Bạn thân mến,
Đây là bài coaching số 11 trong nhóm “2019, 2020, 2021,2022 - Cùng con với Bố Ken” - nơi Bố Ken đồng hành rất sâu sát với các mẹ có con sinh năm 2019,2020,2021,2022. Các bài này được lưu hành nội bộ, tuy nhiên có quá nhiều bài học ở đây nên Bố Ken đã xin phép nhóm public để những người mẹ đang đau đáu vì con, đang bất lực cùng học tập. Bạn đón nhận và nếu chia sẻ thì thông báo cho Bố Ken và team trước nhé.
Sáng Hằng nhắn cho Bố Ken việc vợ chồng đang bất đồng quan điểm về nuôi dạy con, Bố Ken hẹn Hằng tối Coach, đúng 8h30 tối, mình mở một bài nhạc nhẹ quen thuộc và bắt đầu hỗ trợ:
Bố Ken: Ta bắt đầu Hằng nhé, em kể ra đây Bố Ken và các bạn xem lại tình huống của em nhé.
Tình huống: Ví như em hay hỏi Jun là “Jun thích ngủ với bố hay ngủ với mẹ” Bởi vì khi cho Jun ngủ thì em hay nằm ở trên giường còn bố Jun nằm dưới nệm. Bố Jun hay bảo em làm như vậy là toàn dẫn hướng cho con chứ không phải con tự nghĩ ra. Vì vậy em cũng phân vân không biết mình có nên hỏi con như vậy không?
Nhiều lúc em cũng hay ngẫm nghĩ lại xem những gì mình đã làm/đã nói với con là đã đúng chưa? Nhưng cứ nghĩ một mình rồi chẳng có ai trả lời giúp em là em đúng hay em còn sai chỗ nào cả. Nên em cũng hay bị bế tắc. Nhờ BK hỗ trợ.
Bố Ken: BK hỏi vài điều em nha.
Thanh Hằng: Dạ em đang online đây ạ. BK hỏi đi ạ.
Bố Ken: Nếu sau khi BK hướng dẫn, em thấy cách làm mình chưa phù hợp, em sẵn sàng điều chỉnh luôn chứ Hằng nhỉ?
Thanh Hằng: Vâng ạ. Em sẵn sàng điều chỉnh ạ.
Bố Ken: Em thấy sau khi hỏi thế, Jun thường sẽ trả lời sao?
Thanh Hằng: Thường Jun sẽ im lặng không trả lời em BK ạ.
Bố Ken: Thường câu chuyện sẽ đi tiếp thế nào em?
Thanh Hằng: Dù em có hỏi đi hỏi lại vài lần thì Jun cũng không trả lời. Cuối cùng thì em không hỏi Jun nữa. Mà em tự trả lời vậy Jun ngủ với mẹ nhé!
Bố Ken: Như BK cảm thấy thì bố Jun cũng rất thương Jun, thích gần gũi với Jun, đúng không em?
Thanh Hằng: Rồi sau đó em ôm Jun nằm trên giường. Nhưng được một lát thì Jun lại chạy xuống nằm với bố ạ.
Đúng rồi BK ạ. Ở nhà em thì bố chơi với Jun nhiều hơn mẹ. Jun cũng bám bố hơn bám mẹ ạ.
Bố Ken: Bình thường em có quát Jun không?
Thanh Hằng: Dạ không ạ. Em rất hiếm khi quát Jun. Hồi Jun còn nhỏ xíu cũng một vài lần em bực mình quá cũng có quát Jun. Nhưng lâu rồi em không còn quát Jun nữa ạ.
Bố Ken: Chỗ này, em hiểu tại sao Jun im lặng chưa?
Thanh Hằng: Ban đầu em nghĩ là Jun suy nghĩ. Không biết trả lời thế nào. Sau đó em nghĩ lại vì có thể Jun thích ngủ với cả bố lẫn mẹ nên không trả lời câu hỏi đó ạ.
Bố Ken: Em thực sự vui khi thấy Jun chơi với bố không? Em có nỗi sợ chút nào là con xa cách mình không?
Thanh Hằng: Em vui khi Jun chơi với bố. Nhưng có đôi lúc em cũng có hơi sợ rằng sau này con sẽ không thân thiết với mình.
