Coaching cho mẹ với tình huống bé 27m+ không chịu ăn, mẹ khủng hoảng trầm trọng

Bạn thân mến,

Đây là bài coaching số 8 trong nhóm “2019, 2020, 2021 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

Sáng hôm ấy, bạn nhắn cho Bố Ken rất dài, mình hiểu được bạn đã stress lắm rồi, nên hẹn em 20h30 vào nhóm để coach.

 

Đúng 20h30 tối, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:

20240205_rHlExteA.png

Bố Ken ( BK)Chia sẽ câu chuyện của Liên.

 

Ms Lien ( ML): Em đang gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống của con ạ! Bạn nhà em rất còi. Sinh được 2kg7. Hiện tại con được 10kg cao 82cm. Đây là vấn đề mà em rất lo lắng trong suốt 1 thời gian dài (hơn 1 năm). Mà em không tìm được cách giải quyết. Em thật sự mong Bố Ken có thể giúp đỡ em trong vấn đề này ạ. Em xin phép được gửi Bố Ken chi phí tham gia nhóm. Em cảm ơn bố Ken nhiều ạ. 

Em xin chia sẻ về tình huống ăn uống của con. 

 

1. Con ăn tối lúc 6h30 - 7h cùng cả nhà. Con ngồi ghế ăn riêng. Trước đây con chịu tự xúc ăn. Tuy nhiên cũng ăn không nhiều. Sau đó thì mẹ hỗ trợ bón nốt. Gần đây con không chịu xúc nữa. Mà ngay từ đầu đã nhờ mẹ bón. Mẹ không bón thì con cũng không chịu ăn. Khi mẹ bón thì đòi vừa ăn vừa chơi đồ chơi. 

 

2. Trong bữa ăn mà bố mẹ hay ông bà giục con ăn đi. Hay bảo con ăn thế này thế kia. Là con sẽ dỗi, xị mặt. Nếu nói to tiếng thì con khóc, ném đồ ăn.

 

3. Thỉnh thoảng con vừa ăn vừa chơi. Khi chán hoặc no con không bảo mẹ con no rồi mà thể hiện bằng cách nhè ra. Có lần còn nhổ phì vào người mẹ. Cái này em cũng dặn con nhiều lần. Nhưng vẫn chưa khác.

 

BK: Ok em có 1 bé thôi nhỉ?
 

ML: Vâng em mới có 1 bé ạ.
 

BK: Có một vấn đề em muốn chia sẻ thêm em chưa ghi vào nội dung đăng kí. Do công việc của em rất bận em thường về muộn nên 1 tuần có bà sẽ cho ăn. Hôm nào em về sớm thì e mới cho ăn được. Và ngày em về muộn cũng không cố định.

Em bổ sung thêm thông tin này @Ms Lien Graphic Designer  nhỉ
Chiều nay Bố Ken chia sẻ 1 bài nói về tầm quan trọng của việc HỌC QUA ĂN. @Ms Lien Graphic Designer  Liên đọc rồi em nhỉ? Bài này: 
Em chia sẻ lại tất cả những việc mình đã cố gắng để thay đổi Bố Ken xem nhé?
 

ML: Dạo gần đây em gần như không làm gì để thay đổi. Em cảm giác bất lực và em chiều theo con. Con đòi chơi đồ chơi em sẽ cho chơi để ăn. Trước đây bạn nhà em theo Easy rất tốt. 6 tháng em ở nhà là con có giờ giấc sinh hoạt nề nếp. Sau khi đi làm thì như em chia sẻ ở trên. Công việc em thất thường lúc về sớm lúc về muộn. Khi thì em cho ăn khi thì bà cho ăn. Em cho ăn thô còn bà sẽ cho ăn cháo. Em cho con ăn các món riêng. Còn bà sẽ trộn tất cả với nhau. Bạn nhà em hơn 1 năm nay đều ăn tốt theo kiểu như vậy. Không nhất quán. Và em cũng có chia sẻ với Bố Ken là em đã quyết định nghỉ việc. Sắp tới em sẽ làm một công việc mà giờ giấc ổn định hơn. Có thể dành thời gian cho con nhiều hơn Bố Ken ạ.
 

