đã có thể có thêm trải nghiệm rồi

(BK): Chị Trang biết tại sao em hỏi chị câu trên không?

Chị cảm thấy chị đã áp đặt suy nghĩ và trải nghiệm của mình lên con

(BK): Ok chị à. Giờ chị hiểu tại sao em hỏi chị chứ?

Chị hiểu rồi

(BK): Chị thấy khi được hỏi, chị tự nhận ra, chị tự nói ra

Nó khác với em nói: Chị áp đặt con quá.... 

Rõ thế này chưa chị nè?

Đúng em

(BK): Tiếp: Khi 2 mẹ con chị đang đi uống nước với một nhóm bạn, con nghịch lấy hướng dương thả và cốc nước. Chị nhắc con không làm như vậy nhưng con coi như không nghe thấy gì và vẫn tiếp tục nhặt bỏ vào, chị cầm tay con nhấc ra khỏi đĩa con lại tiếp tục cố gắng thò tay vào, chị chuyển đĩa hướng dương đi chỗ khác con sẽ chạy theo tìm cách chơi tiếp. Đến khi chị nói “mẹ đánh cái tay nhé” thì con cười hề hề rồi chạy đi luôn, coi như không có gì xảy ra. 

=> Chị biết trẻ tuổi này thích cho vào, lôi ra các đồ đúng không? Chị nhớ lại coi?

Đúng rồi em. Bé rất thích nhặt cái nọ xếp vào cái kia

(BK): Ok 2 cái con rất thích, chị cấm luôn, đứa trẻ phản kháng là ĐÚNG, rất đúng, nó được phép bộc lộ cảm xúc khi chúng ta cư xử không đúng, thế nên điều chỉnh mình, chị rõ rồi nhỉ? Giờ em chỉ chị cách tương tác nhé?

Okie em. Chị hiểu rồi !

(BK): Chị biết không, cứ mỗi lần chị như thế, con sẽ không tin chị nữa, trong đầu con sẽ có những dòng suy nghĩ mẹ KHÔNG HIỂU GÌ MÌNH CẢ. Mẹ con sẽ mất kết nối, và rồi mọi câu chuyện khác cũng chung một kết cục, như cuộc chiến.

Chị có cảm giác con không nghe chị và chị không nghe được con không? Đầu tiên là có không đã, hai là mức độ chị cảm nhận nhiều không?

Chị có, chị cảm nhận rất rõ việc đó. Và chị cũng cảm giác rất sợ việc đó

(BK): Ok chị. Yên tâm việc này sẽ kết thúc sớm thôi chị nhé.

Em sẽ hỏi sâu hơn nữa chị nhé: 

Tuổi thơ chị có bị áp đặt không? 

Bố, mẹ có khó tính với chị không?

Có em ah. Khi còn ở với bố mẹ chị là một đứa con rất nghe lời, và hầu hết các lựa chọn cho đến khi chị vào đại học là nương theo gợi ý của bố mẹ. Không phải là áp đặt con thế này thế khác nhưng chị luôn cảm thấy nghe theo bố mẹ là an toàn.

Nhưng với con chị mong con sẽ được tự do và có khả năng tự quyết. Nhưng càng ngày chị càng cảm thấy bối rối không biết làm sao để con đc như vậy, có lúc chị thấy chị đang đi ngược với định hướng đó

(BK): 

Đứa trẻ nghe vì chỉ cảm thấy như thế là an toàn. 

Đây là một việc CỰC KỲ KHÔNG HAY 

Đứa trẻ không được sống như chính nó. 

Chị chưa đến mức đánh đập con, nhưng nếu cái đà này mà đánh đập, con sẽ mất đi bản tính của mình, và nghe chị, nhưng thế là thất bại. 

