Coaching cho mẹ với tình huống bé 3 tuổi cứ đòi xem tivi

Bạn thân mến,

Đây là bài coaching số 9 trong nhóm “2019, 2020, 2021,2022 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021,2022. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

Tối hôm trước, Hiền nhắn cho Bố Ken việc muốn dừng con xem ti vi, đã tương tác theo hướng dẫn nhưng vẫn gặp khó khăn. Bố Ken có xem và hẹn sáng hôm sau Coach.

9h30 sáng, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:
 

BK: Hiền chia sẻ lại tình huống để Bố Ken và mọi người cùng xem nhé. 

Hiền: Ok Bố ken à. Chia sẻ về việc tương tác với con khi muốn con dừng ạ, em đã áp dụng cách BK chỉ nhưng vẫn gặp khó khăn nhờ Bố Ken hỗ trợ ạ. 

Tình huống tối nay là khi bé ăn cơm xong thì nhà e có bật chương trình ca nhạc cho bé xem (nhà em cũng hạn chế cho bé xem tivi), đến gần lúc đi ngủ thì ba có rủ bé đi đánh răng nhưng bé ko chịu, ba bế bé  lên thì bé đòi xuống và đòi xem tivi. Mẹ thấy vậy mới bảo ba để mẹ giải quyết ạ. Mẹ để bé xem 1 lúc rồi ra nói chuyện với bé: “ Con đang xem tivi rất thích phải ko con, mẹ xem cùng con nhé”. Bé gật đầu. Xem đc 1 lúc mẹ bảo bé là” mẹ con mình xem nốt chương trình này rồi tắt để đánh răng đi ngủ nhé”. Bé gật đầu. Hết chương trình mẹ bảo “con đang xem tivi rất vui phải ko, nhưng bây giờ đến giờ đi ngủ rồi, mẹ con mình đi đánh răng nhé” và mẹ cầm dép để trước mặt con, bé ko đồng ý, cầm đôi dép vứt đi ra chỗ khác. Mẹ lại để cho bé xem 1 lúc chương trình Ếch cốm, xong mẹ cũng bảo: “ Con rất thích xem ếch cốm phải ko, hết ếch cốm mẹ con mình đi đánh răng nhé”. Bé cũng gật đầu. Đến hết chương trình mẹ bảo “con rất thích xem ếch cốm phải ko, nhưng bây giờ hết ếch cốm rồi, mai mẹ con mình lại xem tiếp nhé, con nhớ nhắc mẹ nhé”. Bé lắc đầu bảo “ Không”, lại vất đôi dép mẹ để sẵn ở đấy đi. 3 lần như vậy ạ. Cuối cùng mẹ phải bế em đi đánh răng

BK cho em hỏi em tương tác như vậy với con có đúng ko ạ, chương trình tivi cứ hết chương trình này lại đến chương trình khác thu hút bé thì mình phải tương tác thế nào để con dừng ạ?

20240401_EIFadxbb.png

Bố Ken: Ok Hiền. Hiện thời lượng xem tivi hàng ngày của bé em thế nào nhỉ?

 

Hiền: vâng ạ, trong tuần thì bé hay được xem tivi cùng gia đình là từ khoảng 7h tối đến 8 rưỡi, vì là thời sự nên bé chủ yếu là chơi, xong gia đình có bật chương trình thiếu nhi cho bé xem thì khoảng độ 1 tiếng ạ, nhưng là ko thường xuyên ạ

 

Bố Ken:  Ok cụ thể một tuần cỡ bao nhiêu ngày xem 1 tiếng e nhỉ? Và trước khi xem mình có nói chuyện với con không? Sau khi xem thì em có nói chuyện gì với con không?

 

Hiền: Còn cuối tuần thì bé hay được xem cùng anh nên được xem từ chiều nhưng bé hay kiểu đòi xem chương trình của em cơ. 1 tuần thì khoảng 2 hôm xem 1 tiếng ạ. Trước khi xem thì bé hay kiểu cầm điều khiển và bảo mẹ bật 1 con vịt cho con chẳng hạn, thì bme bật cho con thôi ạ.

Trong quá trình bé xem thì e cũng ko nói chuyện gì với bé ạ. Còn mọi lần trước khi vào nhóm thì đến lúc ko muốn cho con xem bố mẹ bảo dừng mà bé ko đồng ý thì bố mẹ vẫn cưỡng chế tắt tivi ạ. 

