Bạn thân mến,
Đây là bài Bố Ken coach riêng cho một bạn, các bài này được lưu hành nội bộ tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã nhắn bạn chia sẻ để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ cho mọi người cùng đọc thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Đầu tuần H nhắn cho Bố Ken, tuy nhiên Bố Ken bận quá, 2 hôm sau thấy H nhắn tiếp, BK bảo em cứ nhắn rồi cuối tuần Bố Ken hỗ trợ nhé, cuối tuần, sau khi gọn các công việc, mình mở bản nhạc nhẹ như mỗi lần, rồi nhắn lại H, H hỏi:
H: Anh ơi, nhà em có hai bé một bé 4,5 tuổi và một bé ba tuổi, cả trai và gái ạ, anh cho em xin đầu sách phù hợp với độ tuổi con được không ạ?
Bố Ken (BK): ừ em, em gặp nhiều khó khăn không? Nói qua anh nghe coi phương án nhé
H: Dạ, hai bạn lớn nhà em khá ổn anh ạ. Có chị gái thì ăn uống không tập trung, đợt này hay mè nheo, còn khó nhất đang là em nhỏ ba tuổi anh ạ, vì sinh non và em út nên cũng được chiều chuộng hơn.
Con tên là Ngô ạ. Ngô sinh 2020, tuổi chuột, khá tinh nghịch, thông minh học lỏm nhanh, rất thích nghịch nước, lần nào đánh răng cũng nghịch nước ướt quần áo xong lại muốn thay quần áo ạ. Ăn uống thì chạy quanh mân, em phạt không cho ăn thì ông bà lại cầm thìa chạy quanh để cho ăn. Nhiều khi em cảm thấy bất lực, muốn ôm con ở riêng, chồng em thì rất hay mất kiểm soát, hơi tí là cáu và đánh con, nên bạn ấy càng ngày càng bướng thêm, hay ăn vạ, nổi cáu và đánh cả người lớn ạ
BK: Ok em à, anh hỏi em thêm một số câu nha.
H: Dạ, anh ạ
BK: Em hiểu con thích nước, em đã tạo cho con những không gian nào liên quan tới nước rồi
H: Dạ chưa anh ạ
BK: Con thích nhất đồ vật/con vật gì nhỏ nhỏ trong nhà không em?
H: Chị H: Dạ, ô tô nhỏ anh ạ, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy con đều tìm ạ.
BK: Ok em à. Anh có nhiều tin nhắn, nhưng khi nhắn ai anh sẽ nói chuyện vài hôm, em thực hiện theo hướng dẫn khi thấy hợp lí và cập nhật anh nhé.
Đã bao giờ em bảo con đưa ô tô vào tắm chung với bạn ấy chưa?
H: Dạ có anh ạ, nhưng ít, vì em thường đi làm về muộn, thường ông sẽ tắm cho và con là con trai nên thường là ông tắm, cuối tuần thì ba tắm ạ. Nhưng cũng thường tắm nhanh thôi, mọi người không đồng ý cho con nghịch nước ạ. Trước thì trời mùa hè cuối tuần em thường cho con tắm và nghich nước, giờ thì trời lạnh, buồng tắm lại không kín, nên cho tắm nhanh thôi anh ạ
BK: Tức là mình sợ lạnh em nhỉ?
Đã bao giờ em hỏi con: Con có cảm thấy lạnh không? Hỏi bằng một sự quan tâm chân thành ấy?
H: Dạ, chưa anh ạ
BK: Ngô 2020, theo em con biết nóng, biết lạnh, biết cay chưa?
H: Dạ, rồi anh ạ
BK: Khi nói chuyện em cảm thấy ai là người nghe em nhiều nhất?
H: Dạ, bạn Sắn 4,5 tuổi anh ạ
BK: Không anh đang hỏi em cơ?
Chồng em? Bố em, mẹ em, bạn thân nào đó của em? Hay ngay lúc này, em cảm thấy anh đang rất tập trung và nghe em chia sẻ không?