Bố Ken: Từ khi nào em phát hiện ra nỗi sợ ấy Hằng? kiểu tình huống nào và từ thời điểm nào? Và từ đó đến ngày hôm nay thì em thấy nỗi sợ tăng lên, khoảng cách tăng lên, hay là nỗi sợ giảm đi, khoảng cách được cải thiện…
Thanh Hằng: Nói sao nhỉ? Hồi lúc Jun mới sinh. Cứ mỗi lần em bồng con mà con khóc rồi đưa sang bà ngoại bồng Jun lại im không khóc nữa. Thế là em thấy buồn, tủi thân. Em nghĩ: ‘Sao con không thích em?’
Sau này khi được giải toả tâm lý và Jun lớn hơn, thì việc đó không còn nữa. Rồi em cũng hết cái suy nghĩ con không thích mình.
Nhưng nhiều khi em thấy khi có cả bố lẫn mẹ nhưng con lựa chọn chơi với bố mà không phải mẹ nên em cũng có cảm giác đó. “Có phải tại mình khắt khe với con quá nên như vậy không?”
Có lần thì Jun chọn bố ôm Jun mà không phải mẹ ôm. Nhưng thời gian gần đây em không còn suy nghĩ về điều đó nữa BK ạ.
Bố Ken: “Jun thích ngủ với bố hay ngủ với mẹ”
Mục đích câu hỏi này của em là gì Hằng?
Chỉ muốn Jun đi ngủ?
Muốn Jun ngủ với mẹ?
Muốn Jun không ngủ với bố?
Hay còn gì không em?
Thanh Hằng: Em chỉ muốn Jun đi ngủ thôi ạ.
Bố Ken: ok vậy em thấy chồng em nói đúng chưa? cách em hỏi đang mang tính định hướng, và nó có thực sự là vun đắp tình cảm cho con với cả bố mẹ không? Hay làm khó con?
Nữa là nếu các tình huống diễn ra vậy, em có dám hỏi đúng như nó đang diễn ra không? Jun ơi, có phải con thích ngủ với bố không?
Điều này thể hiện rằng:
- Em hỏi theo thói quen, em không chú tâm vào con mà chỉ theo ý của mình để rồi đưa ra một cách thức nói chưa phù hợp.
- Hoặc là suy nghĩ, ý niệm sợ con xa cách mình vẫn còn, thế nên mình dùng cách ấy..
Em hãy cảm nhận điều này xem
Thanh Hằng: Em đã suy nghĩ kỹ lại rồi. Thấy câu hỏi của em chẳng khác nào hỏi con thích bố hay thích mẹ. Giờ có ai hỏi em là “Hằng ơi, em thích bố hơn hay thích mẹ hơn”. Là em em cũng không trả lời được.
Nếu có tình huống diễn ra thì em dám hỏi luôn: “Jun ơi, có phải con thích ngủ với bố không?”.
Em thấy đối với trường hợp của em là do em hỏi theo thói quen, áp dụng câu hỏi lựa chọn không phù hợp, không đúng cách.
Bố Ken: Ok em à.
Nhiều người vô thức hỏi câu giống em, và thực sự làm khó tụi nhỏ, thực sự chính mình là TÁC NHÂN gây nên khoảng cách cho mình và con, hay bố và con...
Trường hợp của em là con bám bố.
Nhưng đa số là con bám mẹ, và khi hỏi thế thì CẮT ĐỨT cơ hội để con kết nối với bố, và sau nhiều lần như thế thì con và bố càng xa cách....cơ hội hàn gắn càng khó, nhiều bố rất yêu thương con nhưng vì câu hỏi của mẹ khiến cho con bị kìm, như kiểu con chỉ được chọn 1...
Hằng và các bạn hiểu chứ nhỉ?
Hãy cảm nhận đúng thực tế, hỏi và lắng nghe thực tế.....
Rồi điều gì tốt cho con, cho cả gia đình thì chúng ta định hướng
Thanh Hằng: Đúng là lúc đấy em chỉ hỏi theo vô thức. Lúc đó có cả bố lẫn mẹ. Nhưng em lại hỏi con chọn đi, con ngủ với ai. Tại sao không phải là ngủ với cả bố cả mẹ mà lại chỉ chọn 1 trong 2.