 20240401_Wyr3ON1L.png

Bố Ken: Ok Hiền à. Còn điện thoại thì sao em? Con có xem k?

 

Hiền: đt thì gần đây hầu như ko dùng ạ, trước khi đi ngủ bố sẽ cho xem cầm ipad nghe đọc thơ hoặc chơi chém hoa quả 1 lúc, đến lúc bố rủ đi ngủ thì e sẽ tự giác đi tắt điện và đi ngủ vs bố ạ

 

Bố Ken: Ok Hiền à. Còn điện thoại thì sao em? Con có xem k

 

Hiền: riêng vấn đề ba cho xem ipad như vậy thì lại rất ngoan và nghe lời ạ, còn hồi trc em cho dùng đt chủ yếu để dụ bé ngồi yên để mẹ xem trên tóc có chấy ko chẳng hạn thì đến lúc mẹ đòi đt em hay cục cằn kiểu ấy lắm ạ. Nhưng lâu rồi e ko cho bé xem đt nên ko biết giờ thì thế nào ạ

 

Bố Ken: Ok rồi, tạm thời mức độ bé của e cũng chưa căng quá

Tiếp theo: Bữa giờ em tương tác với con các hoạt động khác thế nào? 

3 hoạt động cụ thể em đã thực hành được ví dụ là gì?

 

Hiền: 

Ví dụ 1. Khi cho bé chơi trò chơi lúc đi tăm ạ, trong khi mẹ tắm thì bé chơi trò chơi ạ, có thể mẹ cũng chơi cùng con, khi muốn dừng thì em bảo con thích chơi với bạn găng tay phải ko, mai mẹ con mình lại chơi tiếp nhé, giờ con đứng dậy để mẹ lau người cho con nhé. Riêng về kết thúc trò chơi lúc tắm thì bé khá hợp tác ạ, mẹ chỉ cần bảo 1 lần rồi nâng bé dậy mà bé ko phản kháng ạ. Hồi trước thì cũng có lần bé ko chịu dậy khỏi thau rồi khóc lóc ăn vạ ạ

 

Ví dụ 2. Hồi trước sau khi con ăn xong thì mẹ có pha sữa sẵn cho con, có hôm con uống, có hôm ko và cũng hay giục, or bà bế rong để con uống. Giờ mẹ sẽ hỏi ý kiến là con có muốn uống sữa ko để mẹ lấy cho con. Nếu con đồng ý thì mẹ hỏi con muốn uống sữa hộp hay mẹ pha vào cốc cho con. Nếu bé ko đồng ý thì mẹ sẽ ko bắt con uống sữa nữa. Em thấy là nếu bé tự bảo mẹ lấy sữa hoặc được tự chọc ống hút vào hộp thì bé sẽ uống nhanh hơn. Tuy nhiên vẫn có những lần mẹ đã hỏi ý kiến bé rồi mới pha sữa, nhưng sau khi pha xong bé bắt đổ từ cốc nọ sang cốc kia rồi ngược lại và ko uống ạ😥. Mẹ hỏi con có uống sữa ko hay mẹ đổ đi nhé, thì có lần bé bảo mẹ để chỗ này này để con uống , xong bé cũng ko uống luôn ạ

 

Ví dụ 3. Cả nhà đang ăn cơm, 2 bé ăn xong rồi ( bé nhà em và 1 anh 5 tuổi nhà bác- cuối tuần mới về ạ). Anh đang ngồi học bài ở bên cạnh, tuy nhiên anh học ko tập trung nên 2 bác vẫn phải giục. Bé nhà em ( 28m)  thì chơi linh tinh trong nhà xong cầm được cái thanh nhôm trong nhà ( thường thì bác trai hay dùng cái thanh nhôm này để dọa đánh bạn nào hư). Bé cứ cầm cái thanh đấy đi loanh quanh hết chỗ nọ chỗ kia, trong khi cả nhà đang ăn cơm, em cũng sợ bé ko hiểu chuyện cầm thanh đẩy lại va vào mọi người ạ. Nên bé cầm đc 1 lúc thì em bảo “ hôm nay ko có ai hư cả, con cất cái que cho mẹ nhé”, nhưng bé ko đồng ý lại cầm đi khắp nhà tiếp. Bác gái bảo “ a Kem học ngoan rồi, Minh An cho bác xin cái que nào”. Bé lườm bác, 1 lúc sau quay lại đánh trộm bác. Xong bị bác bắt úp mặt vào tường, xong bé lại gào khóc ạ. Bé nhà em cứ ko vừa ý là gào khóc hoặc đánh mọi người ạ

 

Bố Ken: E có hay hỏi con kiểu: Con uống sữa thấy thế nào không?