Em đã đưa con đi khám viện dinh dưỡng lúc con 10 tháng. Có xét nghiệm vi chất thì con không thiếu chất. Bác sĩ có kê vitamin, kích thích ăn ngon. Em theo bác sĩ được 5 tháng nhưng tình hình cân nặng chiều cao của con không cải thiện nhiều. Khoảng 15 tháng thì em có cho đi khám viện nhi trung ương. Bác sĩ cũng kê sữa khác, kê ăn ngon nhưng vẫn vậy Bố Ken ạ . Giờ con 26 tháng nhưng cao và cân nặng đều dưới -2sd. Em và chồng cũng không quá cao. Em biết điều đó, nhưng căn bản con ăn uống cũng kém, cũng không ăn được nhiều, cũng không vui vẻ trong bữa ăn. Em thật sự lo lắng vì tình trạng kéo dài cũng quá lâu rồi.
 

BK: Ok rồi Liên. 

Tốt em, giờ tình trạng đến mức này, công việc cũ của em như kia thì quyết định nghỉ việc, chuyển việc là điều bắt buộc em à.

Em cảm nhận kỹ hơn nhé: Em có thấy con cảm nhận được nỗi lo của em và sử dụng nó như một cách thức để em theo ý của con không?
 

ML: Có Bố Ken ạ. Trước đây nếu con khóc đòi vừa ăn vừa chơi thường em sẽ không đồng ý. Em nghiêm khắc với con thì con ổn hơn, nhưng một vài hôm con ổn rồi bà cho ăn, bà cho chơi thì lại đâu vào đó. Nó cứ lặp lại như vậy Bố Ken ạ, cho đến thời gian gần đây, em gần như buông và chiều theo con thì tình hình càng nghiêm trọng hơn. Con chơi và chỉ ăn vài miếng là đòi ra không ăn nữa.
 

BK: Ok em à. Bố Ken hiểu.
Thỉnh thoảng con vừa ăn vừa chơi. Khi chán hoặc no con không bảo mẹ con no rồi mà thể hiện bằng cách nhè ra. Có lần còn nhổ phì vào người mẹ. Cái này em cũng dặn con nhiều lần. Nhưng vẫn chưa khác."

Đến mức thế này, Bố Ken hiểu được em đã lo lắng, kiên nhẫn với con thế nào, nỗi lo ấy xâm chiếm lên em và nhiều khi em đánh mất chính mình, em để nỗi lo ấy dẫn dắt em chứ không phải em làm chủ được nỗi lo nữa, đứa trẻ rất nhạy cảm, con sẽ biết được điều này và bám vào đó để điều khiển em.
Bố Ken hỏi em điều này: 

Con chơi, vận động có tốt không em? Kiểu trạng thái tinh thần có tươi vui không, có nhanh nhẹn không? có nhiều hoạt động không? 

Con còi so với tiêu chuẩn của viện dinh dưỡng nên em có những áp lực, ngoài ra em có áp lực từ người ngoài không? do em tự tạo hoặc là do mọi người thực sự nói?
 

20240205_qAEgwnZX.png

ML: Em là một người rất kiên nhẫn với con. Em chưa bao giờ đánh con từ bé tới giờ. Để con như bây giờ em biết không phải lỗi do con. Do em chưa có nhiều thời gian cho con. Em cũng không trách bà vì bà cũng làm hết sức bà có thể rồi. Đó là lý do em nghỉ việc để làm một công việc có thời gian hơn. Trước đây em cũng có đọc sách cũng tìm hiểu cho con. Nhưng bây giờ em đang cảm thấy mình không được tỉnh táo để tự mình làm điều đó nữa. Nên em mong muốn Bố Ken có thể giúp em vượt qua được điều này ạ. 
Con chơi và vận động tốt ạ. Bạn nhà em nhanh nhẹn thích vận động. Em không có áp lực từ người thân. Nhưng đưa con đi chơi nhiều người lạ hỏi con mấy tháng còi thế thì em áp lực ạ. Và áp lực đến từ em là chính. Em hiểu được con mạnh khoẻ không ốm đau là được. Nhưng em cũng hi vọng con ăn uống tốt hơn. Vui vẻ hơn sau đó có lên cân và cao hơn thì tính sau ạ.
 

BK: Em sợ con nhỏ rồi dễ ốm đúng không?
 

ML: Vâng em sợ con dễ ốm. Bạn nhà em lại là con trai nữa. Em cũng sợ con thiệt thòi sau này. Nhiều lúc em còn tiêu cực đến mức. Nghĩ không biết liệu con có bị thiếu hoocmon tăng trưởng hay không nữa?
 

BK: Đấy, nỗi lo lắng của em đã đến mức như thế này. 

Chăm một người bệnh thì ta biết về bệnh, ta chấp nhận căn bệnh, ta tận tụy với họ, như thế dù kết quả ra sao ta cũng cần biết mà chấp nhận, gặp phải người lo lắng thì trong quá trình chăm cứ lo họ có chết không, suy nghĩ đủ các thứ.... 

