Coaching cho mẹ với tình huống bé 26m+ thích xem tivi, nói không nghe và giãy đành đạch

Bạn thân mến,

Đây là bài coaching số 7 trong nhóm “2019, 2020, 2021 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.

Hoài cập nhật tình huống từ tuần trước, Bố Ken biết nhưng khá bận nên hẹn tuần tới bóc tách, hôm nay cũng là thứ 3, như hàng tuần, mình đọc và hẹn em 20h30 vào nhóm để tháo gỡ:

 

Đúng 20h30 tối, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:

20240205_gSvReMcp.png

Bố Ken (BK)Bố Ken hỗ trợ em luôn nhé
 

Hoài Vũ ( HV)Xin chào Bố Ken và các mẹ. Em xin chia sẻ câu chuyện nhà em ạ.

Buổi tối con xem tivi chương trình thiếu nhi. Đến gần 9h em bảo bé : Con ơi, đến giờ uống sữa để đi ngủ rồi nè, con tắt tivi đi để mình đi uống sữa nhé? Con không nói gì vẫn xem tiếp.

Em nhớ lại cách tương tác Bố Ken hướng dẫn, em cúi xuống ngang tầm con và bảo: Sữa ơi con thích xem ba con gấu à, mẹ cũng thích xem, ngày mai 2 mẹ con mình cùng xem tiếp nhé? Giờ con tắt tivi 2 mẹ con mình đi uống sữa rồi học Kidsup nữa nhé. Giờ con tự tắt hay để mẹ tắt giúp con? Em nhắc đi nhắc lại 3,4 lần, có hôm 5 lần thì bé cũng đồng ý tự tắt tivi đi vào phòng. Như trước đây là em chỉ bảo con tắt tivi đi uống sữa/đi ngủ/đi học bài. Em chỉ nói 2, 3 lần con vẫn không tắt là em sẽ tự tắt khi đó con giãy ra khóc lóc rất lâu ạ. Con thường thích tự tắt hơn là mẹ tắt.

 

Đúng là khi mẹ lắng nghe và chậm lại, kiên nhẫn chờ con thì con cũng sẽ nghe hơn. Mẹ vui con vui ạ. Em cảm ơn Bố Ken và các mẹ

 

Nhưng có điều này em vẫn chưa thuyết phục để con chịu nghe. Đó là khi tắt tivi là con nhất định đòi ôm điều khiển cho đên lúc đi ngủ luôn chứ ko chịu cất điều khiển. Bé mang vào phòng kể cả lúc mẹ bế đi đánh răng/đi vệ sinh rửa đít con cũng nhất quyết cầm điều khiển theo. Mặc cho mẹ có nói thuyết phục con cỡ nào con cũng không chịu bỏ ra. Như trước đây là có thể em thu luôn điều khiển không cho con cầm con khóc giận dữ rất lâu. Nhưng từ khi vào nhóm em không thu điều khiển của con nữa. Bé thích cầm đồ chơi /điều khiển khi đi ngủ em cũng vui vẻ đồng ý. Đến khi con ngủ say thì em để đồ của con lại 1 góc giường. Và sáng mai con vừa tỉnh giấc con đã vội vàng đòi điều khiển/đồ chơi luôn rồi ạ. Em mong được Bố Ken và các mẹ tư vấn thêm phần này ạ
Ngoài ra, việc tắt tivi thì con mới chỉ chịu nghe mẹ buổi tối, chứ buổi sáng dậy con rất hay mè nheo, và không chịu tắt tivi ạ. Em sẽ cố gắng hơn ạ. Em không biết làm sao để buổi sáng con thức dậy vui vẻ và đi học không khóc nữa ạ.
 

BKOk em à, việc tắt tivi em hiểu và ứng dụng được một phần cách thức Bố Ken chia sẻ ở các bài trước, tuy nhiên cần chậm hơn, lắng nghe nhiều hơn nữa, và để con được nói ra nhiều hơn nữa, ví dụ:  Sữa ơi con thích xem ba con gấu à? con thích xem ba con gấu đúng không? thế ngày mai con muốn xem tiếp không?…. chờ con trả lời thông qua ngôn từ, cử chỉ trước rồi hỏi tiếp. Em hiểu ý chứ? 

 

HV: Dạ Bố Ken, em hiểu ý rồi ạh

 

BK: Nhưng có điều này em vẫn chưa thuyết phục để con chịu nghe. Đó là khi tắt tivi là con nhất định đòi ôm điều khiển cho đến lúc đi ngủ luôn chứ không chịu cất điều khiển. Bé mang vào phòng kể cả lúc mẹ bế đi đánh răng/đi vệ sinh rửa đít con cũng nhất quyết cầm điều khiển theo. Mặc cho mẹ có nói thuyết phục con cỡ nào con cũng ko chịu bỏ ra. Như trước đây là có thể e thu luôn điều khiển ko cho con cầm con khóc giận dữ rất lâu. Nhưng từ khi vào nhóm e ko thu điều khiển của con nữa. Bé thích cầm đô chơi /điều khiển khi đi ngủ em cũng vui vẻ đồng ý. Đến khi con ngủ say thì em để đồ của con lại 1 góc giường. Và sáng mai con vừa tỉnh giấc con đã vội vàng đòi điều khiển/đồ chơi luôn rồi ạ. Em mong được Bố Ken và các mẹ tư vấn thêm phần này ạ