 

Hiền: em lại chưa hỏi ạ

 

Bố Ken: Hiền sẵn sàng trả lời cho BK vài câu hỏi sâu hơn chứ?

 

Hiền: Cả ngày bạn càng ko thích uống ạ, lúc nào uống mà chưa hết thì bố mẹ hay kiểu cầm cốc nước ra bảo mẹ con mình dô nhé, xong cứ dô vài lần mới hết ạ

 Vâng ạ. BK cứ hỏi ạ

 

Bố Ken: Em thấy mình nóng tính không?

Em đánh con lần nào chưa? Mấy lần rồi?

 

Hiền: có ạ, từ ngày lấy chồng đẻ con xong là nóng tính hơn ạ. Trước khi vào nhóm em đã đánh vào tay con, đã từng nghĩ có khi phải doạ đánh đau để con sợ, chứ ở nhà ko sợ 1 ai hết, có bữa em cũng đánh vào mông, nhưng chắc nhẹ nên bé ko sợ, ko thay đổi gì, vẫn cứ tiếp tục làm chuyện mà mẹ cấm ạ

 

Số lần thì em ko nhớ chính xác, đánh vào tay đau thì hình như là 2 lần ạ, mấy lần kia kiểu tét vào mông, tổng số chắc khoảng dưới chục lần ạ

 

Bố Ken: Ok Hiền à, BK hiểu, em cũng đã rất thương con. 

Tuổi thơ của em thế nào Hiền, bố mẹ đánh em bao giờ k?

 

Hiền: hồi bé em khá ngoan, nghe lời bố mẹ, bị bố đánh 1 lần, mẹ đánh nhiều hơn ạ. 

 

Bố Ken: Em thấy mình giống mẹ hay giống bố Hiền?

 

Hiền: Em hợp bố hơn, để nói về tính cách giống ai hơn cũng hơi khó ạ, có tính này thì giống bố , tính kia thì giống mẹ ạ

 

Bố Ken: Ok e à. Em thỉnh thoảng vẫn về quê thăm bố mẹ nhỉ? Em cảm thấy mình có khoảng cách với mẹ, đúng k? Em thấy mình có dễ nổi nóng với mẹ không?

 

Hiền: vâng ạ. Em cũng cảm thấy hồi bé em ko hay thân với mẹ, vì bị mẹ hay đánh nên em cũng ko hay tâm sự với mẹ ạ. Còn nổi nóng thì hồi bé e ko nhớ lắm, đến lớn thì e suy nghĩ khác hơn rồi ạ. Vì gia đình e cũng có nhiều vấn đề nên đến khi e hiểu thì e thương mẹ hơn, lại dễ nổi nóng với bố hơn ạ

 

 

Bố Ken: Bố Ken:  Nếu em tiện chia sẻ cho BK: 

 - 1-2 tình huống mình nổi nóng gần đây với bố 

 - 1-2 tình huống gần đây em đánh con

 

Hiền: tình huống với bố gần đây là chuyện em đi sinh em bé, vì em mổ chủ động nên có nhờ bố xem ngày giờ cho mổ cho. Bố bảo em xin mổ lúc 8h sáng, còn bắt đầu đi viện lúc 4h sáng, em bảo là xem giờ mổ là đc rồi, ai lại giờ đi cũng phải xem, 4h sáng đi cho khổ ra ạ. Bố em bảo giờ nào cũng quan trọng. Em bảo con khác tự sắp xếp. Bố em bảo bố muốn tốt cho m, m ko theo thì kệ m. Xong bố tắt máy, nên em cũng cảm thấy rất bực mình với bố ạ

 

Bố Ken: 1-2 tình huống gần đây em đánh con luôn Hiền nhé.