Bố Ken nói điều này để em hiểu rằng: các cách thức bên ngoài nó sẽ có ích cho một số tình huống, nó vẫn có thể có ích cho con em, nhưng vấn đề của em liên quan sâu sắc đến bên trong, NỖI LO LẮNG của em, và việc cần làm là thấu hiểu nỗi lo lắng này đến từ đâu, làm thế nào để làm chủ nó, làm thế nào để buông được nó, làm thế nào để nó không nhấn chìm mình, nó đang nhấn chìm và khiến em kiệt quệ đấy.
 

20240205_lxn8P7Xq.png

ML: Vâng. Đó cũng là lý do em không dùng cách tự mình đi như trước đây nữa. Vì em cảm thấy em cần có người giúp em.
 

BK:Lo lắng thái quá là một căn bệnh, và chăm con trong trạng thái mình bị bệnh thì nguồn năng lượng đi theo đó cũng không được lành, em hiểu chứ. 

Hãy cùng chữa căn bệnh này trong em trước. Chúng ta bắt đầu điểm lại một số góc nhìn cần thiết, giúp em buông một số nỗi lo thừa thãi nhé?

 

ML: Vâng em hiểu ạ. Vì nhiều người lạ nói con còi. Nên đã có lần em không dám nói thật tuổi của con luôn ạ.
 

BK: 
1/ Người lạ không ảnh hưởng tới cuộc đời của em, của con em, họ không thể giúp ích được gì cả, đúng chứ em? 

 - Nếu họ vô duyên, họ phán xét trong quá trình hỏi thì em có thể trả lời hay làm gì? 

 - Nếu họ hỏi chỉ là một sự quan tâm bình thường, không có ẩn ý bên trong thì em có thể trả lời hay gì?
 

ML
Nếu họ vô duyên phán xét thì em có thể không trả lời những câu hỏi đó.

- Nếu họ quan tâm bình thường thì em có thể trả lời bình thường ạ.
 

BK:Ok tốt em, nhớ điều này, cũng là một cơ hội tôi luyện tâm mình, em nhé.
Khi em quán chiếu và làm được như thế, em đỡ đi một phần áp lực, và lo lắng rồi, em làm chủ được một phần nào rồi.
 

ML:Vâng ạ
 

BK
2/ Buông nỗi lo này nữa em nhé: 

Tâm bệnh nó nặng gấp trăm lần thân bệnh

Tâm khỏe, tinh thần khỏe, vui thì thậm chí kéo theo thân vui, thân khỏe, ăn uống ngon. Vậy ta tạm thời buông hi vọng con ăn tốt, ta vun vén cho tâm trước, gốc rễ trước. 

Hãy cho con uống nụ cười, uống niềm vui, uống tình yêu của em mỗi ngày

Thay vì chỉ uống sữa, cơm hay uống nỗi lo của em. 

Em hiểu được ẩn ý Bố Ken nói chứ?
 

ML:Em hiểu ý Bố Ken 
 

BK: Lát nữa em gửi cho Bố Ken kế hoạch tương tác mỗi ngày để chăm sóc đời sống tinh thần cho con: về khung thời gian, về đồ chơi, về sách, về các hoạt động khác, Bố Ken sẽ xem và bổ sung thêm gì, điều chỉnh gì không nhé. Mỗi một tình huống cần đồng hành khá lâu thì mới thoát hết được vấn đề, Bố Ken dành thời gian, em kiên trì chia sẻ lại nhé.
2. Trong bữa ăn mà bố mẹ hay ông bà giục con ăn đi. Hay bảo con ăn thế này thế kia. Là con sẽ dỗi, xị mặt. Nếu nói to tiếng thì con khóc, ném đồ ăn.

=> Tạm thời nhắc mình, bố và ông bà không hối nữa, hãy tập trung việc kia, chấp nhận chậm giai đoạn này, khi con vui, con tin tưởng chúng ta thì chúng ta có cách nói chuyện sau, được chứ em?
 

ML: Dạ được. Lát em sẽ gửi lại Bố Ken kế hoạch ạ
 

BK
1. Con ăn tối lúc 6h30 - 7h cùng cả nhà. Con ngồi ghế ăn riêng. Trước đây con chịu tự xúc ăn. Tuy nhiên cũng ăn k nhiều. Sau đó thì mẹ hỗ trợ bón nốt. Gần đây con không chịu xúc nữa. Mà ngay từ đầu đã nhờ mẹ bón. Mẹ không bón thì con cũng không chịu ăn. Khi mẹ bón thì đòi vừa ăn vừa chơi đồ chơi. 