H: Dạ vâng, em chỉ thấy có anh nghe và hiểu em ạ. Ngày nào em cũng nói chuyện với chồng, đừng cáu với con nữa, vì em biết chỉ làm con thêm bướng bỉnh thôi, nhẹ nhàng nói thì con sẽ nghe lời.
BK: Ok em à. Em thấy khi được ai đó nghe, và hiểu mình, em thấy thế nào? Trong lòng em ấy, cứ chia sẻ anh nghe.
H: Như kiểu phao cứu trợ anh ạ. Em thấy vui, mừng vì có thể mình sắp làm được gì cho con rồi.
BK: Ok em à. Em cảm nhận được dù chưa biết thế nào nhưng khi được ai đó nghe, hiểu, bản thân cũng vui đúng không em?
Thêm một việc này, em cảm thấy khi nói mà không nghe, lòng em cũng buồn, cũng khó chịu, cũng bức bí, đúng không em?
H: Dạ vâng anh ạ
BK: Ok em à. Giờ em hiểu được tâm trạng của con rồi đúng không? Em là người lớn, em còn biết nên tìm ai hỗ trợ, tìm ai giãi bày, tìm ai lắng nghe,.. em xem, con có ai ngoài người mẹ, người cha đây. Bạn bè đã giúp được gì chưa?
H: Dạ chưa ạ.
BK: Ok em à
H: Dạ
BK: Vậy phần này:
Chiều nay em sẽ hỏi: Con thích chiếc ô tô đúng không? hai là con thích chơi với nước đúng không?
Em biết hỏi này có tác dụng gì không?
H: Dạ, em chưa hiểu anh ạ
BK: Rõ ràng con thích 2 cái đó. Đúng không em?
Em thử đặt vào vị trí con, khi được hỏi, có phải con sẽ thấy mẹ nghe, cảm nhận, hiểu được mình không?
H: À, em hiểu rồi ạ
BK: Ok em, tiếp. Em nhớ tuổi thơ mình, em có thích nghịch nước không?
H: Dạ có anh ạ. Em rất thích nước, thích tắm mưa, thích bơi, không hề sợ nước, mặc dù đã có nhiều lần suýt đuối nước.
BK: Ok em à. Em thấy khi em được tham gia và vui chơi như thế: -
- Tinh thần em thoải mái
- Em khỏe mạnh không?
H: Dạ có anh ạ
BK: Ok em à. Vậy giờ em có thể quyết tâm CHO PHÉP con chơi, cảm nhận thực tế thời tiết và buông nỗi sợ lạnh khi cần, lắng nghe và hỏi con, thậm chí con ốm vài trận, được chứ em?
H: Dạ vâng được anh ạ
BK: Ok tốt em à. Quyết tâm em nhé. Tiếp
Con có muốn tắm cùng ô tô luôn không? Con vào tắm cho bạn thật sạch, và chơi cùng bạn nhé.
Em thấy có thể nói câu này với con không? Khi em nói, theo em thì con sẽ cảm thấy thế nào?
H: Dạ thích anh ạ. Trước có một dạo, con cũng muốn cầm đồ chơi vào tắm
BK: Thế sao việc đó lại dừng/cấm/cản em nhỉ?
H: Trước nhà em ở Hà Nội ạ, thì tối về em hoặc chồng em tắm giặt cho con, có thể cho con nghịch nước trước khi tắm và tranh thủ làm việc khác. Giờ thì em về quê ở, thời gian tắm cho con không được nhiều, thường tắm thật nhanh để đi làm việc khác anh ạ.
BK: Ok em à. Em có thấy hiện tượng làm việc A cho xong để làm việc B, B cho xong chỉ là để làm việc C.. chứ không phải là làm và cảm nhận việc đang làm, em thấy được không?
Và em thấy khi mọi thứ như thế có vui, có hạnh phúc nổi không?
H: Thật sự là em cảm thấy mệt mỏi anh ạ. Em cảm thấy mình phải chạy đua với thời gian, nhiều khi em cảm thấy áp lực.