 

Hiền: Tình huống đánh con thì em ko nhớ chính xác lắm ạ, có lần bé nghịch hộp sữa, cứ cầm ống hút chọc ra chọc vào rồi bóp làm sữa bắn ra ngoài, đã được mẹ nhắc nhở rồi nhưng bé vẫn cứ tiếp tục làm, sữa bắn ra bàn rồi bạn ấy lấy tay xoa rồi cho tay lên mút, mẹ bực quá đánh vào tay ạ. Em thấy có lần mẹ đánh xong bé lườm mẹ rồi đánh mẹ. Nên em cũng sợ ko dám đánh con, sợ mai kia con cũng theo kiểu bạo lực. Mà nói nhẹ với con cũng ko đc, nhiều lúc bực quá ạ

 

Chắc khoảng 1 tháng gần đây e cũng ko đánh con, con ko nghe thì đành bất lực, e cũng đang cố gắng nói chuyện với con nhiều, hỏi ý kiến của con trước khi làm, nhưng mà bé ngày trước nói nhiều mà từ ngày bắt đầu đi học mẫu giáo ( khoảng 5 tháng gần đây) bé bắt đầu nói ít hơn, mmg hỏi thì lúc thì bé trả lời, ko thì coi như ko nghe thấy gì nên em cũng ko hỏi con đc nhiều, chỉ chủ yếu chơi với con thôi, còn hỏi thì bé ko trả lời. Và câu nói con thích nhất là Không. Nên mẹ cũng chưa biết xử lý thế nào ạ, vẫn chủ yếu nương theo con và chơi vs con nhiều hơn để tăng kết nối với con ạ

 

Bố Ken: Ok em à. Chỗ này em rút dc kinh nghiệm gì không?

Để sau này khi em tương tác với con em?

 

Hiền: vâng ạ. Theo em thì chỗ này em nên cảm ơn bố vì đã giúp đỡ bọn con, trao đổi với bố kỹ hơn về chuyện đi sớm, cái được và cái ko đc. Để bố biết con cũng rất tôn trọng bố. Và bố cũng nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu vì sao con ko chọn đi sớm, cũng ko nên giận dỗi tắt máy như vậy ạ.

 

Bố Ken: Ok em à. Nếu em không nhận ra bài học về lắng nghe bố, rồi đưa ra cách tương tác với bố

Thì cùng một điều sẽ diễn ra tương tự khi em tương tác với con em, và con em sẽ lại như thế với em, và mức độ thậm chí nặng hơn, em hiểu chứ H nhỉ?

 

Hiền: dạ vâng ạ

 

Bố Ken: Một người quan tâm đến mình, mình vô ơn với sự quan tâm đó, bản thân mình sẽ chịu nhiều hệ quả, có thể là sự xa lánh, chưa nói về bên ngoài, mà bên trong thâm tâm sẽ có sự xa cách. 

Bố

Thầy em

Hay bất cứ ai đó giúp em... 

Giờ em cảm nhận đc sự quan tâm của bố muốn tốt cho con cháu, chỉ là cách thức có thể chưa đúng như ý mình mà thôi, đúng không?

 

Hiền: Vâng ạ, em cũng biết bố muốn tốt cho em, nhưng thật sự nhiều khi vì e cũng ương nên khi ko theo ý em là em cũng ko đồng ý theo ý của bố, nên hay bị giận dỗi nhau kiểu như vậy ạ. Cảm ơn BK đã gỡ rối cho e ạ. Em hứa với bản thân từ giờ cũng ko giận dỗi với ba kiểu như vậy nữa. Và với con, mình sẽ chậm lại, nói chuyện tâm sự cùng con, ko áp đặt con phải theo ý của mình, tôn trọng ý kiến của con ạ

 

Bố Ken: Ok e à, em thấy khi ta sai, ta xin lỗi, ta thanh thản hơn đúng không em?

 

Hiền:vâng ạ. Em thấy khi càng lớn thì câu nói con xin lỗi hay câu con yêu bố mẹ càng khó ạ, mặc dù trong thâm tâm mình biết là mình sai, mình làm bme buồn ạ. Còn khi mình dám nói ra thì cảm thấy tâm trí cũng nhẹ nhàng hơn ạ.