Tiếp, mục này, chị đọc bài ĐỨA TRẺ QUÁ NGOAN do em viết, chia sẻ điều chị cảm nhận được nhé:

Click vào đây để đọc nội dung bài viết trên facebook

Ok em hiểu, chị đang thực sự đi ngược đấy. Chị đọc nội dung trên và chia sẻ, em sẽ hướng dẫn chị tiếp, để chị đi đến tận cùng của sự hiểu

Bài này chị chú ý 2 điều: 1 là câu đừng sợ hãi những nhận xét của người ngoài, 2 là từ NGOAN. Khi chị để con tự do thì bị mọi người xung quanh góp ý là để con tự do quá sau này không rèn được, lúc đầu chị không để tâm lắm, nhưng khi nghe quá nhiều thì chị cũng bắt đầu bị dao động và tìm cách thiết quân luật hơn với con. 2 là chị cũng k thích khái niệm trẻ ngoan nhưng cũng ko biết thế nào là vừa phải, k áp đặt mà cũng không thả rông con quá

(BK): Ok chị à, em hiểu, em sẽ đồng hành với chị trong vòng 5-10 ngày, em nghĩ từng đó sẽ đủ để chị PHÂN ĐỊNH ĐƯỢC nhất quán lúc nào, tự do lúc nào,... Mà nói thẳng là em đã phải quán chiếu việc đó hàng năm trời, 5-10 ngày chỉ là chị hiểu và cảm nhận rõ hơn, chị cứ thực hành rồi nhắn em hỗ trợ tiếp nhé.

Okie em. Sao vấn đề nào của chị em cũng có ví dụ tương tự vậy ! 

 

20240103_ENIuZf7k.png

 

(BK):Tình huống 1: 

 Con thích chơi với đá, nước mát mà lúc đó mình không hiểu, không nhớ đến.

 Con thích cho vào lôi ra mà lúc đó mình không hiểu, không nhớ đến. 

Chuyện đã qua, và ta rút ra bài học chị nhé

1/ Hãy chậm và hiểu cho đầy đủ

2/ Hãy luôn ý thức trao cơ hội, vun vén môi trường cho con CHƠI/HỌC, trẻ chơi là học thôi mà. 

3/ Cách tương tác khi muốn dừng một câu chuyện: 

    Có phải con thích thả hạt dưa vào không? 

    Có phải con thích chơi với đá không... 

    (Trước đó chị đã cho rồi)

Ok mẹ hiểu rồi, giờ mẹ cũng muốn con được chơi tiếp nhưng muộn quá, vậy lần sau mình chơi tiếp con nhé, nhớ giữ lời hứa ĐỂ LẤY LẠI NIỀM TIN TRONG CON, có thể ngay ngày mai, em thậm chí con cho con mỗi bạn 1 viên đá lạnh vào cốc rồi vào nhà tắm, thế là khỏe, chẳng phải hối gì cả....

Hãy ghi nhận để con CẢM THẤY MẸ HIỂU

Thậm chí chị nên hỏi con 2 lần có phải con thích....

Chỗ này chị hiểu chứ chị Trang ơi?

Với bé 27m+ như bạn nhà chị và con chưa nói được nhiều thì việc hỏi này có phù hợp không em? 

(BK): Hãy tin tưởng sự nhạy bén, hiểu chuyện của đứa trẻ ngay cả khi đứa trẻ chưa nói được. 

Quan trọng là chị hiểu, đặt tâm, cái từ và ngữ chị tuôn ra nó phải giống, cái tâm chị hướng vào nó phải đúng như thế. Cứ thử rồi chia sẻ lại cho em. Ta đi vào tình huống 2 này rõ hơn nhé chị?

Chị hiểu em

Okie em. Chị sẽ áp dụng cách này! 

(BK):

2. Khi đến giờ đi ngủ chị gọi con ra xếp đồ chơi vào thùng cùng mẹ, con vẫn cứ nằm nghịch đồ trên giường không đáp lại, chị gọi thêm 2-3 lần nữa cũng k phản ứng. Nhưng khi chị bảo nếu con ko xếp đồ vào mẹ sẽ vứt hết vào thùng rác thì bạn mới kêu ầm lên “không không” rồi chạy ra xếp đồ

=> Cách cũ chị bỏ đi, giờ ứng dụng điều em vừa chia sẻ, với tình huống này, khi tương tác chị nên thế nào?