 

=> Em có thể tạm thời duy trí bón, nhưng chỉ một thời gian nữa khi em cảm thấy tinh thần con ổn, mẹ con nói chuyện và chơi vui em nên: 

 - Cất các đồ ăn khác trong nhà, trong tủ lạnh, không cần tỏ thái độ căng đâu, nhưng trước khi ăn em nên hỏi để đưa con về trạng thái HIỂU giờ là giờ ăn cơm, rồi không ăn em sẽ nhất quán cất bát, không đút nữa. . . Em đã nói Yes với con nhiều lần, con hiểu, con tin tưởng, và con cũng cần tin tưởng vào NO của mẹ, hãy nhất quán. 

 - Em đọc một số đầu sách cho con vui, lấn tới là sách bé tự lập, tự đánh răng... này em nhắn anh chọn sách cho 

Chỗ này em hiểu được đúng không?

@Ms Lien Graphic Designer : Sóc cầm đũa, thìa, dĩa tốt chưa em?
 

20240205_dcMeMetz.png

ML: Em hiểu ạ . Sóc cầm thìa tốt ạ. Con chưa cầm được đũa Bố Ken ạ
 

BK: Ok em sử dụng các giáo cụ, tăng vận động tinh cho Sóc nhé. Bố Ken có hướng dẫn các bạn một số trò, lát em cứ liệt kê kế hoạch nếu Bố Ken thấy bổ sung gì sẽ nhắn em thêm.
 

ML:Vâng ạ.
 

BK3.Thỉnh thoảng con vừa ăn vừa chơi. Khi chán hoặc no con không bảo mẹ con no rồi mà thể hiện bằng cách nhè ra. Có lần còn nhổ phì vào người mẹ. Cái này em cũng dặn con nhiều lần. Nhưng vẫn chưa khác."

=> Hãy lắng nghe, cảm nhận no, đói của con và hỏi trước khi con muốn nhè ra. 

Song song em vun đắp cho tinh thần, em không lo lắng nữa thì chuyện này cũng không xảy ra nữa đâu em yên tâm.
Ok giờ em thấy thế nào rồi
 

ML: Em thấy ổn hơn một chút. Nhưng mới một chút thôi ạ.
 

BKOk em à. Bố Ken hiểu, vì trong em còn lo lắng nhiều, em cũng rất yêu con. 

Em liệt kê ra xong nghỉ ngơi nhé, mai Bố Ken sẽ xem lại cho.
 

ML: Em thấy mới được khoảng 2/10 ạ. Vâng ạ
 

BKBố Ken đọc chia sẻ của em, Bố Ken biết em có cả núi lo trong đó, 2/10 đã là tốt lắm rồi, có người lo đến mức bấn loạn, không nghe nổi cơ em.
Chắc hẳn Ba Mẹ nào cũng từng rơi nước mắt khi nhìn thấy con chào đời, tuy nhiên ngay sau đó vì chiều mọi người xung quanh mà bỏ đi mục tiêu nuôi con của mình là gì. Lo lắng con nhẹ cân, thấp còi, chậm nói hoặc không thông minh. Rồi những điều này khiến bản thân mình lo lắng, kết quả là: Cả quá trình nuôi dạy con diễn ra dưới vô vàn áp lực, chính điều đó mà khi con cười ta không thấy đẹp nữa....

20240205_TqY96xVL.png

Học ăn, học nói, học gói, học mở, mỗi em bé có thể nguyên nhân khác nhau mà biếng ăn, thiếu trân trọng... chỗ Liên thực sự sâu xa liên quan nỗi lo lắng bản thân, một số bạn thì đơn giản chỉ là thói quen ta tạo ra.... 

Vậy từ việc xây cho mình một tâm thế vững vàng, từ việc hiểu vai trò của học qua ăn uống, ta cùng cố gắng giúp con TỰ THẤY NGON, TỰ THẤY NO ĐỦ... các bạn nhé. 
 

MLEm gửi Bố Ken danh sách kế hoạch của em

1. Sắp xếp công việc để cố định về trước 7h tối và chủ động cho con ăn. Chứ không phải như hiện tại. Hôm thì mẹ hôm thì bà. Có những hôm 9-10h tối em mới về đến nhà. 