 

Bố Ken: Bố không có ai để chia sẻ tháo gỡ, hm nay e có BK trao đổi đây, em muốn xây dựng mqh tốt với bố mình chứ? Em muốn làm gương trước con chứ? Em dám vượt qua ngày hôm nay bằng cách xin lỗi bố chứ? Có thể gọi, hoặc nhắn tin, BK sẽ hướng dẫn

 

Hiền: hôm nay em vừa về với bố mẹ. Em sẽ cố gắng ạ. Chắc sẽ nói lời xin lỗi bố vào hôm khác sau khi nhờ BK hướng dẫn ạ

 

Bố Ken: Ok cứ thử cảm nhận coi, em muốn thanh thản không, muốn những điều a nói trên không, đó là một bản lĩnh, e muốn thành tựu bản lĩnh ấy k

 

Hiền: em hiểu cảm giác đó vì em đã nói đc ra với mẹ chồng, còn riêng với bố, vì bố thương chiều em quá, nên có lẽ bao nhiêu lần cứ để như thế rồi lại cho qua ạ. Em cũng muốn thành tựu bản lĩnh mà anh bảo ạ. Cũng ko muốn bố buồn hay bực vì mình ạ

 

Bố Ken: Ok cứ thử cảm nhận coi, em muốn thanh thản không, muốn những điều a nói trên không, đó là một bản lĩnh, e muốn thành tựu bản lĩnh ấy k

 

Hiền: vâng ạ. Xin phép BK tối em nt tiếp ạ, chắc giờ này mọi người cũng phải cbi nấu cơm và ăn tối ạ


Đúng 8h30 tối: 

 

Hiền: nhờ BK hướng dẫn cho em ạ

 

Bố Ken: Ok e à, em thấy thích nhất ở bố điều gì

 

Hiền: bố rất chăm chỉ ạ

 

Bố Ken: Ok e, với những gì bố đã chăm chỉ, quan tâm, em thấy bố xứng đáng nhận một lời xin lỗi từ em chứ? Em không muốn mình nhỏ bé đâu đúng k? Em sẵn sàng chưa?

 

Hiền: vâng ạ e sẵn sàng ạ

 

Bố Ken: ok e à. Em có thể nhắn tin, viết thư hoặc gọi nói chuyện, đừng quan tâm bất cứ ai, hãy chỉ cần biết hai từ:

Xứng đáng

Nên làm.

 Em nghĩ mình cần bao nhiêu phút để lòng em nói ra được. 

Quan sát trạng thái của mình, rồi chia sẻ lại a xem, xong a có một sự hướng dẫn rất lớn cho em.

Sẽ kéo em lên một nấc thang khác

 20240401_5OCXEdly.png

Hiền: em chưa hiểu ý anh chỗ này ạ

 

Bố Ken: Nói hoặc viết một lời xin lỗi dành cho bố, hm nay em thấy mình làm đc chứ

 

Hiền: vâng ạ

 

Bố Ken: ok em, bố chúng ta cũng lớn tuổi cả r, họ không đáng để ta trút nỗi tức giận lên. Em làm xong bảo BK, cam đảm lên

 

Hiền: em đã nhắn tin cho bố em rồi ạ, nhưng sợ bố chưa đọc đc ạ, vì bố đi ngủ sớm ạ

 

Bố Ken: Ok rồi em à. 

 

Hiền: vâng ạ

 

Bố Ken:

Trước hết là thế.

Khi ta còn phán xét đấng sinh thành. Trong ta còn năng lượng đó, con sẽ bị thu nhiếp, con có thể học qua hành động như một tấm gương, hoặc là nguồn năng lượng em dội lên con, con lớn lên bằng nguồn năng lượng đó. Nó sẽ lại phán xét bố mẹ nó... 

Xin lỗi là một cách giải thoát ý niệm, năng lượng ấy.

Hãy cảm nhận thời gian tới đây, em sẽ thấy trong em nhẹ nhàng hơn đấy. 

 

20240401_Z75DB4XX.png

Hiền: vâng ạ, em hiểu rồi ạ

 

Bố Ken: Mỗi ngày em còn tương tác con với nguồn năng lượng đó thì không hay chút nào, nên BK đang giúp em GỘT RỬA đi, bằng năng lượng sạch hơn, tâm thức sạch hơn chăm sóc con sẽ tốt hơn, cách thức BK sẽ chỉ sau. 