Thực ra tại thời điểm đó em nghĩ là mình hỏi vậy là đúng rồi còn gì. Cho con sự lựa chọn để con chọn. Ngay lúc đó chồng em đã phản ứng ngay. Không cho em hỏi như thế. Em còn cáu lại chồng nữa. Nhưng sau khi nói chuyện với BK, rồi em nằm em suy nghĩ lại. Thì em thấy mình sai quá sai luôn.
Bố Ken: Một buổi sáng nọ, chị gái BK lên chơi, chị hỏi:
Ken thích ăn sáng gì nào
Ken bảo thích ăn súp lươn
Chị bảo: Mình không có con à, ở nhà chỉ có cơm và bánh mì
Ken cứ đòi thích ăn súp lươn...
Sau rồi bố mới nói chuyện với em, con thích đúng không...
Ở chỗ này BK muốn nói một bài học:
Khi quỹ thời gian chúng ta đủ, chúng ta có thể hỏi con thích ăn gì? và khi con đã nói thì bạn nên CÙNG CON tận hưởng, đừng lý do.
Khi quỹ thời gian chúng ta không cho phép, hiện hữu có gì, chúng ta có thể hỏi luôn: Ngày hôm nay chúng ta có trứng và bánh mì, con thích ăn gì?
Đừng khi nào cũng sử dụng sự lựa chọn
Đừng khi nào cũng hỏi chung chung
Bố Ken: Ok Hằng, em đã xin lỗi chồng chưa?
Thanh Hằng: Dạ em chưa BK ạ
Bố Ken: Ok em biết phải làm gì rồi chứ Hằng nè?
Thanh Hằng: Vâng ạ. Tối nay em sẽ xin lỗi chồng em ạ. Mình cứ dạy con là sai thì phải biết xin lỗi. Mà khi mình sai mình lại quên mất việc đó.
Bố Ken: Ok em à. Xin lỗi cần đặt tâm vào. BK đã hướng dẫn để Trâm tỏ một thái độ xin lỗi thực sự... cái kết là chồng rất xúc động.
Hằng áp dụng, vun đắp cho sự kết nối của con với cả bố, cả mẹ em nhé, chia sẻ lại cho BK nghe thành quả nha.
Thanh Hằng: Vâng ạ.
Bạn thân mến,
Bố Ken hiểu bạn rất yêu con, bạn rất thương con, minh chứng là bạn đã có mặt ở đây và đọc đến dòng cuối cùng này. Thế nên Bố Ken và team đã hỗ trợ tỉ mỉ copy toàn bộ nội dung buổi Coaching để bạn thuận lợi trong việc học và thực hành, mong bạn có thật nhiều kiến thức, năng lực để không bị nỗi sợ hãi mà mình tưởng là, cho là kìm hãm niềm hạnh phúc, sự phát triển của con, của chính mình. Mỗi người đều tự nhận ra bài học cho riêng mình, muốn thực hành được bước 1 là TỰ VIẾT RA, bạn cũng thế, bạn cảm thấy thế nào, học được điều gì bạn viết ra nhé!
Hẹn bạn ở bài Coach số 12 của khóa 01 nhé, tất nhiên:
- Nếu bạn muốn tham gia chương trình Coaching "Cùng con với Bố Ken” để được bóc tách, thấu hiểu, đồng hành một cách sát sao, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự phát triển, để chính bạn, gia đình cũng trở nên hạnh phúc và sâu sắc hơn như các thành viên trong cộng đồng này…. hãy gửi tin nhắn đến số zalo 0705232999 để đăng ký (lưu ý: bé còn kịp chúng ta đăng ký sớm, mỗi năm Bố Ken chỉ tổ chức khoảng 2 chương trình, mỗi chương trình khoảng 150 thành viên)
- Nếu bạn thấy những bài Coaching này hữu ích cho hành trình làm mẹ, phát triển/tu dưỡng bản thân mình, hãy chia sẻ và giới thiệu cho những người thân yêu của chúng ta trong cộng đồng. Bạn cũng có thể tùy tâm đóng góp một ít để Bố Ken và đội ngũ có ngân sách duy trì web/kênh cũng như cập nhật nhiều bài Coaching mới lên nữa ở mục Giáo Dục Tỉnh Thức. Điều đó không bắt buộc và tùy vào khởi nguyện của bạn.
Đóng theo lần hoặc theo năm và đọc cả đời
Nguyen Dinh Hieu
678223999 - VPBank
Nội dung: Cam on cac bai coaching
Thân gửi
Bố Ken ✍️