2. Sau khi cho con ăn em thường chơi đồ chơi cùng con ( đồ chơi bác sĩ, xếp hình, lego…. ) cái này cũng không cố định. Nếu mẹ về muộn thì sẽ cắt cái này. Nên nếu em sắp xếp được công việc  về sớm ở số 1 thì việc cho con chơi thường xuyên hơn cũng sẽ được cải thiện. 

3. Sau khi chơi thì bạn nhà em sẽ uống sữa lúc 8h30. Đánh răng và lên giường đọc sách đến khoảng 9h30 thì ngủ. Cái này thì em cũng duy trì được khá lâu như vậy rồi. Con rất thích nghe mẹ đọc sách. 

4. Cuối tuần em đưa con đi chơi 1 buổi vào chủ nhật. Nhưng em sẽ cố gắng tăng thời gian đưa con ra ngoài vào cuối tuần nhiều hơn. Khi mà công việc của em bớt đi. 

Em cảm ơn Bố Ken đã cho em cơ hội được chia sẻ, cảm ơn Bố Ken đã lắng nghe em.
 

BK: Ok Liên à. Kế hoạch của em khi nào nghỉ việc nhỉ? 

- Em duy trì đọc sách cho con, nên em nhé. Thỉnh thoảng em mua thêm truyện. 

 - Đồ chơi vận động tinh nếu chưa nhiều em bổ sung tối thiểu hạt kẹp gỗ rồi chơi cùng con nhé. 

 - Sau khi nghỉ việc nên dành thời gian đón con đi học về, đưa con đi chợ, chỉ cho con tên rau, hoa quả, các con vật,... con sẽ thích em à.

20240205_KiLn5s5s.png

ML: Dạ em hết tháng này. Nhưng từ giờ đến hết tháng thì em không bận nhiều ạ. Ngoài ra về lịch sinh hoạt ăn uống của con em có cần thay đổi hay lưu ý gì không ạ?
 

BKNhư Bố Ken nói: tập trung cho con ăn món ăn tinh thần trước em nhé, đó là cái ăn quan trọng.
 

ML: Vâng

 

23h30 rồi, ML nhắn xong, các bạn thành viên cũng miệt mài chia sẻ những bài học, những ghi chú, những lưu ý. Và như thường lệ, ngay hôm sau các bạn đã mang thực hành, vài ngày sau có nhiều kết quả rất tốt, gồm cả ML, bạn hiểu về chính bạn, bạn chữa lành cho chính bạn, và con đã hợp tác, lắng nghe chia sẻ của bạn bạn nhé: 

 

3 ngày sau, ML nhắn:

Em chưa bao giờ được ai hướng dẫn, bóc tách sâu như thế. Mỗi câu hỏi của em Bố Ken đều bóc tách một cách rất chút tâm. Em cảm nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và nhiều hơn thế nữa ở bố Ken. Trước khi biết đến bố Ken em đã rất loay hoay. Em đưa con đi khám dinh dưỡng hết viện nọ viện kia. Từ viện dinh dưỡng quốc gia, đến Nhi Trung ương, rồi đi tiêm cho con ở melatec em cũng khám, xét nghiệm sữa mẹ.... Không biết là đã tốn bao nhiêu tiền nữa rồi. Nhưng em đảm bảo là nó hơn số tiền mà em tham giá nhóm của Bố Ken rất rất nhiều. Kết cục là em vẫn lo lắng, vẫn căng thẳng con vẫn còi, ăn uống vẫn kém. Từ khi được bố Ken hướng dẫn. Em nhận ra vấn đề của em là ở đâu. Sau khi bố Ken bóc tách. Em cũng đã có chia sẻ việc đầu tiên của em là em đã giảm nỗi lo của em xuống. Sau đó cùng chơi với con, chậm lại với con, lắng nghe con. Em cảm nhận bản thân em thay đổi, và con cũng tốt lên. Cảm ơn bố Ken rất nhiều ạ.


Bạn thân mến, 

Mặc dù bạn biết đến hay tham gia trễ hơn mọi người, nhưng Bố Ken và team hỗ trợ đã copy toàn bộ nội dung cuộc hội thoại để bạn không bị bỏ lỡ chút nào, mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA. Bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!

 

Hẹn bạn ở bài Coach số 09 của khóa 01 nhé, tất nhiên:

 -   Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)

 -   Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.

 

Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời

Nguyen Dinh Hieu 

678223999 -  VPBank

Nội dung: Cam on cac bai coaching

 

Thân gửi 

Bố Ken ✍️

 

20241003_J6rQQ78e.png

 

Sao chép thành công mã giảm giá