Em hiểu ý chứ

 

Hiền: Vâng ạ, em sẽ cố gắng nói chuyện vs con bằng nguồn năng lượng tích cực nhất ạ

 20240401_2JxRh4ml.png

Bố Ken: Ok ví dụ 2 về uống sữa, em hiểu đc ý tại sao BK hỏi rồi chứ, nếu rõ rồi chia sẻ cho Bk tình huống tương tự em sẽ nói thế nào với con

 

Hiền: em có thể hỏi bé là con thấy sữa có ngon ko? Con có thích vị sữa này ko?  Hoặc mẹ con mình thi xem ai uống hết trước nhé… Tương tác với con nhiều hơn để con cảm thấy vui vẻ, hứng thú với việc uống sữa ạ

 

Bố Ken: Ok em à.

Đoạn này mọi người nhớ. Hãy hỏi con trong nhiều tình huống:

CON CẢM THẤY THẾ NÀO.

Cụ thể hơn trong từng tình huống này là:

Con uống sữa thấy thế nào, có ngon không... tùy vào khả năng ngôn ngữ, vốn từ trẻ diễn đạt đc mà mình gợi ý thêm hay không.

Bạn đừng chỉ hỏi hay chỉ quan tâm được bao nhiêu: ăn bao nhiêu, mấy điểm...

Đứa trẻ giờ nghèo cảm nhận một phần do ta không giúp con cảm nhận, hãy hỏi, và hỏi em nhé.

Hiền và các bạn có bình luận gì chỗ này không? Hiểu tầm quan trọng chỗ này chứ nè? 

 

Hiền: vâng ạ, bé nhà e cũng chỉ hay gật đầu với lắc khi hỏi những câu cảm nhận ạ. Từ ngày vào nhóm em cũng ko ép bé uống sữa nữa, hôm nào bé đồng ý uống thì mới đưa. Tuy nhiên mẹ vẫn muốn con uống hết sữa nên vẫn còn giục em nhiều, mà chưa hỏi cảm nhận của con như thế nào ạ

 

Nhưng nếu những lúc bé nghịch đổ sữa rồi lấy tay xoa rồi cho lên miệng mút như vậy mà em giải thích răng việc làm như vậy sẽ làm cho con nhiều con vi khuẩn vào bụng của con, làm con đau bụng, nhưng con ko đồng ý vẫn tiếp tục làm thì em phải làm thế nào hả BK, nhất là khi mẹ bận ko có nhiều thời gian để giải thích cho con hoặc ở những chỗ nhà ng khác như mẹ  Nhung nguyễn cũng hỏi ạ

 

Bố Ken

1/ Hãy cho con nghịch, đổ nước, vầy nước, thỏa mãn sở thích của con như BK đã hướng dẫn, tạo môi trường cho con.

 2/ Hãy hỏi thông qua nhiều tình huống dễ rồi con hiểu đc mẹ nghe con thì sang tình huống khó mới ổn, xem như việc kia tạm chấp nhận.

 Em hiểu ý chưa? Nếu rồi thực hành 1 tuần chia sẻ lại cho BK, ok chứ em

 

Hiền: vâng ạ. Như vậy mẹ cần tạo môi trường cho con để con được thoả mãn sở thích, đồng hành cùng con, hỏi cảm nhận của con trong nhiều tình huống để xây dựng niềm tin của con với mẹ, rằng mẹ luôn tôn trọng con, nghe con, thì dần dần con mới nghe lời mẹ được phải ko ạ, chứ ko thể 1 sớm 1 chiều mẹ giải thích là con nghe luôn ạ.

 

Bố Ken: Đúng rồi em à. Con cảm thấy mẹ cho con chơi thứ mình thích, thậm chí mẹ còn tạo ra cái môi trường như găng tay để nghịch nước, con cảm thấy mẹ hiểu con, con cảm thấy mẹ nghe con, con tin tưởng chúng ta, và chúng ta nói con sẽ nghe, nhớ: Hãy nói hợp lý, hãy nói KHÔNG hợp lý nhé, đừng vội vàng e nha

 

Hiền: vâng ạ. Cảm ơn BK nhiều ạ. Có lẽ do bme áp đặt cho con quá nhiều mà ko hỏi ý kiến của con, nên con rất hay nói từ không ạ

 20240401_dbEU3aC0.png

Bố Ken: Ok em. Em hiểu được rồi, sửa đúng thứ ấy đi, rồi sẽ ổn lại e nhé.