BK: Ok em à. Bố Ken hiểu, em đang bị cuốn, và khi cuốn thì đứa trẻ vốn dĩ nó sẽ thấy nó đang không muốn sống như thế, nó muốn được vui, được hạnh phúc… và nó sẽ phản kháng,.. em không dừng cách cũ thì con sẽ càng phản kháng mạnh, con phản kháng là đúng với bản tính của mình, lúc này nếu mẹ tiếp tục đè nặng thì có thể tuổi thơ con bị dập tắt, bản tính của đứa trẻ bị đánh mất.
Ta điều chỉnh chỗ này như sau em nhé:
1: Hãy ghi nhận, thậm chí tạo thêm các điều kiện, không gian,...cho con chơi,..để con được sống như chính con vậy,.. Bố Ken không có nhiều thời gian để nhiều ví dụ, nhưng em có thể lấy hoạt động tắm, nghịch nước và việc đầu tiên nhé.
Như thế con vui, con sẽ không phản kháng nhiều, em đỡ mệt đi.
2: Hai là em ghi lại các đầu công việc mà một ngày em cần làm, cụ thể là chiều nay cần làm những gì, ghi ra, sau đó em loại hoặc giảm đi 3 việc nào đó coi
H: Dạ, vâng ạ.
BK: Ok em, ngoài ra con còn thích gì nữa em?
Hôm nay em cứ thực hiện như thế, để ý, quan sát, ghi nhớ trạng thái/thái độ/phản ứng của con, ghi nhớ trạng thái/thái độ/phản ứng của mình, rồi chia sẽ anh nghe nhé.
Song song, anh chọn cho em 3-5 đầu sách, cố gắng đọc, ta quyết định sinh con rồi, không thể bỏ việc làm mẹ được. Ok em nhỉ?
H: Dạ, vâng anh ạ. Em muốn học hỏi thêm để làm một người mẹ ạ.
BK: Ok em à.
Nuôi dạy bé trai/gái 0-6 tuổi
Nói sao cho trẻ chịu nghe
Người mẹ tốt hơn người thầy tốt
Con chỉ cần mẹ hạnh phúc
Kỉ luật mền của trái tim
Làm cha mẹ tỉnh thức
Có nhiều sách hay, tạm thời anh gửi em tùng này trước nhé.
H: Dạ con rất thích ăn bánh kẹo, nước ngọt anh ạ. Nhưng lại không hợp tác đánh răng, vấn đề này em cũng khá lo lắng anh ạ
BK: Ok em à. Có gì nhớ em cứ ghi ra rồi chia sẻ anh, việc này anh cũng đã trải qua, có hiểu, có cách thức,.. anh chia sẻ mấy hôm tới nhé. Em thực hành rồi cập nhật anh nhé.
H: Dạ vâng anh ạ
BK: Với là liên quan các hành vi: Em có các sách ehon đọc cho con chưa nhỉ?
H: Em chưa anh ạ
BK: Ok em à. Anh tư vấn cho em 1 số truyện nhé. Vì con sẽ thích thông qua các nhận vật nữa em à.
H: Dạ, vâng anh ạ. Em cũng muốn mua, nhưng không biết đầu sách nào hay ạ. Nhà em ba bạn thích đọc sách lắm. Em có nhiều bộ ehon wabooks, nhưng bộ hành vi thì chưa ạ
BK: Ừ em, Wabooks các sách chủ yếu bé nhỏ em à. Để a gửi sách cho em đọc và sách đọc cho con luôn
.
.
.
BK: Hi em, hai ngày qua em áp dụng thế nào rồi.
Em thấy con thế nào? Thấy em thế nào?
H: Dạ, em cảm ơn anh. Em gái em đẻ nên em vào viện chăm mấy hôm anh ạ.
Hôm đầu thì em cho con nghịch nước 30 phút. Sau đó lúc đánh răng con đã hợp tác hơn ạ
BK: Tốt em ạ. Em còn thấy/cảm thấy những gì nữa không?