 

Bố Ken bóc tách đoạn này, cụ thể là câu dưới: 

 

Đến khi con ngủ say thì em để đồ của con lại 1 góc giường

=> Em làm điều này có thông báo cho con không?
HV: Dạ trước khi con ngủ em có nói con là: Giờ mẹ con mình đi ngủ, mẹ cất điều khiển/đồ chơi lại bàn nhé. Nhưng con không chịu. Còn khi con ngủ rồi, em thu đồ lại thì em cũng  không thông báo với con anh ạ
 

BKSở thích của Hoài là gì em? Đồ em thích nhất là gì?
 

HV:Sở thích của em là đi chơi, mua sắm ạ. Còn đồ em thích nhất thì hiện tại em cũng không nghĩ ra anh ạ. Có thể với em có nhiều đồ có giá trị và tầm quan trọng như nhau ạ.
 

BKOk em là người lớn, tự chủ, em có nhiều thứ, và ngay cả thế, khi ai đó không cho em theo sở thích nữa, em khó chịu không? Bố Ken hỏi thật?
 

HV: Em có khó chịu và không vui khi ai đó không cho em theo ăn/làm/chơi theo sở thích ạ
 

BK: Ok em có câu trả lời chưa? Theo em nên thế nào?
 

HV:Dạ em hiểu rồi ạ. Ai cũng có những sở thích riêng của mình. Và con cũng vậy. Mẹ nên tôn trọng những sở thích của con. 

Nhưn có điều này em vẫn hơi băn khoăn. Là con có sở thích là đi đâu cũng muốn cầm ít nhất 1 món đồ yêu thích đi theo kể cả đi học/đi chơi. Cũng có vài lần em đồng ý cho bé cầm đồ chơi/ảnh/điều khiển lên lớp học. Và khi bé cầm đồ lên thì bé cứ giữ lấy đồ và không tập trung để học và chơi với các bạn được ạ.

Nên em phân vân có nên đồng ý tất cả các sở thích của con hay không ạ.
 

BKOk Bố Ken hiểu, ngày xưa bé em có xé sách không? Em có cho xé sách không hay cấm
 

HV: Dạ ngày bé em không xé sách ạ. Em rất giữ gìn sách vì nhà em không có điều kiện.
 

BKTức là bé em không cắn hay xé sách chút nào à em?
 

HV: Vâng ạ. Trong ký ức của em là không có xé sách ạ còn lúc em nhỏ hơn 4 tuổi thì em cũng không có nhiều ký ức anh ạ.
 

BK: Bố Ken đang hỏi con em cơ.
 

HV: Ôi em đọc nhầm ạ. Bé có xé sách anh ạ. Bé cũng xé khá nhiều ạ. Giờ thì bé đỡ xé hơn xíu ạ.
 

BKEm có cấm cản không?
 

HV: Khi con xé thì em cũng có nói bé sao con lại xé sách? Xé đi rồi lấy gì mà chơi mà học. Con đừng xé nữa. Nhưng đôi khi con vẫn xé. Và một số quyển thì em dùng băng dính dán lại ạ.
 

BK: Ok Hoài, có cái gì em đã thả phanh thực sự cho con trải nghiệm không? Và sau đó con không tiếp tục nữa?
 

HV: Thả phanh thực sự trong 1 thời gian dài thì em cũng chưa để cho con làm anh ạ.
 

BK3 từ Bố Ken nhắn em và mọi người cần quan sát và ứng dụng là gì Hoài nhỉ?
 

HV: Dạ Bố Ken có nhắn 3 từ là

1. Môi trường

2. Sự tự do

3. Sự giúp đỡ
 

BKOk em à. Việc cầm điều khiển em lo/sợ gì mà lại không cho con cầm? Con cầm vì trong con đang nghĩ gì em biết không?
 

HVEm xin chia sẻ suy nghĩ thật của em.

Việc cầm điều khiển/đồ chơi em thấy trước hết nó là thói quen không tốt. Con hay bị phụ thuộc vào nó và không tập trung khi làm các việc khác. Khi con cầm điều khiển/loa con bật tắt liên tục chứ không để xem hoặc nghe cho hết, gần hết bài. Thêm nữa khi em bế con vào nhà tắm để vệ sinh cá nhân con mang đồ theo thì hay làm rơi, làm ướt. Sau đó con lăn ra khóc và dỗi, bắt đền mẹ rất lâu.

2. Theo em, con cầm vì trong con sợ mất, sợ mẹ/mọi người lấy mất, không cho con được thỏa mãn sở thích.
Em thực sự cũng không muốn cấm cản sở thích cầm đồ đó của con. Ví dụ  trong trường hợp đi ngủ, chơi ở nhà bé cầm thì e cũng đồng ý vui vẻ. Nhưng khi đi ra ngoài, hoặc khi đi tắm, đi vệ sinh bé cũng vẫn đòi cầm đồ theo. Lúc này em thực sự không biết phải làm thế nào. Em biết là bé chưa tin tưởng mẹ, mẹ chưa kết nối được và làm con đủ tin tưởng và nghe lời mẹ.
 