 Ngoài ra em thấy avatar Zalo em hơi tối không? 

 

Hiền: vâng ạ. E sẽ sửa dần ạ. Ảnh avatar từ hồi còn sinh viên e chưa thay ạ. Em cũng ngại thay ảnh, anh ko bảo e cũng ko để ý ạ

 

Bố Ken: 

Nếu hàng ngày mắt em, tâm trí em không đưa vào avatar của mình thì không sao

Nếu có đưa vào thì nên đổi. 

 Hãy để mắt em đc ngắm nhìn những thứ đẹp, dịu... hãy cảm nhận về điều này và sửa sang, lọc lại.... nó là việc dọn dẹp, tu sửa về hình tướng nhưng thực ra là cũng trong tâm thức mình em à. 

 Cứ thử xem, em nha.

 

Hiền: vâng ạ. Em cũng ko phải nhìn vào avatar nên ko để ý nó tối ạ. Cảm ơn BK đã chia sẻ ạ. Em cũng đã thay lại avatar tươi sáng hơn, để tâm mình cũng bắt đầu có sự thay đổi ạ

 

Bố Ken: Ok, tốt em à, trông tươi tắn hẳn đấy. 

BK chờ những chia sẻ sau khi thực hành RỐT RÁO của em.

 

Hiền: dạ. Em cũng rất háo hức để thực hiện những điều đã học đc từ BK và mong chờ đc trái ngọt như 1 số mẹ đã chia sẻ ạ để làm động lực ạ

 

Bố Ken: Ok Hiền à

@All Hi các bạn,

Các bạn cảm thấy thế nào trong cuộc hội thoại của BK và Hiền? Có chạm đến chỗ nào của mình không? 

Có bài học, câu chữ nào mình thấy như nhắc nhở mình, đáng lưu ý, đáng thực hành không? Chia sẻ xong BK sẽ xem và hỗ trợ bạn thực hành nhé

 

23h rồi, H nhắn xong, các bạn thành viên cũng miệt mài chia sẻ những bài học, những ghi chú, những lưu ý…

 

Một tuần sau Hiền nhắn: 


“Chào BK và các bạn,

Em đã gửi lời xin lỗi đến bố nhưng chắc vừa rồi bố mới đọc tin nhắn nên hôm qua mới gọi lại. Em thấy bố rất vui, bố hỏi tại sao lại xin lỗi bố, thấy hối hận rồi hả…. Nhà e cũng có 1 bé gái, con cũng rất quấn bố. Bố bảo có thấy bố nó giống ông ngoại ngày xưa ko😊. Đúng là sinh con ra mới hiểu lòng cha mẹ ạ. E thấy thật có lỗi khi giận dỗi hay ko nghe lời bố mẹ như vậy. Nhìn trong ánh mắt của bố em thấy đc niềm vui của bố rất nhiều, cả cuộc nói chuyện cứ thấy cười suốt thôi. Em cũng cảm thấy vui và nhẹ lòng hơn. Cảm ơn BK đã truyền động lực cho em để gửi lời xin lỗi đến bố ạ!

Em thực sự đã thấy nhẹ lòng, thư thái khi nói ra đc lời xin lỗi đến bố, cái mà bao nhiêu năm qua mình vẫn luôn canh cánh ở trong lòng, muốn nói ra mà chưa thể làm đc. Và như BK nói: "Bạn thay đổi thế giới quanh bạn tự ắt thay đổi". Em bé nhà em dạo này cũng  hay nói lắm ạ, nói nhiều câu dài hơn trước, có những câu tình cảm hơn, đi học lại ko khóc nhè nữa, ăn tốt chủ động. Bà nội bảo là sao dạo này chị ngoan thế nhở😄

 

Một lần nữa cảm ơn BK rất nhiều ạ!”


Bạn thân mến, 

Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!

 

Hẹn bạn ở bài Coach số 10 của khóa 01 nhé, tất nhiên:

-   Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)

 -   Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.

 

Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời

Nguyen Dinh Hieu 

678223999 -  VPBank

Nội dung: Cam on cac bai coaching

 

Thân gửi 

Bố Ken ✍️

 

20241003_J6rQQ78e.png
Sao chép thành công mã giảm giá