Chị có thể chuyển thành rủ con chơi xếp đồ được ko? 

(BK): Ok tốt chị, câu chị có thể nói cụ thể là?

Mẹ có một trò chơi này, con có muốn chơi xếp đồ vào hộp với mẹ không? Mẹ sẽ làm như thế này nhé!

(BK): Khi niềm tin của con dành cho chị chưa nhiều thì ĐỪNG VỘI dụ con xếp và kết thúc trò chơi sớm. 

Ví dụ: 

 

20240103_KHTcptSJ.png

 

Tham gia cùng con để kết nối, tin tưởng..... TĂNG NHIỀU THỨ LẮM CHỊ

Rồi đoạn sau mới là: 

Trò này vui đấy con à, ngày mai con muốn chơi tiếp đúng không

... 

Ok vậy mai mẹ con lại tiếp tục, con nhớ nhắc mẹ nhé. Con sẽ cảm thấy mẹ hiểu,... nhớ giữ lời hứa chị nhé 

Giờ con tự xếp hay mẹ xếp đồ cùng con đây... (đây là PP sự lựa chọn, gần như con sẽ chọn mẹ xếp đồ cùng con)

Chị xem video em chơi với Men, chị cứ chậm thôi, chỉ hỗ trợ khi cần, chị nhé?

Chỗ này hiểu ý e chưa c Trang nè?

Chị hiểu rùi em!

(BK):Ok chị à. Ta sang tình huống số 3

Khi chị đang nấu bếp, bé bắc ghế lên đòi xem. Chị nhắc con xuống khỏi ghế và ra chơi đồ của con đi nhưng con vẫn tiếp tục trèo lên và cố gắng vào sát bếp hơn. Chị bế xuống thì khóc hoặc một lúc sau lại tìm cách trèo lên. Đến khi chị bảo mẹ cho con thử bếp nóng nhé thì lại “không không” và chuồn đi. Nhưng ngày hôm sau lại tiếp tục như vậy. 

=> Chị thử ứng dụng chia sẻ trên, nghĩ thêm, mình sẽ nói với con như thế nào?

Chị sẽ hỏi con trước “Con muốn xem mẹ nấu phải không?”. Chị nghĩ bé sẽ nói “Vâng!” 

(BK): Ok chị. Còn gì nữa chị?

Sau đó chị sẽ bảo “Vậy mẹ bế cho con xem một tí nhé!”, chắc chắn bé sẽ đồng ý. Chị có thể bế lên cho con xem một chút và chỉ cho con chị đang nấu gì trên bếp. Nhưng sau đó chị sẽ bảo con bếp rất nóng, con có muốn xem thử bếp nóng tn ko. 

Đến đây chị đang chưa biết nên tn tiếp

Chị có thể cho con sờ thử nắp vung cho con hiểu cảm giác nóng ko? 

(BK): Chị có hay cho con đi chợ cùng mình không?

Chị hiểu rồi. Chị đang thiếu bước hỏi con 

Con cần được hỏi nhiều lần chứ ko phải chỉ 1 câu, hỏi nhiều con sẽ học đc cách nghĩ

(BK): Ok chị, tiếp chị, bài này cũng liên quan bếp núc, chị đọc và chia sẻ cho em cảm nhận/bài học nhé: 

Click vào đây để đọc nội dung bài viết trên facebook

Chị nghĩ thay vì cấm con vào khu vực bếp thì mình có thể tạo ra các hoạt động phù hợp để con chơi và làm quen với các việc và đồ vật trong bếp. Bé nhà chị cũng thích bắt chước mẹ nhặt rau và nghịch chậu, rổ

(BK): Tốt chị à. Chị review lại tổng thể, ngày hôm nay chị cảm thấy thế nào, chị học được bài học gì, rồi em hướng dẫn tiếp nhé. 