H: Con thích leo trèo anh ạ, thích đi chân đất
Dạo gần đây con thích chân đất ra ngoài. Nhưng lại đi dép vào nhà
BK: Ok em à. Em quan sát được thế tốt rồi. Trước đây em và gia đình có cho con đi chân đất không?
H: Dạ, con đi chân đất trong nhà thôi anh ạ.
BK: Ok anh hỏi em tiếp nhé
Em hiểu tác dụng của việc trẻ đi chân đất chưa nhỉ?
H: Dạ, em chưa ạ
BK: Thế em có những lo sợ gì khi con đi chân đất
H: Em sợ con chân bẩn đi vào nhà, với lại sợ con dẫm vào gì đó ạ.
BK: Ok em à. Mình sẽ đi sâu vấn đề này để em hiểu thêm nhé.
Tuổi thơ em có được đi chân đất không?
H: Dạ, em có ạ
BK: Em còn nhớ được gì không? em cảm thất mát mẻ, thoải mái và thích không?
H: Vâng, em thích anh ạ
BK: Trẻ em thích đi chân đất. Đi chân đất kích thích hệ thần kinh, giúp tăng khả năng miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật, việc tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến cho xúc giác con phát triển tốt hơn.
Em thử lên google tìm kiếm tác dụng của trẻ đi chân đất xem, nhiều lắm.
Em cấm cản khi em chưa biết tác dụng, em thấy thế nào?
Em cấm cản khi em chưa biết là con thích và tốt cho con, em thấy thế nào?
Giờ theo em nên thế nào?
Suy nghĩ xem trong nhà làm thế nào để con được đi chân trần?
Suy nghĩ xem bên ngoài có chỗ nào đủ an toàn cho con đi chân trần, chẳng nhẽ không có chỗ nào sao?
H: Dạ vâng, có anh ạ
BK: Ok em cứ chia sẽ chân thật, ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của mình và rồi sau sự thấu hiểu ta đi qua nó em nhé.
H: Dạ, sau khi nghe anh nói thì thấy là, con làm gì cũng có nguyên nhân cả, điều làm con thích thú và tốt mà em lại cấm cản, mắng con, em thấy mình ích kỷ quá.
Nhiều lúc em muốn để con tự do nhưng do người khác không muốn, rồi em cũng cấm con luôn.
Em nghĩ mình vẫn phải cố gắng hơn để hiểu con và có thể trở thành một người bạn đồng hành cùng con.
BK: Ok em à. Việc đi chân đất thậm chí với người lớn cũng rất tốt.
Cẩn thận là nên, nhưng cần xem và tạo điều kiện cho con phát triển, nhiều chỗ đi an toàn, đúng không em?
Anh gợi ý em:
- Ồ, con vừa đi chân đất à, con thấy thích không? Con thấy mát và thấy những gì nữa? => Thấu hiểu, tôn trọng, ghi nhận.
Mẹ cũng thử đi xem nhé => Thấu hiểu, khích lệ, đồng hành.
H: Dạ vâng anh ạ, tối em sẽ áp dụng luôn
BK: Nhưng mà chúng ta chỉ đi những chỗ an toàn, không có gai góc, rác thải,.. con nhé? Ví dụ chỗ này, chỗ kia để con tự quan sát và phân định => Lưu ý
Em thấy ok chưa?
H: Dạ, ok anh ạ
BK: Ok em à. Còn nhiều góc nhìn khác mà chúng ta vội vàng, chưa hiểu, sinh ra yêu thương nhưng sai lệch, khiến cái quả nó bị nhiều vết sẹo em à.
Cố gắng em nhé
H: Dạ vâng anh ạ, em cảm ơn anh ạ.
Bạn thân mến,
Sau đấy H cũng nhắn thêm đã ổn, và xin tham gia vào nhóm Cùng con - nơi Bố Ken bóc tách và đồng hành cùng các mẹ một cách sâu sắc.
Hẹn bạn ở bài Coach tiếp theo của khóa 01 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️