BKOk em à. Bố Ken biết nhưng cũng phải đi qua nhiều câu hỏi để em nói ra. 

Vì trong em hay sợ nên con sẽ có thiên hướng sợ như thế, em càng cất đi con càng sợ mất, càng sợ mất thì càng muốn giữ, thậm chí ám ảnh đến mức giữ trong giấc mơ... ngủ dậy là bật đi tìm.

Hoài à, Bố Ken không đồng ý cái gì con cũng cầm, cầm mọi lúc, nhưng khi em không trao cho con sự tin tưởng có những cái cho con cầm thoải mái, thế thì con hay sợ lắm...và thích cái gì sẽ giữ chặt lắm.

Bố Ken chưa nói cái khác, hãy nói về điều khiển: Em cho con cầm, thậm chí nhắc con cầm khi con quên,... khi em muốn cất thì bảo con, con muốn để đây hay để đây rồi sáng mai lấy... Vài hôm con sẽ ngưng, vì con đâu lo sợ nữa, con tin tưởng em không cất/không giấu đi, con cảm thấy yên tâm trong ngôi nhà, em hiểu được chứ.  Rồi một ngày con sẽ biết để đúng vị trí trong nhà mà không sợ mẹ cất. Được chứ em?
 

20240205_RImw7JKO.png

HV: Dạ em hiểu rồi Bố Ken ạ. Khi trong con đủ tin tưởng, con cầm đủ thì con sẽ không sợ mất, không sợ mẹ giấu, không cần phải luôn giữ bên mình nữa. 

Em muốn hỏi thêm là khi con cầm điều khiển thì con sẽ tự bật tivi xem rất nhiều, vậy trước mắt em vẫn sẽ để con thỏa thích xem sao ạ?
 

BKEm nhớ lại cách Bố Ken hướng dẫn em tương tác thế nào? 

Đọc chia sẻ của @Hương Trâm  hôm qua em rút ra được những bài học gì?
 

HVBố Ken hướng dẫn em là:

Trao cho con sự tin tưởng, thoải mái với những sở thích của con. Thậm chí nhắc con khi con quên, hỏi ý kiến của con... Khi con đủ tin tưởng, con chơi/xem, con cầm ĐỦ con sẽ tự NGƯNG.

Ngoài ra cũng luôn phải tạo thêm môi trường (đồ chơi, người chơi tương tác cùng con), Sự tự do và giúp đỡ con khi con cần trong lúc chơi. Khi con chơi đủ thì con cũng quên việc cầm đồ theo sở thích hay xem tivi.

 

Hành trình làm mẹ và nuôi con là một hành trình dài, mẹ không thể bắt một đứa trẻ nhỏ phải làm đúng tất cả mọi thứ mẹ cho là tốt. Mẹ cần hạ bớt mục tiêu xuống. Hãy KIÊN NHẪN, QUAN SÁT, LẮNG NGHE CON rồi mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Mục tiêu trước mắt của em là để con tự bỏ thói quen cầm các đồ mọi lúc mọi nơi. Rồi sau đó sẽ đến các mục tiêu khác về việc xem tivi, việc ăn uống....

20240205_KwSzLahB.png

Đấy cũng là những bài học em rút ra sau khi đọc được nhưng chia sẻ về trái ngọt của mẹ Hương ạ

Không biết em còn chỗ nào thiếu sót, nhờ Bố Ken hỗ trợ tư vấn giúp em ạ!


BKOk tạm thời thế, chúng ta xây niềm tin trong con từ NHIỀU VIỆC chứ không chỉ một việc. 

Em thực hành rồi nhớ chia sẻ lại, được chứ Hoài?

 

HV: Dạ vâng ạ. em cảm ơn Bố Ken và các mẹ trong nhóm đã khai sáng và cho em thêm động lực ạ.

 

23h30 rồi, Hv nhắn xong, các bạn thành viên cũng miệt mài chia sẻ những bài học, những ghi chú, những lưu ý. Và như thường lệ, ngay hôm sau các bạn đã mang thực hành, vài ngày sau có nhiều kết quả rất tốt, gồm cả HV, em bé đã hợp tác với mẹ, mọi thứ nhẹ nhàng hơn


Bạn thân mến, 

Mặc dù bạn biết đến hay tham gia trễ hơn mọi người, nhưng Bố Ken và team hỗ trợ đã copy toàn bộ nội dung cuộc hội thoại để bạn không bị bỏ lỡ chút nào, mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA. Bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!

 

Hẹn bạn ở bài Coach số 08 của khóa 01 nhé, tất nhiên:

 -   Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)

 -   Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.

 

Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời

Nguyen Dinh Hieu 

678223999 -  VPBank

Nội dung: Cam on cac bai coaching

 

Thân gửi 

Bố Ken ✍️

 

20241003_J6rQQ78e.png

 

Sao chép thành công mã giảm giá