 

@All : Mọi người còn thức và theo dõi cùng chia sẻ: Xuyên suốt cuộc hội thoại mình cảm thấy thế nào, mình học được bài học gì nhé? 

QUAN TRỌNG TỰ MÌNH VIẾT RA và có cơ hội được hướng dẫn tiếp mọi người nhé.

 

@Nguyễn Thu Trang : Khi em bóc tách cho chị hay mọi người, em dành sự chú tâm nên không để ý nhiều về thời gian, các chị chủ động sắp xếp các công việc nhé. 

Cảm ơn @Bố Ken rất nhiều vì những chia sẻ quý báu này. Có một số điều cảm nhận và bài học chị muốn chia sẻ: 

1. Khi review lại những tình huống này, đúng là chị có cảm giác hối hận vì những cư xử không phù hợp với con. Nhưng con đang học những điều mới và chị cũng đang học làm mẹ nên con cần bao dung thì chị cũng nên bao dung với chính mình. Nên chị sẽ ko giữ những dằn vặt này như 1 điều tiêu cực nữa. 

2. Con có những sở thích của mình, việc chị cần làm là chậm lại quan sát và trao đổi để hiểu con, cũng để tăng mối liên kết với con, tạo môi trường phù hợp cho con làm việc mình thích chứ ko nên áp đặt cảm nhận của mình lên trẻ. 

3, Hỏi con nhiều hơn để con có cơ hội được suy nghĩ, lựa chọn và diễn đạt. 

4. Tham gia các hoạt động cùng con, quan sát và giúp đỡ khi con cần. Kiên nhẫn! 

(BK):  Vài từ khóa quan trọng khác nữa mà em đã nhấn mạnh đó là gì chị Trang ơi? 

BUÔNG HẲN CÁCH CŨ 

LẤY LẠI NIỀM TIN TRONG CON

ĐỂ CON CẢM THẤY MẸ HIỂU 

KHÔNG VỘI VÀNG 

GHI NHẬN CẢM XÚC CỦA CON VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÙNG CON ĐỂ TĂNG KẾT NỐI VÀ TIN TƯỞNG

Hỏi con, cho con lựa chọn, tự nghĩ, tự phân định.

(BK): Ok chị Trang à. Chị thấy em kiên nhẫn đặt câu hỏi để chị tự nhận ra không?

Chị cũng sẽ cố gắng làm như vậy được với con.

Chị sẽ xem kĩ lại những chia sẻ của em hôm nay và note lại chi tiết hơn để áp dụng phù hợp cho các tình huống khác nữa.

(BK): Ok chị à. Đây là một kết thúc đẹp. 

Chị đã hiểu chuyện. Cảm nhận về sự kiên nhẫn trong em và nghĩ về việc sẽ kiên nhẫn với con mình như vậy.

Chị thấy hiểu con hơn một chút rồi.

(BK):  Ok chị. Ngày mai, để mọi thứ liên tục không bị đứt, khi tương tác với con, chị hãy: 

 

20240103_a2ZrbzKK.png

 

Cập nhật vào đấy, em sẽ theo dõi và lựa chọn tình huống để hỗ trợ tiếp. Ok chứ chị nhỉ?

Okie em! Cảm ơn em rất nhiều! 

(BK):  Ok chị, chị cũng đã cố gắng rất nhiều rồi.


Bạn thân mến, 

Mặc dù bạn biết đến hay tham gia trễ hơn mọi người, nhưng Bố Ken và team hỗ trợ đã copy toàn bộ nội dung cuộc hội thoại để bạn không bị bỏ lỡ chút nào, mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA. Bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!

 

Hẹn bạn ở bài Coach số 02 của khóa 01 nhé, tất nhiên:

 -   Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)

 -   Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.

 

Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời

Nguyen Dinh Hieu 

678223999 -  VPBank

Nội dung: Cam on cac bai coaching

 

Thân gửi 

Bố Ken ✍️

 

20241003_J6rQQ78e.png

 

Sao chép thành công mã giảm giá